a) So sánh phần Văn học lớp 9 trước cải cách và phần Văn học trong sách Ngữ văn lớp 9 sau cải cách (xem phần Phụ lục):
Nhận xét: - Khung chương trình Văn học 9 (trước cải cách) được bố trí dạy trong 02 học kỳ phân bổ ở Văn học 9 tập I và Văn học 9 tập hai (Văn học 9 tập I và Văn học 9 tập II).
+ Nội dung chương trình ở Văn học 9 tập I như sau: “Bài 1: Mấy vấn đề sơ lược về văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, gồm 27 bài, trong đó có 4 truyện và 23 bài thơ, và 19 bài đọc thêm.
+ Nội dung chương trình ở Văn học 9 tập II như sau: “Phần một: Văn học Việt Nam, gồm 3 truyện: “Làng”, “Lặng lẽ Sa Pa” và “Bức tranh”; 5 bài thơ: “Đống chí”, “Đoàn thuyền đánh cá”, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, “Viếng lăng Bác”, “Mùa xuân nho nhỏ”; Có 2 bài về: Mấy nét khái quát về văn học Việt Nam (Bài 9), Ôn tập phần văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng tam 1945 (Bài 10), và 03 bài đọc thêm. Phần hai: Văn học nước ngoài, gồm: có 9 bài trong đó: 01 truyện “Người thầy đầu tiên”; 06 bài thơ và 2 bài về ôn tập.
- Khung chương trình Văn học ở Ngữ Văn 9 (sau cải cách) cũng được bố trí dạy trong 02 học kỳ, ở Ngữ Văn 9 tập I và Ngữ Văn 9 tập hai (Ngữ Văn 9 tập I) và (Ngữ Văn 9 tập hai).
Tuy nhiên, khung chương trình Văn học của Ngữ Văn 9 tập I và Ngữ Văn 9 tập II đều được soạn thảo rất khác so với khung chương trình Văn học của Văn học 9 tập I và Văn học 9 tập II (xem chương trình).
+ Nhìn chung, khung chương trình Văn học 9 (trước cải cách) như trên phần nào đã nói, được soạn thảo dạy cho học sinh ở cả 02 học kỳ, học kỳ I: Mấy vấn đề sơ lược về văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, Sơ lược về một số thể loại văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, học kỳ II: Văn học Việt Nam
39
từ sau cách mạng tháng tám 1945, Mấy nét khái quát về văn học Việt Nam, Ôn tập văn học nước ngoài , Sơ lược một số khái niệm lí luận về tác phẩm văn học. Giúp học sinh hiểu được văn học Việt Nam chia từng giai đoạn và văn học Nước ngoài.
Qua đây, có thể nói, chương trình Văn học ở Văn học 9 (trước cải cách) có tính sư phạm và khoa học, phân chia tương đối rành mạch, cụ thể và phong phú về nội dung nên học sinh chắc dễ tiếp thu và học tập được nhiều và nắm được tiến trình lịch sử của vấn đề.
+ Ở khung chương trình Văn học của Ngữ Văn 9, sách sau cải cách thì khác. Chương trình về Văn học ở học kỳ I trong Ngữ Văn 9 tập I (Ngữ Văn 9 tập I), gồm có 17 bài cả thảy, được soạn thảo trong 16 bài, và cũng hoàn toàn không phân loại và phân kỳ theo lịch sử của vấn đề như trong sách giáo khoa Văn học 9, trước cải cách.
Về Văn học dân gian trong tổng số 47 truyện chỉ có khoảng 10 truyện giống nhau giữa 2 khung chương trình của sách giáo khoa trước và sau cải cách (Văn học 9 và Ngữ Văn 9) – Đó là các truyện: “Con rồng cháu tiên; Sơn tinh Thủy tinh; Thánh Gióng; Sự tích Hồ Gươm; Bánh chưng, bánh giày; Sọ Dừa; Em bé thong minh; Thày bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, tay, tai, mũi, miệng”.
+ Tuy nhiên, cái khác ở đây lại có “Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)”, gồm 02 phần: “I. TÌm hiểu ở nhà: Có nội dung vắn tắt như: - Hãy tìm hiểu, quê hương nơi mình đang sinh sống có các thể loại truyện như đã học mà
thể hiện rõ màu sắc địa phương…, Những truyện dân gian địa phương ấy giống và
khác gì với những truyện dân gian đã học; Ở địa phương còn có các sinh hoạt Văn học dân gian nào khác (chọi gà, chọi trâu, chơi đu, đấu vật, hát quan họ, v.v…). Cuối cùng, mỗi học sinh sẽ phải tập kể lại 01 truyện hoặc tập giới thiệu một trò chơi địa phương trước lớp. II. Hoạt động trên lớp: Trao đổi nhóm; Lựa chọn nội dung sẽ trình bày trước lớp: Kể miệng; đọc truyện đã sưu tầm được; giới thiệu hoặc biểu diễn trò chơi dân gian địa phương mà mình yêu thích, v.v… Đây là một dạng trình bày có chọn lọc rất hữu ích với học sinh Trung học cơ sở vì tính giáo dục qua thực tiễn, nhưng thực sự phải được thực hiện một cách nghiêm túc và phải được tổng kết
40
đúng đắn, rút ra được những ưu khuyết điểm nhất định để hoàn thiện và tiếp tục chương trình.
b) So sánh phần Tiếng Việt lớp 9 trước cải cách và phần Tiếng Việt trong sách Ngữ văn lớp 9 sau cải cách (xem phần Phụ lục):
Nhận xét: - Về nội dung cấu tạo bài học của phần Tiếng Việt (Ngữ Văn 9) so với tiếng Việt 9.
- Về cách chia tập, khác với sách tiếng Việt lớp 6, lớp 7 có hai tập, thì sách Tiếng Việt lớp 8 và lớp 9 chỉ có 1 tập duy nhất. Tuy nhiên sách Ngữ Văn 9 (sau cải cách) chia làm 02 tập (Ngữ Văn 9 tập I và Ngữ Văn 9 tập II) và đương nhiên phần tiếng Việt cũng có trong Ngữ Văn 9 tập I và Ngữ Văn 9 tập II.
- Cách đặt tên bài: Ở sách Ngữ văn 9 (sau cải cách), phần tiếng Việt được đặt theo từng bài như: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4…. Mà phần tiếng Việt chỉ là những tiết học xen kẽ trong từng bài. Còn sách tiếng Việt 8 (trước cải cách) lại được sắp xếp theo từng tiết như: Tiết 1, tiết 2, tiết 3, tiết 4… và dạy hoàn toàn độc lập với sách Văn học, và Tập làm văn. Trong đó nội dung chương trình dạy cũng hoàn toàn khác: Sách Ngữ văn 9 (sau cải cách) dạy theo hướng “tích hợp”, nội dung phần tiếng Việt được lấy từ bài văn học, còn sách tiếng Việt 9 (trước cải cách) nội dung chương trình dạy hoàn toàn độc lập với phần văn học.
- Ngữ Văn 9 tập I, tập II (sau cải cách - phần tiếng Việt) và tiếng Việt 9 (trước cải cách) không có phần nào giống nhau.
c) So sánh phần Tập làm văn lớp9 trước cải cách và phần Tập làm văn trong sách Ngữ văn lớp 9 sau cải cách (xem phần Phụ lục):
Nhận xét: - Sách giáo khoa (SGK) trước cải cách, lớp 9 Trung học cơ sở cũng vậy, chỉ có một bộ khung chương trình về Tập làm văn – Tập làm văn 9, gồm các nội dung:
Chương I: Bình luận; Chương II: Phân tích tác phẩm; Chương III: Báo cáo - Trong khi đó, chương trình Tập làm văn ở Ngữ Văn 9 (sau cải cách) được dạy trong hai học kỳ ở hai sách giáo khoa: Ngữ Văn 9 tập I và Ngữ Văn 9 tập II.
41
Ở Ngữ Văn 9 tập I, chương trình Tập làm văn học sinh được học lý thuyết và thực hành về Văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. Ngữ Văn 9 tập II học sinh lại được tiếp cận với văn bản Hợp đồng; Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
Khung chương trình trên cho thấy sách Tập làm văn 9 (trước cải cách) và Ngữ văn (phần Tập làm văn – sau cải cách) không có bài nào giống nhau.