Mẫu phiếu phỏng vấn :
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Chương trình dạy học gần như thay đổi các bài cả trong 3 phân bài: Văn học (bỏ bài cũ, thêm bài mới), Tiếng Việt (đảo lộn các bài của sách lớp dưới đưa lên lớp trên và ngược lại), Tập làm văn, có dễ trong soạn giáo án, giảng dạy (thiếu tiết, thừa tiết và có hết nội dung hay không, nếu cần thì cần thêm bao nhiêu thời gian) và khó khăn gì hay không?
Trả lời: Phần văn học Trung đại (thơ Đường) ở lớp 9 chuyển xuống lớp 7 là quá tầm học sinh gây khó khăn cho quá trình giảng dạy của giáo viên và tiếp thu bài của học sinh. Ví dụ: bài thơ “hồi hương ngẫu thư” của Hạ Chi Chương – nội dung
89
bài quá tầm cảm nhận của học sinh, thời lượng chỉ có 01 tiết mà cần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ,… tìm hiểu văn bản,… là không đủ thời lượng.
Phần Văn lớp 9, Văn bản quá nặng. Nhiều bài không đủ thời lượng. Ví dụ: Tiết “Truyện Kiều – Nguyễn Du” (01 tiết); bài “Đoàn thuyền đánh cá” (01 tiết); … với những bài này cần tăng thời lượng lên 02 tiết. Trong khi đó, tuần 35,36 bố trí 05 tiết chỉ gồm 02 bài là quá thừa thời gian.
2. Chương trình theo hướng “tích hợp” dễ dạy hay khó dạy và cụ thể ở phần nào? Thời gian phân tiết cho việc giảng dạy có thích hợp không? (đối với giáo viên trẻ).
Trả lời: Việc tích hợp ba phân bài khá rõ ở lớp 6, 7, 8 lên lớp 9 thì việc tích hợp không thể hiện rõ. Thậm chí nhiều bài không hề thể hiện sự tích hợp. Ví dụ: bài 27, bài 28, bài 30,…
Chương trình “tích hợp” nhìn chung là dễ dạy. Bởi giữa ba phần Văn học – Tiếng Việt – Tập làm văn có sự hỗ trợ lẫn nhau về kiến thức.
3. Thầy cô có khó khăn gì không trong quá trình giảng dạy những chú giải, chú thích trong từng bài học? Những ý kiến riêng của thầy cô về phần này?
Trả lời : Phần chú giải trong mỗi bài học nhìn chung là thích hợp. Tuy nhiên ở một số bài phần chú giải chưa đầy đủ nên chú trọng chú giải những từ cổ, từ mang khái niệm trừu tượng.
4. Ý kiến khác?
Trả lời : Cần chọn những văn bản phù hợp với tầm nhận thức và tình cảm của học sinh ngày nay. Các tác phẩm vừa mang tính văn học vừa có tác dụng giáo dục về lối sống của thế hệ trẻ. Sách mới có nhiều ưu điểm ví dụ: Bảng tra yếu tố Hán Việt giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ nếu quên có thể tự tra mà không cần phải hỏi bạn hỏi cô (nếu ngại) hoặc phần kiến thức bổ trợ về chương trình địa phương, giúp các em hiểu được quê hương cũng như dễ dàng so sánh với từ ngữ toàn dân.
PHẦN THÔNG TIN BẢN THÂN
1. Họ tên thầy cô: Phạm Thị Dung
90 Kinh nghiệm dạy (tính theo năm): 19 năm Hôm nay là ngày: 13 tháng 04 năm 2012
Kết quả phỏng vấn:
Theo ý kiến của cô giáo Phạm Thị Dung có kinh nghiệm dạy 19 năm bài Ngữ văn, chương trình theo hướng “tích hợp” phù hợp với học sinh cũng như giáo viên trong quá trình giảng dạy và học tập. Bởi giữa ba phân bài trên có sự hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên việc phân bài ở lớp 6, 7, 8 rõ ràng hơn còn lớp 9 chưa rõ ràng, thiếu thời lượng dạy. Các văn bản thuộc thơ Đường sách sau cải cách đã chuyển xuống lớp 7 là quá sức học đối với học sinh. Chú giải trong sách dễ hiểu, thích hợp, tuy nhiên vẫn còn chưa đầy đủ và nên chú trọng giải thích những từ cổ, từ mang khái niệm trừu tượng.
Chương trình sách sau cải cách có nhiều ưu điểm như Bảng tra yếu tố Hán Việt, chương trình địa phương, có sự chọn lọc như bỏ văn bản không phù hợp xã hội, tâm sinh lí học sinh, và đưa văn bản phù hợp vào dạy.