I. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trờng EU từ năm 2001 đến nay.
3. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang EU trong những năm gần đây
3.1. Hàng giày dép
EU là một thị trờng rộng lớn với số dân gần 400 triệu ngời có mức sống cao vào loại nhất thế giới và có nhu cầu tiêu thụ giầy dép rất lớn, bình quân 6-7 đôi/ngời/năm. Trong đó 50% giầy dép tiêu thụ ở khu vực này là đợc nhập khẩu theo đơn đặt hàng. Tuy nhiên thị hiếu của ngời tiêu dùng Tây Âu rất khắt khe. Nguồn hàng thích hợp với thị trờng EU là nguồn hàng đa dạng, phong phú về chủng loại, khối lợng lớn, cung ổn định, thoả mãn thị hiếu tiêu dùng và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của Liên minh. Có thể nói thị trờng EU hiện tại và tơng lai là thị trờng đầy tiềm năng cũng là thị trờng đầy thách thức đối với hàng giầy dép của Việt Nam.
Trong những năm qua ngành da giầy Việt Nam đã không ngừng nỗ lực đầu t sản xuất , nâng cao chất lợng, cải tiến mẫu mã, tìm kiếm bạn hàng, nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Thực tế, năm 1995 khi kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã đạt 850 triệu USD, thì kim ngạch xuất khẩu giầy dép mới đạt 481 triệu USD. Vì giầy dép và sản phẩm da Việt Nam trớc kia xuất khẩu vào EU phải chụi sự giám sát (phải xin phép trớc khi nhập khẩu), nhng sau khi ký Hiệp định hợp tác (17/7/1995) nhóm hàng này đợc nhập khẩu tự do vào EU. Chính vì vậy kim ngạch xuất khẩu tăng lên rất nhanh: năm 1999 đạt 937 triệu USD, năm 2000 đạt 1.039,3 triệu USD, năm 2001 đạt 1.163,1, năm 2002 đạt 1.327,9 triệu USD vợt xa mặt hàng dệt may đã từng giữ vị trí thống soái trong thời kỳ 1992-1995. Đăc biệt năm 2002 kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt nam sang EU đạt tốc độ tăng trởng cao là 14,2%. Hàng giầy dép luôn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu vào EU lớn nhất của Việt nam vì mặt hàng này đợc hởng thuế u đãi GSP và Việt Nam và EU đã ký tắt biên bản ghi nhớ về chống gian lận trong buôn bán các sản phẩm giày dép tháng 8/1999, áp dụng từ 1/1/2000. Việc ký biên bản này tránh đ- ợc khả năng EU áp đặt hạn ngạch đối với mặt hàng giày dép của ta.
Theo số liệu của Bộ Thơng Mại, tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng giầy dép của Việt Nam nh sau: Năm 1999 đạt 11.135.9 triệu USD, năm 2000 đạt 13.962,8 triệu USD, năm 2001 đạt 15.027triệu USD, năm 2002 đạt 16,530,000 triệu USD. Nhng cho tới nay, có nhiều số liệu khác nhau về tỷ trọng của EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép và sản phẩm da của Việt Nam. Nếu căn
cứ vào số liệu của EU thì gần nh 100% sản phẩm da giầy của ta đợc xuất vào thị trờng này. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam thì chỉ xấp xỉ 50% (do Hải quan thống kê thị trờng theo khách hàng, không thống kê theo điểm đến cuối cùng). Còn theo Tổng Công Ty Da Giầy Việt Nam thì tỷ trọng của EU là trên 80%. Qua các con số thống kê nh vậy có thể thấy hàng giầy dép của Việt Nam vào thị trờng EU phần lớn là thông qua trung gian và hình thức gia công. Nhng dù sao thì tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu vào thị trờng EU cũng vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.
Các sản phẩm giầy dép của Việt Nam xuất sang EU chủ yếu là giầy thể thao, chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang thị trờng này, giầy vải gần 20%, giầy nữ khoảng 15%, dép khoảng 17% và giầy da hơn 1,5% (theo thống kê của Bộ Thơng mại-2002).
Thị trờng nhập khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là Đức (25,3%), tiếp đến là Anh (21,0%), Pháp (14,3%), Bỉ (12,3%), Italia (8,1%), Hà Lan (7,9%), Tây Ban Nha (4,6%), Thụy Điển (2,2%), Đan Mạch (1,3%), Hy Lạp (0,8%), áo (0,8%), Phần Lan (0,8%), Ai Len (0,6%), Bồ Đào Nha và Lúc Xăm Bua (0,3%).
Tuy kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU tăng nhanh, nh- ng chúng ta chủ yếu xuất khẩu theo hình thức gia công (chiếm 70%- 80% kim ngạch) nên hiệu quả thực tế rất nhỏ (25%-30% tổng doanh thu xuất khẩu). Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do: (1) Ngành giày không nhận đợc sự hỗ trợ của ngành da và các ngành sản xuất nguyên phụ liệu, hiện nay ngành này đang sống nhờ vào nguyên liệu ngoại và gần nh phụ thuộc hoàn toàn vào khách hàng nớc ngoài trong các khâu kỹ thuật, công nghệ, thiết kế mẫu và tiếp thị; (2) Phơng thức gia công và tốc độ tăng trởng cao đã gây tâm lý chủ quan và dễ dãi trong ngành nên không cơ sở nào quan tâm đến việc đa dạng hoá, nâng cao chất lợng và cải tiến mẫu mã sản phẩm xuất khẩu, do đó mà chất lợng sản phẩm giày dép cha cao và mẫu mã còn đơn điệu. Nếu cứ kéo dài tình trạng này thì giày dép Việt Nam sẽ ở vào vị trí hoàn toàn bất lợi trong cạnh tranh trên thị trờng EU khi họ xoá bỏ chế độ GSP và lúc đó các sản phẩm giày dép Việt
Nam sẽ không thể giành phần thắng trong cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc và các nớc ASEAN khác.
3.2.Hàng dệt may.
Dệt may là ngành có tiềm năng sản xuất và xuất khẩu lớn của Việt Nam. Thị trờng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam gồm hai loại: thị trờng có hạn ngạch ( gồm EU, Canađa, Thổ Nhĩ Kỳ) và không có hạn ngạch (gồm Mỹ, Nhật Bản, Đông Âu và các nớc trong khu vực). EU là thị trờng xuất khẩu theo hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam. Hàng năm, EU nhập khẩu trên 63 tỷ USD quần áo các loại trong đó chỉ khoảng10-15% là tiêu dùng còn lại 85-90% là sử dụng theo mốt.
Từ năm 1980, chúng ta đã xuất khẩu hàng dệt may sang một số nớc thành viên EU nh Đức, Pháp, Anh,v.v... Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đặc biệt phát triển mạnh kể từ khi có Hiệp định buôn bán hàng dệt may. Cụ thể, sau khi Hiệp định này đợc ký ngày 15/12/1992 và có hiệu lực vào năm 1993, từ chỗ hầu nh bị cấm vận, nhóm hàng này của Việt Nam xuất khẩu vào EU đến năm 1999 đã đạt gần 700 triệu và triển vọng năm 2000 sẽ tăng thêm khoảng 150 triệu USD. Hiện nay, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trờng này chiếm 34%-38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may hàng năm của Việt Nam.
Nớc nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là Đức (46,9%), tiếp theo là Pháp (10,8%), Hà Lan (10,3%), Anh (9,4%), Bỉ (6,1%), Tây Ban Nha (5,1%), Italia (4,4%), Đan Mạch (2,0%), Thụy Điển (1,9%), áo (1,5%), Phần Lan (0,6%), Ai Len (0,4%), Lúc Xăm Bua (0,3%), Hy Lạp (0,2%) và Bồ Đào Nha (0,1%).
Sau nhiều năm thực hiện Hiệp định dệt may, EU đã trở thành thị trờng xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng, nhng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU lại đang gặp rất nhiều khó khăn: thiếu bạn hàng tiêu thụ trực tiếp, số lợng hàng hoá EU dành cho Việt Nam còn quá thấp so với nhiều nớc và khu vực, số hạn ngạch bị chia thành nhiều
nhóm hàng, những sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật phức tạp và chất lợng cao ta vẫn cha sản xuất đợc.
Cũng giống nh mặt hàng giày dép, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị trờng EU chủ yếu theo hình thức gia công (chiếm tỷ trọng trên 80%) nên hiệu quả thực tế rất nhỏ. Nguyên nhân là do: (1) Ngành dệt vẫn cha đáp ứng đợc nhu cầu về nguyên phụ liệu của ngành may; (2) Sự dễ dãi và ít rủi ro của phơng thức gia công nên ngành may tuy phát triển rất nhanh nhng vẫn là một khu vực sản xuất thiếu tác phong công nghiệp và thiếu khả năng cạnh tranh; (3) Phơng thức phân bổ hạn ngạch cha hợp lý cũng đã kìm hãm tính năng động và sáng tạo của các doanh nghiệp may; (4) Những rào cản trong thơng mại dệt may tại thị tr- ờng EU. Để đẩy mạnh xuất khẩu sang EU trong thời gian tới, ngoài nỗ lực của chính phủ tạo điều kiện cho ngành dệt may phát triển, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải cải tiến chất lợng và đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của thị trờng EU và có thể cạnh tranh đợc với các sản phẩm của Trung Quốc và các nớc ASEAN khác trên thị trờng này khi EU hủy bỏ chế độ hạn ngạch.