I. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trờng EU từ năm 2001 đến nay.
1. Kim ngạch xuất khẩu
Quan hệ thơng mại Việt Nam-EU đang ngày càng phát triển. Cơ sở pháp lý điều chỉnh và đảm bảo cho sự phát triển ổn định của mối quan hệ này là Hiệp định Hợp tác ký năm 1995, theo đó về thơng mại hai bên dành cho nhau đãi ngộ tối huệ quốc (MFN), cam kết mở cửa thị trờng cho hàng hoá của nhau tới mức tối đa có tính đến điều kiện đặc thù của mỗi bên và EU cam kết dành cho hàng hoá xuất xứ từ Việt Nam u đãi thuế quan phổ cập (GSP); và Hiệp định buôn bán hàng dệt may có giá trị hiệu lực từ năm 1993, đến nay đã 2 lần gia hạn và điều chỉnh tăng hạn ngạch. Chính cơ sở pháp lý trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam khai thác đợc lợi thế so sánh tơng đối trong hợp tác thơng mại với EU. Do đó mà hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EU phát triển mạnh cả về lợng và chất. Cơ cấu hàng xuất khẩu đã có những thay đổi đáng kể và kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh. (xem bảng 5)
Bảng 5 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU 1999 - 2002 Đơn vị : Triệu USD
1999 2000 2001 2002
(1) Kim ngạch xuất khẩu
của Việt nam sang EU (1) 2.506,30 2.836,95 3.002,95 3.149,93 (2) Tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt nam (2) 11.135,90 13.962,80 15.027,00 16.530,00
Tỷ trọng (1) trong (2) (%) 22,50 22,40 20,00 19,05
Tốc độ tăng hàng năm của (1) 13.2 5.9 4.9
Nguồn : Tổng cục Hải quan, Bộ Thơng mại
Bảng trên cho chúng ta thấy kim ngạch xuất sang EU tăng nhanh từ năm 1999-2000 với mức tăng trởng đạt 13.2%. Tỷ trọng của xuất khẩu sang thị trờng EU tuy có giảm so với tổng tăng chung kim nghạch xuất khẩu của ta nhng không đáng kể và vẫn chiếm tỷ trọng cao, năm 2002 là 19,05%. Năm 2000, tỷ lệ xuất khẩu sang EU đạt 22,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nớc. Nếu năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của nớc ta sang EU đạt 2.506,3 triệu USD thì
năm 2000 đã tăng lên đến 2.837,1 triệu USD và năm 2002 đạt 3.149,9. Điều này chứng tỏ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU luôn luôn tăng. Đặc biệt năm 2003 này EU đã tăng cho Việt nam thêm 250 triệu USD hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu vào EU.
Rõ ràng là trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trờng EU tăng lên nhanh chóng, nhng tốc độ tăng hàng năm lại không ổn định và có xu thế giảm tăng so với năm trớc (Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu tăng 13,2% so với 1999, năm 2001 tăng 5,9% so với 2000, năm 2002 tăng 4,9% so với năm 2001). Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do giá của một số mặt hàng trên thị trờng thế giới giảm nhiều (điển hình là cà phê) và tất cả các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam đều đang gặp trở ngại trên thị trờng EU do các qui chế quản lý nhập khẩu của EU gây ra. Trong khi đó, đến tháng 4/2000 Việt Nam vẫn cha đợc EU coi là nớc có nền kinh tế thị trờng nên hàng của ta phải chịu sự phân biệt đối xử so với hàng của các nớc khác khi EU xem xét áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.
Mặc dù nhu cầu nhập khẩu hàng năm của EU đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta là rất lớn và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị tr- ờng này tăng nhanh, thế nhng tỷ trọng của nó trong tổng kim ngạch nhập khẩu của EU lại không đáng kể, chừng 0,12%. Vấn đề có thể lý giải một phần ở chỗ chất lợng hàng xuất khẩu của Việt Nam cha đợc ổn định và đôi khi không đáp ứng đợc yêu cầu của các bạn hàng EU, nh hàng vẫn còn lẫn tạp chất, một số lô hàng tôm đông lạnh còn lẫn cả đinh và bị nhiễm khuẩn, điều kiện chế biến thuỷ sản cha đáp ứng qui định của EU, các vết bẩn trên sản phẩm hàng dệt. Ngoài ra, còn nhiều trờng hợp hàng xuất khẩu của Việt Nam không đảm bảo đúng các qui định trong hợp đồng về qui cách kỹ thuật, số lợng và thời gian giao hàng. Do vậy, làm giảm đáng kể mức lu chuyển hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Một hiện tợng khác nữa là trong các số liệu xuất khẩu chính thức của Việt Nam sang thị trờng này nêu trên còn thiếu một bộ phận hàng hoá đáng kể do các Công ty thơng mại của các nớc khác có văn phòng giao dịch tại Việt Nam hoặc không có văn phòng giao dịch tại Việt Nam đã nhập khẩu vào EU. Đó có thể là lợng hàng
hoá nằm trong kênh buôn bán chính thức giữa EU với các nớc khác, nhất là các nớc thuộc khu vực Châu á, trong trờng hợp này họ đã tái xuất khẩu hàng của Việt Nam sang EU. Đặc biệt còn một lợng hàng hoá không nằm trong kênh buôn bán chính thức tức là qua con đờng xuất khẩu chính ngạch nhng làm giả mạo giấy xuất xứ của lô hàng. Cụ thể là nhiều bạn hàng phần lớn trong khu vực làm giả giấy chứng nhận xuất xứ của Việt Nam để đợc hởng những u đãi mà EU dành cho Việt Nam, thí dụ nh u đãi GSP (phổ biến là hàng da giày).
Khi so sánh số liệu thống kê của Việt Nam với số liệu thống kê của EU ta dễ dàng nhận thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trờng EU theo số liệu của EU lớn hơn rất nhiều so với kim ngạch tính theo số liệu của Việt Nam (Mức chênh lệch năm 1999 là 818,8 triệu USD, mức chênh lệch giữa 2 số liệu thống kê chiếm khoảng 35,7% kim ngạch xuất khẩu Việt Nam-EU tính theo số liệu của EU, và chiếm 59,9% tính theo số liệu của Việt Nam).
Trớc năm 1994, EU gồm 12 nớc nhng chỉ có 6 nớc trong EU có quan hệ buôn bán với Việt Nam là: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Italia, Anh. Thời kỳ 1999- 2002, cả 15 nớc thành viên EU đều có quan hệ buôn bán với Việt Nam tuy mức độ có khác nhau. Việt Nam có 15 thị trờng xuất khẩu trong khối EU và tỷ trọng của từng thị trờng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU cũng rất khác nhau (xem bảng 6).
Bảng 6 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU
(Phân theo nớc) Đơn vị: Triệu USD
Stt Tên nớc 1999 2000 2001 2002
1 Đức 654,32 730,08 721,80 720,74
2 Anh 421,18 479,28 511,58 570,80
3 Pháp 354,94 379,75 467,47 438,47
5 Bỉ 306,70 311,63 341,19 335,08
6 Italia 159,39 218,00 237,87 263,83
7 Tây Ban Nha 108,02 137,20 158,53 178,47
8 Đan Mạch 43,69 58,21 49,67 62,51 9 Thụy Điển 45,24 55,06 53,24 62,45 10 Hy Lạp 14,07 16,41 21,13 35,00 11 áo 34,92 23,62 28,86 29,53 12 Phần Lan 16,87 22,37 19,93 24,20 13 Ailen 6,92 12,12 20,79 19,03 14 Bồ Đào Nha và Lúc Xăm Bua 5,23 8,87 6,35 5,56
Nguồn: Tổng cục Hải quan, Niên giám thống kê và Bộ Thơng mại
Qua số liệu ở bảng trên ta nhận thấy nhìn chung kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nớc trong khối EU đều tăng lên hàng năm (trừ Đức, Pháp , Bỉ, Bồ Đào Nha và Lúc Xăm Bua giảm một chút vào năm 2001-2002). Đối với một số thị trờng nh Anh, Hà Lan, Italia, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan có tốc độ tăng trởng kim ngạch tơng đối đều, có một số đạt tốc độ tăng trởng cao. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Italia đạt 159,39 triệu USD nhng đến năm 2002 đạt 263,83 triệu USD tăng 38%/năm...
Thị trờng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là Đức, chiếm 22,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU, tiếp đến là Anh (16,9%), Pháp (14,8%), Hà Lan (14,7%), Bỉ (8,6%), Italia (7,1%), Tây Ban Nha (5,5%), Đan Mạch (2,6%), Thuỵ Điển (2,4%), Phần Lan (1,2%), áo (1,2%), Ai Len (0,7%), Hy Lạp (0,6%), Bồ Đào Nha (0,6%) và Lúc Xăm Bua (0,4%). Từ năm 1997, Anh đã vợt Pháp và Hà Lan vơn lên chiếm vị trí thứ hai sau Đức.
Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là giầy dép , hàng dệt may, cà phê, hải sản, gạo, cao su, than đá, điều nhân và rau quả. 9 mặt hàng này thờng xuyên chiếm tới 75% kim ngạch xuất khẩu của ta vào EU, trong đó riêng giày dép là 37%, hàng dệt may là 25%, cà phê và hải sản trên dới 14%. Nếu so với tr- ớc đây, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU đã phong phú và đa dạng hơn rất nhiều. Điều đáng quan tâm là bên cạnh các mặt hàng sơ chế, nông sản, thuỷ sản, công nghiệp nhẹ, các mặt hàng gia công, là sự xuất hiện của các sản phẩm điện tử của Việt Nam trong nhóm hàng xuất khẩu vào EU, tuy với số lợng không đáng kể chỉ chiếm 2,1% tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU nhng nó cũng đã chứng tỏ đợc khả năng của Việt Nam xuất khẩu vào thị trờng này còn rất lớn và các mặt hàng sẽ đợc đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. (xem bảng 7).
Bảng 7 Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU Đơn vị: Triệu USD
Stt Tên hàng 1999 2000 2001 2002 1 Giầy dép các loại 936,96 1.039,33 1.163,10 1,327,87 2 Hàng dệt may 555,05 609,010 607,57 551,92 3 Cà phê 207,17 201,38 198,21 165,90 4 Hàng thủ công mỹ nghệ 59,73 111,93 119,13 143,70 5 Sản phẩm gỗ 71,52 83,24 97,210 99,80 6 Hải sản 89,11 100,26 116,73 98,02 7 Hạt điều 10,36 28,74 30,78 45,19 8 Cao su 22,41 23,85 23,94 39,73 9 Hạt tiêu 18,10 25,13 16,82 28,52 10 Sản phẩm nhựa 22,80 24,14 27,52 28,01 11 Đồ chơi trẻ em 13,23 18,54 27,42 22,83
12 Chè 3,85 2,67 13,68 21,64
13 Than đá 16,60 21,66 15,27 17,33
14 Hàng rau quả 8,29 9,24 11,02 13,07
15 Máy vi tính, linhkiện điện
tử, và thiết bị đIện 18,08 16,27 12,26 10,10
16 Thiếc 2,38 7,97 3,11 1,75
17 Gạo 55,01 16,89 3,27 1,23
18 Quế 0,83 0,22 0,37 0,20
Nguồn: Vụ XNK - Bộ thơng mại
Trong cơ cấu hàng xuất khẩu sang EU, nhóm hàng chế tạo bao gồm: giầy dép chiếm 55%, hàng may mặc chiếm 30%, máy móc thiết bị điện,...; nhóm hàng thực phẩm thì cà phê, chè, gia vị chiếm trên 70%, thuỷ sản chiếm 20%, còn lại đồ uống, hạt điều, rau quả,...; nhóm nguyên liệu thô gồm: các sản phẩm gỗ chiếm khoảng 80%, cao su chiếm 14,7%,...; nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản:than đá chiếm 75%,....
Trong những năm tới, bên cạnh việc giữ vững và tăng cờng xuất khẩu các mặt hàng truyền thống, chúng ta cần đẩy mạnh xuất sang EU hàng thủ công mỹ nghệ, hạt điều, chè, than đá, rau quả nhất là các trái cây nhiệt đới nh xoài, dứa, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, vú sữa...(trừ chuối, dứa) vì đây là những mặt hàng EU có nhu cầu nhập khẩu lớn, ta có lợi thế so sánh tơng đối tốt và không nằm trong danh sách nhóm hàng hạn chế nhập khẩu của EU. Song song với những mặt hàng nông sản và công nghiệp nhẹ ta cũng nên đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng máy vi tính và linh kiện, động cơ diesel, chất tẩy rửa sang các thị tr- ờng không phải là quá “khó tính” nh Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.