Chú thích giải nghĩa có vị trí rất quan trọng để hiểu tác phẩm, bởi nó hướng đến đối tượng là giáo viên và học sinh. Do đó việc chú thích giải nghĩa các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố rõ ràng, chính xác sẽ giúp giáo viên và học sinh nắm được tác phẩm một cách toàn diện hơn, cũng như nắm được ý đồ tư tưởng, nghệ thuật mà tác giả gửi gắm trong đó.
65
- Sách sau cải cách có những từ chú thích được giải nghĩa mà sách trước cải cách không có:
Ví dụ 1: Năm 1913, sau vụ ném tạc đạn khách sạn Hà Nội do Việt Nam Quang phục hội bố trí, Phan Bội Châu bấy giờ đang hoạt động ở Trung Quốc đã bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt.
Ví dụ 2: Tôn sùng: Kính trọng đến mức sùng bái
Ví dụ 3: Hào Hiệp: Có nghĩa khí dũng cảm và tính cách hào phóng
Ví dụ 4: Tự trị: Tự mình cai quản, điều khiển lấy. Ở đây là quyền chính trị của một quốc gia
Ví dụ 5: Phục thù: Trả thù
Ví dụ 6: Guy-xta-vơ, A-lếch-xăng, A-ri-xtít, An-be, Pôn và Lê-ông: Tên những người đã từng phản bộ lí tưởng để được quyền cao, chức trọng.
(Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu, Ngữ Văn 7 tập hai) Ví dụ 7: Đoạn tuyệt: Cắt đứt
- Hoặc trong sách cũ có giải thích nhưng sách mới giải thích thêm nghĩa Ví dụ 1:
+ Sách Văn học (trước cải cách):: Người phiên dịch (ngôn: lời nói, nói) (Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu, Văn học 8 tập II) + Sách Ngữ văn (sau cải cách): Thông ngôn: Phiên dịch miệng – Người phiên dịch (ngôn: lời nói, nói)
(Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu, Ngữ Văn 7, tập II) Ví dụ 2:
+ Sách Văn học (trước cải cách): Đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm: Ngày xưa làm quan được ban ấn (con dấu của vua) và áo gấm (áo quan to hay mặc).
(Chuyện người con gái Nam Xương, Văn học 9 tập I) + Sách Ngữ văn (sau cải cách): Đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm: ý nói được làm quan to, được ban ấn (con dấu vua ban) và áo may bằng gấm quý.
66
- Thêm nhiều chú thích mới trong cùng câu chuyện ở sách sau cải cách so sánh với sách trước cải cách.
+ Gia Lâm: huyện ở phí nam tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc Hà Nội.
+ Bắc Ninh: tỉnh ở phía bắc Hà Nội, tỉnh lị Bắc Ninh cách Hà Nội khoảng 30 km.
+ Chợ Dầu: làng thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, có tên chữ là Phù Lưu. Làng Phù Lưu nổi tiếng về sự sầm uất, trù phú, đường làng lát toàn đá xanh.
+ Việt gian: từ để chỉ những kẻ là người Việt Nam nhưng theo giặc, chống lại Tổ quốc.
+ Tinh thần: ở đây là cách nói tắt, chỉ tinh thần hăng hái kháng chiến.
+ Đài, Nhã Nam, Bố Hạ, Cao Thượng: những địa danh thuộc tỉnh Bắc Giang, đều là những nơi thuộc vùng trung du hay vùng rừng núi.
+ Truất ngôi, trừ ngoại: truất khỏi ngôi thứ trong làng xã, không được tham dự vào mọi hoạt động chung ở đình làng. Đây là một hình phạt nặng với những người dân ở làng quê xưa.
+ Cải chính: sửa lại, nói lại cho đúng sự thật.
(Làng, Ngữ văn 9 tập I) - Giải thích chưa chính xác
Ví dụ: Trượng: đơn vị đo độ dài xưa (khoảng 1,7m)
(Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Ngữ Văn 9, tập I) Theo các từ điển của Trung Quốc như Từ điển tiếng Hán hiện đại, Từ điển Từ Hải, Từ điển Từ nguyên thì “trượng” là đơn vị đo độ dài xưa. Một trượng dài 3,33m chứ không phải là 1,7m.
- Giải thích sai lệch từ loại vốn có của từ ngữ
Ví dụ: “Truyền kỳ mạn lục: Ghi chép tản mạn những điều lạ cần được lưu truyền”
67
Thật ra, theo các từ điển Trung Quốc thì Truyền kì mạn lục nghĩa như sau: Truyền: lưu truyền; kỳ: câu chuyện kỳ lạ. Tuyền kỳ: những câu chuyện kỳ lạ lưu truyền trong dân gian. Mạn: tản mạn, rời rạc; lục: quyển sách ghi chép. Mạn lục: Quyển sách ghi chép tản mạn. Truyền kỳ mạn lục: Quyển sách ghi chép tản mạn về những cau chuyện kỳ lạ lưu truyền trong dân gian.