a) Từ Hán Việt
Trong chương trình Trung học cơ sở, sách Ngữ Văn đã cung cấp cho học sinh một vốn từ ngữ rất cơ bản, những từ ngữ mang ý nghĩa tích cực trong đó đa số là từ thuần Việt, ngoài ra còn có các từ Hán Việt và từ Ấn Âu. Đặc biệt những từ ngữ Hán Việt trong hệ thống sách giáo khoa ngữ văn phổ thông đặt ra những vấn đề cần phải quan tâm đúng mức, không thể coi nhẹ. Theo khảo sát và thống kê của Lê Anh Tuấn, Trần Đại Vinh, Nguyễn Trọng Khánh... số lượng từ Hán Việt xuất hiện trong sách Ngữ văn ở các lớp thuộc Trung học cơ sở khá đồng đều. Tỷ lệ từ HánViệt ở mức cao được sử dụng trong một lớp phổ thông trên dưới hai ngàn lần. Ngay trong một lớp, cùng một tập sách, chúng cũng được sử dụng dàn đều trong các bài. Một điều dễ nhận thấy là số lượng từ Hán Việt ở các bài văn xuôi nhiều hơn so với văn vần; trong các tác phẩm văn học nước ngoài (qua dịch thuật) nhiều hơn trong các tác phẩm văn học Việt Nam. Đặc biệt có những bài tới 300 từ Hán Việt
xuất hiện 426 lần. Bài Dế mèn phiêu lưu ký (Ngữ văn 6, tập I) có 372 từ Hán Việt,
xuất hiện 489 lần [42; 43].
Tuy nhiên để khảo sát tình hình sử dụng từ Hán Việt trong các bài văn xuôi sách Ngữ Văn Trung học cơ sở, chúng tôi dựa vào quan niệm về loại từ này của sách “Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt” của Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến:
Từ Hán Việt là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn hai, mà người Việt đã đọc âm chuẩn (Trường An) của chúng theo hệ thống ngữ âm của mình. Cách đọc đó được duy trì (với những biến đổi ít nhiều) cho đến tận ngày nay. Tên gọi từ Hán Việt còn bao gồm cả những từ vốn không phải là gốc Hán, mà do người Hán mượn một ngôn ngữ khác, rồi người Việt vay mượn lại và đọc theo âm Hán Việt như các từ Hán Việt khác. Bên cạnh đó, những từ do người Việt tạo ra nhưng sử dụng yếu tố cấu tạo có nguồn gốc Hán thì cũng được gọi là từ Hán Việt.
Trong các sách Ngữ Văn lớp 6, 7, 8, 9 đều có Bảng tra yếu tố Hán Việt ở cuối trang sách trong phần Phụ Lục ở tập II của các lớp.
48 Ví dụ:
BẢNG TRA CỨU YẾU TỐ HÁN VIỆT
Thứ tự
Yếu tố Hán Việt
Bài Nghĩa Từ chứa yếu tố Hán Việt
1 Biệt 22 Xa cách nhau Tạm biệt, tiễn biệt (bài 14), từ biệt (bài 1), vĩnh biệt…
2 Cần 15 Siêng năng, chăm chỉ Cần cù, cần kiệm, cần lao, cần mẫn, chuyên cần…
3 Cầu 3 Tìm kiếm, xin
Cầu an, cầu cứu, cầu hiền, cầu hôn, cầu khẩn, cầu
nguyện, cầu toàn…
4 Chí 10 Nhất, rất, hết sức Chí công vô tư, chí hiếu, chí lí, (lấy) chí nhân, chí tình…
5 Chiến 27 Đánh nhau
Chiến đâu (bài 26), chiến lợi phẩm, chiến mã (bài 27),
chiến thắng, chiến tranh (bài 27), kháng chiến…
6 Chứng 29 Bằng chứng
Chứng cứ, chứng nhân, chứng từ, dẫn chứng, nhân chứng
(bài 29), tang chứng…
7 Cổ 21 Xưa
Cổ đại, cổ kính (bài 26), cổ thi, cổ thụ, cổ tích, (bài 5-> bài 8), cổ truyền, cổ văn, khảo cổ…
8 Cố 22 Cũ
Cố đô, cố hương, cố nhân, cố tật, cố tri, ôn cố tri tân (ôn cũ biết mới)
9 Cung 1 Nơi ở của vua chúa
Hoàng cung (bài 6, bài 7), thủy cung, cung điện (bài 8, bài 9), cung đình, cung nữ, cung phi,…
10 Dị 5đ.t Khác
Dị bản (bài 5, đ.t) , dị dạng, dị nghị, dị ứng, biến dị , đại đồng tiểu dị (nét lớn thì giống nhau, chỉ khác ở chi tiết…)
11 Du 29 Đi chơi
Du khách (bài 29), du lịch (bài 29, bài 31), du ngoạn, ngao
du…
12 Địa 15 Đất
Địa bàn, địa chất, địa chủ (bài 8), địa đạo, địa hình, địa lợi (hình thế đất có lợi cho việc dùng binh), địa phương (bài 19), địa thế, nghĩa địa…
13 Đồng 20 Cùng nhau; giống nhau
Đồng bào, đồng cảm, đồng chí (bài 24), đồng dạng, đồng
49
phục, đồng thanh (bài 22)…
14 Gia 5 Nhà
Gia cảnh, gia cầm, gia chánh, gia giáo, gia nhân, gia phả,
gia quyến, gia tài (bài 6), gia truyền…
15 Giả 2 Kẻ, người Dịch giả, kí giả, sứ giả, tác giả…
16 Giáo 15 Dạy Giáo án, giáo dục, giáo khoa, giáo sư…
17 Hoài 27 Nhớ Hoài cổ, hoài thương, hoài niệm, hoài vọng, cảm hoài…
18 Hoàng 6,8 Vua
Hoàng cung, hoàng đế, hoàng gia (bài 31), hoàng hậu,
hoàng thượng, hoàng tộc, hoàng tử (bài 6, bài 8), nữ
hoàng (bài 9)
19 Hôn 3 Lấy vợ, lấy chồng
Hôn lễ, hôn nhân (bài 14), hôn thú, cầu hôn, kết hôn, tảo
hôn, thành hôn,…
20 Hùng 18 Mạnh
Hùng cường, hùng dũng, hùng hồn, hùng tráng, hùng
vĩ…
21 Khả 27 Đáng, có thể Khả ái, khả dĩ, khả nghi, khả ố, khả thi….
22 Khảo 20
Điều tra, tìm tòi, nghiên cứu, đánh giá hơn kém
chung khảo, giám khảo, phúc khảo, tra khảo, khảo cổ,
khảo cứu…
23 Không 29 Bầu trời
Không chiến, không gian, không khí, không lực, không
vận…
24 Khởi 29 Bắt đầu
Khởi binh (bài 4), khởi công, vạn sự khởi đầu nan (mọi việc lúc bắt đầu làm đều khó), khởi điểm, khởi động, khởi
hành, khởi xướng…
25 Kì 31 Lạ
Kì ảo, kì công, kì diệu, đệ nhất kì quan (bài 31), kì tài, kì
tích, kì vĩ…
26 Kí 30 Nhớ, ghi
Kí giả, kí hiệu, kí sự, kí ức, bút kí, hồi kí, nhật kí (bài 27), phiêu lưu kí (bài 18)…
27 Mãnh 21,27 Mạnh, dữ Mãnh hổ, mãnh liệt, mãnh lực, mãnh thú, dũng mãnh…
28 Mĩ 14 Đẹp
Mĩ dục, mĩ lệ, mĩ nghệ, mĩ nhân, mĩ quan, mĩ thuật, mĩ
50
29 Minh 4 Sáng
Minh công, minh mẫn, minh quân, minh tinh (ngôi sao điện ảnh),…
30 Nhân 5 Người
Nhân cách, nhân hòa (sự hòa thuận trong lòng người),
nhân hóa (bài 24), nhân định thắng thiên (lòng người đã định thì có thể thắng được ý trời), nhân khẩu, nhân lực,
nhân phẩm, nhân sinh quan, nhân tài(bài 7), nhân tâm,
nhân vật (bài 3, tlv), gia nhân…
31 Nô 4 Đầy tớ Nô bộc, nô dịch, nô tì, chủ nô, nông nô,…
32 Phú 5 Giàu
Phú cường, phú nông, phú ông, phú quý, trù phú (bài 19)…
33 Sĩ 2
Người tri thức và người được tôn trọng (nói chung)
Hiền sĩ (người trí thức có đức, có tài), nữ sĩ, thạc sĩ, thi sĩ,
tiến sĩ, tráng sĩ, ….
34 Sơn 3 Núi Sơn cước (miền rừng núi), sơn hà, sơn thủy, giang sơn…
35 Tài 6 Của cải Tài chính, tài nguyên, tài khoản, tài sản, gia tài…
36 Thám 31 Thăm dò Thám báo, thám hiểm, thám thính, thám tử, mật thám …
37 Thẩm 19 Xét Thẩm định, thẩm phán, thẩm tra, thẩm vấn, phúc thẩm,…
38 Thất 22 Mất, tổn thất Thất bại, thất hiếu, thất lạc, thất học, thất nghiệp,… 39 Thiên 6 Trời Thiên hạ, thiên nhiên bài 18, bài 25) , thiên tai (bài 30), … 40 Thủy 1 Nước Thủy chiến, thủy cung, thủy lợi, thủy nông, thủy sản,… 41 Tiên 1 Trước Tiên đề, tiên đoán, tiên quyết, tiên tri, tiên vương,…
42 Tri 22 Biết Tri âm, tri kỉ, tri thức, cố tri…
43 Triều 1 Triều đình
Triều đại, triều đường (bài 6), triều kiến (vào chầu vua),
triều phục, triều thần,…
44 Trung 11 Giữa
Trung bình (bài 11), trung cấp, trung cổ, trung điểm,
trung gian, trung hòa, trung lập, trung niên bài 11), trung
tính, trung vệ…
45 Trường 19 Dài
Trường ca, trường chinh, (bài 29), trường giang (bài 27),
51
tồn…
46 Tuấn 5 Tài giỏi hơn người Tuấn kiệt, tuấn tú, anh tuấn…
47 Tứ 6 Bốn
Tứ chi, tứ cố vô thân, tứ đại đồng đường (bốn đời cha con cháu chát cùng chung sống),…
48 Vô 6 Không
Vô biên, vô chính phủ, vô danh, vô hiệu (bài 7), vô lễ, vô
tận (bài 19),…
49 Vương 1 Vua Vương hầu, vương miện (mũ của vua), vương quốc,…
50 Yếu 6 Chính, cốt yếu, quan trọng
Yếu điểm, yếu lược (Bài 6), yếu nhân (bài 6), sơ yếu, trích
yếu,…
Dưới Phụ lục có ghi chú rất rõ về Chữ in nghiêng chỉ Yếu tố Hán Việt cần ghi nhớ và Phần mở rộng chủ yếu dựa vào cuốn “Từ điến từ Hán Việt” của Phan Văn Các, NXB Giáo dục, 1994.
Thành ngữ Hán – Việt là những kết hợp từ ngữ cố định được vay mượn nguyên cả khối từ tiếng Hán vào tiếng Việt được đọc theo âm Hán – Việt, chứ không phải như sách giáo khoa đã nêu: “Thành ngữ Hán – Việt được cấu tạo bằng các từ Hán – Việt theo quy tắc kết hợp từ của tiếng Hán” (Lớp 7, Tập II, tr. 12 và 13). Sách giáo khoa diễn đạt như thế sẽ gây cho học sinh hiểu lầm thành ngữ Hán – Việt là do chúng ta tự sáng tạo ra trên cơ sở chỉ vay mượn các yếu tố là từ gốc Hán, rồi kết hợp lại theo mô hình trật tự từ ngữ pháp tiếng Hán.
Bảng tra cứu yếu tố Hán - Việt soạn giả ở sách lớp 6 và sách lớp 7 đã không có sự trao đổi tham khảo lẫn nhau. Do đó, danh sách các yếu tố Hán – Việt ở lớp 7 lặp lại gần 50% số yếu tố (52/126) vốn đã được cung cấp ở lớp 6. Điều này dẫn đến sự tốn phí và thừa không cần thiết”.
(PGS.TS Nguyễn Đức Tồn, Vấn đề dạy và học từ ngữ trong sách giáo khoa tiếng Việt, Trung học cơ sở, số 11, năm 2000).
b) Từ Ấn Âu
Theo sách “Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt” của Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức
Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến : “Từ ngữ Ấn Âu du nhập vào Việt Nam từ khi nước
52
vừa bằng con đường khẩu ngữ vừa qua con đường chính thức trong giáo dục nhà trường và giao tiếp hành chính. Các từ ngữ này (chủ yếu gốc Pháp, một số từ gốc Anh, Nga…) đã thâm nhập vào khá nhiều mặt của đời sống xã hội. Các từ này hầu hết đã được cải tổ về mặt ngữ âm cho phù hợp với cơ cấu âm thanh của tiếng Việt. Chúng được đọc (nói) theo cách đọc (nói) của người Việt. Thứ nhất, người Việt phân chia thành những âm tiết tách rời (nếu là từ dài) và phát âm theo cơ cấu ngữ âm của âm tiết tiếng Việt, thêm thanh điệu, bỏ bớt âm trong các tổ hợp phụ âm hoặc chuyển âm này thành âm khác cho phù hợp với cách phát âm của mình. Thứ hai, người Việt có thể rút ngắn bớt độ dài của các từ này, cấu trúc hóa lại cho thành một âm tiết theo kiểu Việt”.
Những từ ngữ Ấn Âu cũng là bộ phận quan trọng trong việc làm phong phú vốn từ ngữ của học sinh.
Ví dụ 1: Gi – lê (phiên âm từ tiếng Pháp) áo chẽn kiểu Âu, không tay, không cổ, ngắn đến thắt lưng, thường để mặc ngoài áo sơ-mi.
(Bài học đường đời đầu tiên, Ngữ Văn 6, tập II) Ví dụ 2: Đèn măng – sông ( măng – sông phiên âm từ tiếng Pháp) đèn đốt bằng hơi dầu hỏa, có mạng bằng sợi không cháy bao quanh ngọn lửa để tăng độ sáng.
(Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử, Ngữ Văn 6, tập II) Ví dụ 3: Ép – phen: kĩ sư người Pháp, người đã xây dựng tháp Ép – phen nổi tiếng ở thủ đô Pa – ri, nước Pháp.
(Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử, Ngữ Văn 6, tập II) Ví dụ 4: Va – ren, A – lếch – xăng, A – ri – xtít, An – be, Pôn và Lê – ông, đều là tên của người nước ngoài hoặc Mác – xây (thành phố cảng ở phía nam nước Pháp) được phiên âm có gạch nối giữa các âm tiết.
(Những trò lố hay là Va – ren và Phan Bội Châu, Ngữ Văn lớp 7, tập II) Ví dụ 5: Xà lim: phiên âm và Việt hóa từ tiếng Pháp xe-luy-lơ (cellule) chỉ phòng biệt giam tù nhân thuộc loại nguy hiểm.
53
Ví dụ 6: Xe díp (díp: phiên âm từ tiếng Pháp): xe quân sự nhỏ, thường dùng chở sĩ quan.
(Làng, Ngữ Văn 9 tập I) Ví dụ 7: Cam-nhông: (phiên âm từ tiếng Pháp): xe vận tải quân sự, dùng chở binh lính hoặc vũ khí, quân trang.
(Những trò lố hay là Va – ren và Phan Bội Châu, Ngữ Văn lớp 7, tập II)
c) Các từ địa phương
Theo sách Dẫn luận ngôn ngữ của Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Minh Thuyết, Đoàn Thiện Thuật”, từ địa phương được hiểu như sau: “Từ địa phương là những từ ngữ được dùng hạn chế ở một hoặc một vài địa phương. Nói chung, từ địa phương là bộ phận từ vựng của ngôn ngữ nói hàng ngày của bộ phận nào đó của dân tộc chứ không phải là từ vựng của ngôn ngữ văn học. Khi dùng vào sách báo nghệ thuật, các từ địa phương thường mang sắc thái tu từ: diễn tả lại đặc điểm của địa phương, đặc điểm của nhân vật”.
Trong chương trình dạy Ngữ Văn Trung học cơ sở, chủ yếu sách hướng các em đến với ngôn ngữ chuẩn, ngôn ngữ toàn dân vì vậy các em ít được tiếp xúc với ngôn ngữ địa phương. Tuy nhiên trong các sách 6, 7, 8, 9 đều có bài ôn tập hướng dẫn các em luyện tập địa phương “Chương trình địa phương” trong đó có đủ cả phần Văn, Tiếng Việt; Tập Làm Văn được dạy lồng ghép trong bài học giúp các em hiểu về tiếng địa phương của mình.
Ví dụ : Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) (sách Ngữ văn 8, tập I). Câu 1: Tìm các từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương em có nghĩa tương đương với các từ ngữ toàn dân dưới đây:
(Cách làm: - Kẻ lại bảng vào vở, theo thứ tự, ghi rõ từ ngữ được dùng ở địa phương em. Từ ngữ đó có thể trùng với từ ngữ toàn dân hoặc khác từ ngữ toàn dân.
54
STT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ được dùng
ở địa phương 1 Cha 2 Mẹ 3 Ông nội 4 Bà nội 5 Ông ngoại 6 Bà ngoại
7 Bác (anh trai của cha)
8 Bác (vợ anh trai của cha)
9 Chú (em trai của cha)
10 Thím (vợ của chú)
11 Bác (chị gái của cha)
12 Bác (chồng chị gái của cha)
13 Cô (em gái của cha)
14 Chú (chồng em gái của cha)
15 Bác (anh trai của mẹ)
16 Bác (vợ anh trai của mẹ)
17 Cậu (em trai của mẹ)
18 Mợ (vợ em trai của mẹ)
19 Bác (chị gái của mẹ)
20 Bác (chồng chị gái của mẹ)
21 Dì (em gái của mẹ)
22 Chú (chồng em gái của mẹ)
23 Anh trai
24 Chị dâu (vợ của anh trai)
55
26 Em dâu (vợ của em trai)
27 Chị gái
28 Anh rể (chồng của chị gái
29 Em gái
30 Em rể (chồng của em gái)
31 Con
32 Con dâu (vợ của con trai)
33 Con rể (chồng của con gái)
34 Cháu (con của con)
Câu 2: Sưu tầm một số từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác.
Câu 3: Sưu tầm một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích của địa phương em.
Ví dụ: Chiếc lược ngà, Ngữ Văn 9, tập I . Dùng nhiều từ địa phương
“Các bạn! Mỗi lần nhìn thấy cây lược ngà nhỏ ấy là mỗi lần tôi băn khoăn
và ngậm ngùi. Trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ, tôi bị xúc động như lần ấy. Trong những ngày hoà bình vừa lập lại, tôi cùng về thăm quê với một người bạn. Nhà chúng tôi ở cạnh nhau gần vàm kinh nhỏ đổ ra sông Cửu Long. Chúng tôi cùng thoát ly đi kháng chiến, đầu năm 1946, sau khi tỉnh nhà bị chiếm. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi. Anh thứ sáu và cũng tên là Sáu. Suốt mấy năm kháng chiến, chị Sáu có đến thăm anh mấy lần. Lần nào anh cũng bảo chị đưa con đến. Nhưng cái cảnh đi thăm chồng ở chiến trường miền Đông không đơn giản. Chị không dám đưa con qua rừng. Nghe chị nói có lý anh không trách được. Anh chỉ thấy con qua tấm ảnh nhỏ thôi. Đến lúc được về, cái
tình người cha cứ nôn nao trong người anh. Xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám
tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây
56
chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với. Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to:
- Thu! Con.
Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ
ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo
dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run:
- Ba đây con! - Ba đây con!
Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương, và hai tay