Thay bài trong cùng chủ điểm

Một phần của tài liệu Nhận xét sách giáo khoa ngữ văn các lớp 6,7,8,9 năm học 2008 - 2009 ( Phần văn xuôi (Trang 84)

3.5.1 Thay đổi hợp lý

Bài “Tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh ở sách Văn học 8 tập I (trước cải cách) chỉ là bài đọc thêm, tuy nhiên ở sách Ngữ văn 8 tập I (sau cải cách) đã được tác giả biên soạn thành bài học chính và sắp xếp ở ngay bài học đầu tiên. Sự sắp xếp này phù hợp với tâm lí học sinh và xã hội hiện nay lấy học sinh là trung tâm.

Ngoài ra còn có rất nhiều bài trong sách Ngữ Văn (sau cải cách) Trung học cơ sở đã bị bỏ hoàn toàn so với Văn học (trước cải cách).

Ví dụ:

+ Lớp 6 như bài: “1. Thần trụ trời; 2. Đi san mặt đất”; “Bài:1. Sự tích dưa

hấu; 2. Sự tích trầu cau” ; Bài “Mẹ vắng nhà”, Bài “Chú bé Tí hon”…

+ Lớp 7 có bài: Văn học 7 (trước cải cách): Bài “Chiếc lược ngà”, Bài “Cây bút thần”; Bài “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”; Bài “Con chó bấc”…

+ Lớp 8: Bài “Con có thương thầy, thương u…”; Bài “Đồng hào có ma”; Bài “Luy-xer-nơ”; Bài “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”,…

+ Lớp 9: Bài “Bức tranh”; Bài “Truyền kì mạn lục”; Bài “Người thầy đầu tiên”

- Ngoài ra còn có rất nhiều bài trong sách Ngữ Văn (sau cải cách) Trung học cơ sở đã được thêm so với Văn học (trước cải cách).

+ Lớp 6: Bài “Sông nước Cà Mau”; Bài “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”; Bài “Mẹ hiền dạy con”; Bài “Con hổ có nghĩa”; Bài “Bức tranh của em gái”; Bài “Vượt thác”; Bài “Lòng yêu nước”; Bài “Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử”,…

+ Lớp 7: Bài “Cuộc chia tay của những con búp bê”; “Một thứ quà của lúa non: Cốm”; Bài “Sài Gòn tôi yêu”; Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”,…

+ Lớp 8: Bài “Ôn dịch, thuốc lá”; Bài “Bài toán dân số”; Bài “Bàn luận về phép học”; Bài “Thuế máu”, Bài “Đi bộ ngao du “…

81

+ Lớp 9: Bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”; Bài “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”; Bài “Bàn về đọc sách”; Bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, …

3.5.2 Thay đổi không hợp lý

Ở Lớp 7 có bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” là quá sức hiểu của các em đối với ý nghĩa xã hội và nhân văn của câu chuyện, dù giáo viên có giảng giải chi tiết đến mấy thì độ tuổi các em cũng chưa thể hiểu hết được. Hơn nữa theo quan sát thường giáo viên không đủ thời gian cho việc giải thích thêm tình tiết theo ý nghĩa của vấn đề. Câu chuyện chỉ là ẩn dụ mà thực ra đây là vấn đề tâm lí xã hội vì vậy nếu đưa vào để dạy cho học sinh Trung học cơ sở thì học sinh cũng chỉ hiểu rất sơ sài chứ chưa đủ sức để hiểu sâu xa, có nên chăng đưa vào cho học sinh lớp 9 học? Bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” các em học cũng được nhưng hơi sớm, nếu để lên lớp 11 và 12 ý nghĩa bài học sẽ là đòn bẩy giúp các em có ý chí học cao hơn nữa.

3.6 Tiểu kết

Qua phân tích ở trên cho thấy sách mới (sách sau cải cách) có thay đổi về bài học, cấu trúc bài học và cách đặt tên mục của cấu trúc bài học, dạng câu hỏi so với sách cũ (sách trước cải cách). Bài học có những bài bỏ hẳn không dạy trong cùng một lớp hoặc không dạy trong bất kỳ một lớp nào cả, nhưng có những bài bỏ dạy ở lớp này nhưng lại dạy ở lớp khác. Tuy nhiên hầu hết những bài này đều đã được sửa đổi. Có bài sửa ít, chỉ là thay đổi dấu câu, tách đoạn văn nhưng có những bài bỏ hẳn đoạn văn. Việc thay đổi này nhằm giúp cho bài học ngắn gọn, mạch lạc và chính xác hơn.

Ngoài ra sách sau cải cách còn thêm rất nhiều bài mới với mục đích giúp các em dần hiều được xã hội ngày nay (công nghiệp hóa – hiện đại hóa). Vì sách giáo khoa là công cụ quan trọng để đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước cũng rất cần thay đổi cho phù hợp với tình hình mới, cập nhật kiến thức, thông tin của xã hội hiện đại. Tuy việc cải cách, sửa đổi và thêm bớt từ sách cũ sang sách mới là điều quan trọng để phù hợp với xã hội cũng như tâm lí học sinh hiện nay, nhưng

82

nếu có cái hay cái đẹp cái tốt người biên soạn nên giữ lại vẫn tiếp tục để học sinh được học chúng. Có như vậy sách mới có tính giáo dục mà lại hấp dẫn và gây được hứng thú cho học sinh, đồng thời cũng kế thừa được lịch sử trong từng bài học.

83

CHƯƠNG 4:

CÂU HỎI PHỎNG VẤN VỀ SÁCH GIÁO KHOA 6, 7, 8, 9 NĂM HỌC 2008-2009

So với trước đây, chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn ở Trung học cơ sở hiện nay đã có một số đổi mới đáng kể như tích hợp các nội dung dạy học Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn vào một chỉnh thể, không dạy các tác phẩm văn học theo trình tự thời gian mà theo thể loại đưa vào chương trình cả những văn bản phi hư cấu và chú trọng đến hoạt động đọc hiểu văn bản.

Trong chương trình sách sau cải cách, sách Ngữ văn mang tính cập nhật hơn, gắn với thực tế cuộc sống hơn. Về số lượng bài học cũng được giảm tải đáng kể và được chọn lọc để phù hợp với xã hội hiện nay, phù hợp với tâm lí các em hiện nay. Cấu trúc bài giảng cũng được thay đổi,… và cả những chú thích, có chú thích được bị bỏ không giải thích nữa và có những chú thích được thêm mới.

Dựa vào những thay đổi mà sách sau cải cách khác với sách trước cải cách, chúng tôi tiến hành một số câu hỏi đối với giáo viên và học sinh. Chúng tôi đã tiến hành phát mẫu phiếu phỏng vấn các lớp 6, 7, 8, 9 và giáo viên dạy bài Ngữ văn các lớp 6, 7, 8, 9. Nội dung phiếu phỏng vấn đối với giáo viên bao gồm, Trả lời câu hỏi; phần câu hỏi (có phần câu hỏi chung đối với giáo viên dạy cho tất cả các lớp 6, 7, 8, 9, tiếp theo là phần câu hỏi riêng cho từng lớp và cuối cùng là ý kiến riêng của từng cô cho từng lớp đối với chương trình sách sau cải cách); Phần thông tin bản thân (chúng tôi yêu cầu giáo viên giới thiệu về họ tên thầy cô, trường, kinh nghiệm dạy (tính theo năm) và ngày làm phiếu phỏng vấn). Còn mẫu phiếu học sinh gồm có: Trả lời câu hỏi; phần câu hỏi (bao gồm câu hỏi chung về một vấn đề đổi mới trong nội dung chương trình bài học ở tất cả các lớp 6, 7, 8, 9 và câu hỏi riêng cho từng lớp; Thông tin bản thân học sinh (chúng tôi yêu cầu học sinh giới thiệu họ tên, giới tính, trường, lớp và ngày làm phiếu phỏng vấn).

Đối tượng chúng tôi phỏng vấn là giáo viên và học sinh trường Trung học cơ sở Vũ Lễ - trường công lập có chất lượng đào tạo khá ở tỉnh Thái Bình.

84

Một phần của tài liệu Nhận xét sách giáo khoa ngữ văn các lớp 6,7,8,9 năm học 2008 - 2009 ( Phần văn xuôi (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)