CHƯƠNG III: XÂY DỰNG KINH TẾ LÀM CHO DÂN GIÀU NƯỚC MẠNH, “QUỐC PHÚ BINH CƯỜNG”
I. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Dường như đã thành một nhìn nhận quen thuộc, có thể là sáo mòn, khi nói đến cái gọi là “trọng nông ức thương” trong chính sách kinh tế nhằm xây dựng đất nước của các nhà nước quân chủ nước ta thời trung đại “ức thương” hay không còn phải bàn, còn “trọng nông” là điều đã khẳng định.
Trong lịch sử dân tộc ta, nhà nước thời nào cũng vậy, kể cả ngày nay, không thể không “trọng nông”. Có chăng sự khác nhau là ở chỗ trọng nông theo kiểu nào, bằng cách nào, ở mức độ nào trong mối tương quan với các mặt hoạt động kinh tế khác. Điều này còn tùy thuộc vào yếu tố khách quan - giới hạn của thời đại, và yếu tố chủ quan - khả năng và nhận thức của nhà nước quy định.
Thời Lý - Trần, nhà nước đã có cách giải quyết khá độc đáo vấn đề nông nghiệp.
Trước hết, trong quan điểm người đứng đầu nhà nước đã rất coi trọng công việc nặng nhọc của người lao động trên đồng ruộng. Việc nhà vua cày tịch điền ở nước ta đã được thực hiện từ thời Lê Hoàn vào năm 987. Việc làm này được vua Lý Thái Tông lặp lại vào các năm 1030 ở Điểu Lộ (Hưng Yên cũ?), năm 1032 ở Đỗ Động Giang (Hà Tây ngày này). Cũng ông vua này vào năm 1038 đã đến cửa Bố cày ruộng. Sau khi sai đắp đàn làm lễ tế thần nông, nhà vua tự thân cầm cày. Có viên nịnh thần nào đó đã can: “Đó là công việc của nông phu, bệ hạ cần gì làm thế”. Nhà vua nói: “Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì cho thiên hạ noi theo”4. Dẫu chỉ là cày tượng trưng, có tính chất “động viên”, nhưng ít nhất việc làm và lời nói của nhà vua cũng biểu thị một tinh thần tôn trọng, khuyến khích công việc sản xuất nông nghiệp.
___________________________________________
1. Về biên giới phía nam: thế kỷ X đến Hoành sơn: thời Lý vào năm 1069 đến bắc sông Thạch Hãn, Quảng Trị ngày nay; thời Trần vào năm 1306 đến bắc Quảng Nam ngày nay.
2. Theo Nguyễn Trãi, trong Dư địa chí cho biết thời Ngô có 3.100.000 đinh, thời Lý có 3.300.000 đinh. Số liệu này có điều bất hợp lý. Ở đây chúng ta sử dụng con số ước đoán đã được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận (TG).
3. Đại Việt sử toàn thư. Sđd. t.I. tr. 276.
4. Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd, t.I, tr. 266.
Chung quanh vấn đề phát triển nông nghiệp thời Lý - Trần, chúng ta lần lượt tìm hiểu những điểm sau đây:
1. Sự phát triển của sở hữu tư nhân về ruộng đất.
Nông nghiệp, bản thân nó bao gồm hai nhân tố cơ bản: người cày ruộng với tư cách là chủ thể lao động sáng tạo và ruộng đất với tư cách là khách thể, đối tượng khai thác. Thiếu một trong hai nhân tố đó không có nông nghiệp.
Nông nghiệp ở nước ta đã xuất hiện từ rất sớm: “Lạc dân” cùng “Lạc điền” đã xuất hiện từ buổi đầu lịch sử. Bước vào thời Lý - Trần, sở hữu ruộng đất đã thành vấn đề lớn của xã hội. Hẳn rằng thời kỳ ruộng đất trên danh nghĩa là của nhà vua (chỉ kể từ khi giành được độc lập tự chủ), trong thực tế giao cho các công xã nông thôn quản lý, các thành viên chia nhau cày cấy và làm nghĩa vụ tô thuế theo một phương thức nào đó, mà tài liệu chưa cho phép làm sáng tỏ không còn phù hợp nữa.
Sự không phù hợp này có thể do phương thức tổ chức quản lý canh tác, do nhu cầu dân sinh đòi hỏi
Kế sách giữ nước thời Lý - Trần
phải nâng cao hiệu suất nông nghiệp, do phân hóa xã hội, dẫn đến sự giải thể của các công xã nông thôn. Và đi liền với nó là sự xuất hiện của sở hữu tư nhân các loại, ghi dấu một bước phát triển của xã hội. Hàng loạt hiện tượng tranh chấp chung quanh việc mua bán ruộng đất đã diễn ra buộc nhà nước Lý - Trần phải can thiệp, đưa vào luật lệ, hoặc chiếu lệnh. Lần đầu tiên sử chép vào năm 1135 đời Lý Thần Tông: “Xuống chiếu những người đã bán ruộng ao không được trả tăng tiền mà chuộc lại, làm trái thì phải tội”1.
Có lẽ cần nhắc lại rằng không phải đến thế kỷ XII sở hữu tư nhân về ruộng đất mới xuất hiện.
Ngay từ những năm trước thế kỷ X, dưới chế độ đô hộ của ngoại bang, điền trang đã xuất hiện. Khi giành lại được độc lập tự chủ, cùng với việc xóa bỏ ách đô hộ, các điền trang của bọn thống trị ngoại tộc bị thủ tiêu. Tuy nhiên cũng còn những điền trang của người Việt tồn tại. Ta có thể kể đến các trường hợp Lê Lương, Dương Đình Nghệ ở Châu Ái (Thanh Hóa) làm ví dụ. Nhưng nhìn chung trên đại thể, công xã nông thôn với chế độ sở hữu công cộng về ruộng đất vẫn thống trị trong kết cấu ruộng đất hồi thế kỉ X. Trong quá trình vận động phát triển của xã hội, sở hữu tư nhân về ruộng đất xuất hiện từ cá biệt đến phổ biến và thành vấn đề ở thế kỷ XII, buộc nhà nước thời Lý phải can thiệp như đã dẫn trình.
Từ đây, nhà nước Lý - Trần không những không ngăn chặn mà còn tạo điều kiện để sở hữu tư nhân về ruộng đất phát triển bằng nhiều cách: cho phép mua, bán, chuộc theo luật lệ, quy định việc tranh chấp, bán ruộng công cho dân, cho phép vương hầu, quý tộc, phò mã, cung tần lập điền trang.
Có thể dẫn ra một số trường lợp cụ thể: tháng chạp năm Nhâm Tuất (1142) vua Lý Anh Tông xuống chiếu: “Những người cầm đợ ruộng thục trong vòng 20 năm thì cho phép chuộc lại, việc tranh chấp ruộng đất trong vòng năm năm hay 10 năm thì còn được tâu kiện; ai có ruộng đất bỏ hoang bị người khác cầy cấy trồng trọt trong vòng một năm thì được kiện mà nhận, quá hạn ấy thì cấm. Làm trái thì xử 80 trượng”2. Cùng năm này nhà vua lại xuống chiếu: “Những người tranh nhau ruộng ao của cải không được nhờ cậy nhà quyền thế, làm trái thì đánh 80 trượng xử tội đồ”3. Thời Trần Thái Tông, vào năm Mậu Thân (1248) tổ chức đắp đê “chỗ nào đắp thì đo xem mất bao nhiêu ruộng đất của dân, theo thời giá trả lại tiền”4. Năm Giáp Dần (1254) “bán ruộng công, mỗi diện (mẫu) là 5 quan tiền, cho phép dân mua làm ruộng tư”5. Thời Trần Thánh Tông, năm Bính Dần (1266) “xuống chiếu cho vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập dân phiêu tán, không sản nghiệp làm nô tỳ để khai khẩn ruộng bỏ hoang, lập thành điền trang”6.
Rừ ràng trờn lý thuyết, ruộng đất là của nhà vua: “đất vua, chựa làng, phong cảnh bụt”, nhưng trong thực tế người dân có quyền sở hữu bao gồm các quyền: sử dụng, hưởng hoa lợi, mua bán, cầm nhượng, thừa kế được nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Đây là điều độc đáo và cơ bản trong chính sách ruộng đất của nhà nước Lý - Trần. Độc đáo ở chỗ mở đầu và còn có chính sách không thấy được lặp lại ở các vương triều sau như đặc quyền lập điền trang của vương hầu chẳng hạn. Cơ bản ở chỗ tạo nên một sự gắn bó chặt chẽ giữa chủ thể canh tác và khách thể được khai thác. Với chính sách này, người nông dân là chủ nhân phần ruộng đất của mình, tất nhiên giới hạn ở khu vực ruộng tư. Nhưng tấm huân chương nào cũng có mặt trái của nó. Chúng tôi muốn nói đến sự phân hóa xã hội dẫn đến một bộ phận nông dân biến thành nô tỳ, sự thu hẹp của ruộng công do làng xã quản lý - chỗ dựa về kinh tế của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Nhưng trên đại thể, mặc dù không có số liệu cụ thể, bằng suy luận ta thấy chính sách này mang nội dung tích cực tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp: mở rộng diện tích canh tác, năng suất ruộng đất cao hơn và do đó sản lượng nông nghiệp toàn xã hội tăng. Hệ quả tất nhiên dẫn đến cuộc sống no đủ - một đòn bẩy không nhỏ tạo nên thế mạnh “thực túc binh cường” ở thời Lý - Trần.
____________________________________________
1. Đại Việt sử kí toàn thư. Sđd, t.I: tr. 326.
2. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr. 333.
3. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr. 334.
Kế sách giữ nước thời Lý - Trần
4, 5, 6. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.II, tr. 19, 23, 34.
2. Tổ chức khai hoang, mở rộng diện tích canh tác
Như đã trình bày, vùng châu thổ mầu mỡ thời này chưa phải đã được khai thác hết, còn nhiều nơi hoang rậm, lầy thụt. Hẳn rằng không phải đợi đến nhà nước tác động, mà bản thân cư dân thời kỳ này cũng tiếp tục khẩn hoang theo kinh nghiệm cổ truyền từ xa xưa, khi tiến xuống chiếm lĩnh trung du và đồng bằng. Họ đã tự tổ chức khai phá, mở rộng không gian sinh tồn, tạo nên những vùng sinh thái nhỏ hẹp, lập nhiều tụ điểm dân cư mới. Nhưng đó chỉ là việc khai hoang tự phát như một sinh hoạt lao động mang tính tự nhiên trước hết vì nhu cầu ăn ở hàng ngày. Về phía tác động của nhà nước, ở thời kỳ này sử chép khá tản mạn và rất hiếm hoi.
Trước hết, chúng ta không hề thấy một chủ trương ngăn cấm, mà chỉ thấy những biểu hiện khuyến khích, hoặc nhà nước tồ chức khai hoang. Câu chuyện tương truyền về một người có tên là Hoàng Lệ Mật người làng Lệ Mật (huyện Gia Lâm) có công mò được xác một công chúa thời Lý bị chết đuối, được nhà vua cho đem dân nghèo ở Lệ Mật đến khai hoang lập làng ở phía tây thành Thăng Long1, hiện còn di tích đền thờ gắn với khu “thập tam trại”2 là một ví dụ về thời Lý. Sang thời Trần, vua Trần Nhân Tông còn cho phép một đối tượng hạn hẹp chiêu tập dân nghèo, không sản nghiệp, khai khẩn ruộng hoang lập điền trang vào năm 1266. Do tác động của chủ trương này, một loạt điền trang xuất hiện. Có thể dẫn ra điền trang của thượng tướng Trần Phó Duyệt (cha Trần Khánh Dư) ở ven sông Kinh Thầy (Chí Linh, Hải Hưng), điền trang của An Sinh vương Trần Liễu (cha Trần Hưng Đạo) ở An Lạc (xã Bảo Lộc, huyện Mỹ Lộc - Nam Định cũ), điền trang của công chúa Trần Khắc Hãn ở An Nội và Cổ Nhuế (Từ Liêm - Hà Nội), điền trang của Trần Khánh Dư ở Linh Giang... Vua Trần Nhân Tông khai hoang lập nên các trang ấp ở Hạ Hào, Hữu Cáo, Sơn Dựng ở Thanh Hà, Hải Hưng; một vùng rộng lớn ở Văn Lâm, Ninh Hải (Gia Khánh - Ninh Bình) do thượng hoàng Trần Thái Tông mộ dân về khai khẩn3. Ta còn biết thêm điền trang của Trần Thủ Độ ở ấp Ngừ, làng Khuối. làng Khống (xã Liên Hiệp và Thái Thụy, huyện Hưng Hà), điền trang của tướng quốc Thái úy Trần Nhật Hạo ở Dưỡng Xá (xã Tiên Đức, huyện Hưng Hà), điền trang của Bảo Anh phu nhân ở Phất Lộc (xã Thái Giang - Thái Thụy), ở Thương Liệt (xã Đông Tân, Đông Hưng), điền trang của Bà Chúa Muối - vợ Trần Anh Tông ở Quang Lang (Thụy Hải, Thái Thụy), đều thuộc tỉnh Thái Bình ngày này4. Cho đến cuối thời Trần, hoàng hậu Bạch Ngọc - vợ của Trần Duệ Tông (làm vua từ 1373 - 1377), người huyện Hương Khê đã đưa 172 người về khẩn hoang ở vùng đất giáp hai huyện Can Lộc và Đức Thọ ngày nay, về sau lập thành bốn điền trang mới: Lai Sơn, Hằng Nga, Ngũ Khê, Tùng Chính với tồng diện tích đến 3985 mẫu5.
Chủ trương khuyến khích khẩn hoang, cho phép một đối tượng hạn hẹp có đặc quyền lập điền trang còn được phản ánh gián tiếp qua ghi chép ngắn ngủi của sử sách. Năm 1371, Thái hậu Chiêu Từ lập phép cắt chân bãi bồi (sa châu tiệt cước), sử có chép: “Trước đây các nhà vương hầu, công chúa lập điền trang ở ven sông thì đất phù sa mới bồi đều thuộc về người chủ”6. Năm 1397, nhân việc hạn danh điền (ruộng có chủ đúng tên) theo chủ trương của Hồ Qúy Ly, sử lại chép: “Trước kia các nhà tôn thất thường sai nô tỳ của mình đắp đê bối ở bờ biển để ngăn nước mặn, sau hai ba năm khai khẩn thành ruộng, cho họ lấy lẫn nhau và ở ngay đấy, lập ra nhiều ruộng đất tư trang”7.
Trong tổ chức khai hoang thời kỳ này, bên cạnh những hình thức đã kể trên, nhà nước còn sử dụng một lực lượng đông đảo tù binh Chiêm Thành, phân bổ sắp đặt cho họ cư trú và khai khẩn ở các vùng thượng du hoặc ven biển. Sử cho biết vào năm 1044, vua Lý Thái Tông đi đánh Chiêm Thành, bắt được hơn 5.000 tù binh, xuống chiếu cho các tù binh đều được nhận người cùng bộ thuộc, cho ở từ trấn Vĩnh Khang (nay thuộc Tương Dương, Nghệ An) đến Đăng Châu (nay thuộc Yên Bái), đạt hương ấp phỏng theo tên gọi cũ của Chiêm Thành8. Cho đến nay, mọi dấu vết cư trú và khai khẩn của người Chiêm thời này hầu như đã mờ xóa. Trường hợp thôn Đa Gia Ly, sau đổi thành thôn Bà Già, điểm cư trú của người Chiêm gần Thăng Long mà Trần Nhật Duật thường cưỡi
Kế sách giữ nước thời Lý - Trần
voi đến chơi 3-4 ngày mới về9, nay là thôn Phú Gia, huyện Từ Liêm, không hề còn vết cũ, cả tên họ của cư dân cũ10. Tuy nhiên, rất hiếm hoi, còn tìm thấy đôi nét mờ nhạt về người Chiêm thuộc vùng ven biển thời đó ở Bát Đụn Trang, nay thuộc các xã Thụy Hồng, Thụy Dũng huyện Thái Thụy, Thái Bình11.
Từ những thông tin tản mạn, khan hiếm chắt lọc từ sử sách hoặc thu lượm qua khảo sát điền dã ta biết được nhà nước thời Lý - Trần đã có chủ trương khuyến khích khẩn hoang bằng nhiều hình thức, sử dụng nhiều lực lượng khác nhau. Với chủ trương đó, diện tích canh tác không ngừng mở rộng. Từ những bãi bồi ven sông cho đến các vùng thượng du, đặc biệt vùng ven biển, đều ghi nhận thành tựu khai khẩn của thời Lý - Trần.
__________________________________________
1. Theo Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí. phần “dư địa chí”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 1992, t.I, tr.111.
2. Mười ba trại: Vĩnh Phúc, Liễu Giai, Đại Yên, Cống Yên, Cống Vị; Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Vạn Phỳc, Giảng Vừ, Ngọc Khỏnh, Thủ Lệ, Yờn Biểu, Kim Mó. nay đều thuộc Hà Nội. Cú ý kiến cho
“thập tam trại” trên xuất hiện về sau này vào thế kỷ XVIII - XIX . Xem Nguyễn Quang Ngọc bài Góp thêm ý kiến về hoàng thành Thăng Long thời Lý - Trần và lịch sử “Thập tam trại”. Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 1(226) - 1986.
3. Tham khảo Trương Hữu Quýnh: Chế độ ruộng đất ở Việt Nam. NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 1982. t.I
4. Nhiều tác giả: Ngàn năm đất và người Thái Bình, Sở Văn hóa thông tin Thái Bình, 1989, tr.
166 - 167.
5. Tham khảo Trương Hữu Quýnh: Chế độ ruộng đất ở Việt Nam, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 1982, t.I.
6, 7. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.II, tr. 154, 193.
8. Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd, t.I, tr. 276.
9. Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd, t.II, tr. 118.
10. Tham khảo Nguyễn Vinh Phúc Những phát hiện khảo cổ học 1976, bài “Tìm ra thôn Bà Già”
11. Xem Nguyễn Thị Thảo: Bước đầu khảo sát Bát Đun. Trang thời Trần, Thái Bình với sự nghiệp dựng nước thời Trần, Ban nghiên cứu lịch sử Thái Bình, 1986. tr . 206 - 207.
3. Tổ chức trị thủy, thủy lợi
Trị thủy đã trở thành vấn đề từ xa xưa với cư dân Việt sinh sống trên vùng đất thường niên bị lũ lụt, cư dân nông nghiệp trồng lúa nước được hưởng một nguồn lợi tự nhiên do độ phì của phù sa lắng đọng, nhưng cũng phải, chịu đựng sự tàn phá khủng khiếp của thủy tai. Những kinh nghiệm cổ truyền trong thủy lợi của thời kỳ cư dân còn quần tụ ở thung lũng nhỏ hẹp, đồng bằng chân núi, cạnh sông suối với hệ thống “mương, phai, lái, lịn” (mương, đập, guồng, máng) còn tồn tại phổ biến ở vùng người Mường, người Thái ngày nay, không còn phù hợp, đúng ra không đáp ứng nổi trong môi trường địa lý, sinh thái vùng đồng bằng châu thổ. Có lẽ tầm quan trọng hàng đầu với cư dân vùng châu thổ là chống lũ lụt. Do đó, đê điều đã xuất hiện từ rất sớm. Đến thời Lý - Trần, sử chép lần đầu tiên vào năm 1077 thời Lý Nhân Tông “đắp đê ở sông Như Nguyệt dài 67.380 bộ (khoảng 134 km)”. Cũng dưới thời Lý Nhân Tông vào năm 1108 có đắp đê ở phường Cơ Xá.
Sang thời Trần, vào năm 1248 đời Trần Thái Tông, việc đắp đê đã trở thành một chủ trương chính sách lớn của nhà nước. Sử chép “tháng 3 (âm lịch), lệnh cho các lộ đắp đê phòng lụt, gọi là đê
Kế sách giữ nước thời Lý - Trần
quai vạc, từ đầu nguồn đến bờ biển để ngăn nước lũ trần ngập. Đặt chức hà đê chánh phó sứ để quản đốc”... Đắp đê quai vạc (đỉnh nhĩ) là bắt đầu từ đó. Có lẽ chủ trương này được thực hiện tích cực ở vùng châu thổ Bắc Bộ, trong khi đó ở Thanh Hóa hệ thống đê còn chưa hoàn thiện cho nên vào năm 1255 vua Trần Thái Tông lại “sai Lưu Miền bồi đắp đê sông ở các xứ Thanh Hóa” và “chọn tản quan làm hà đê chánh phó sứ ở các lộ. Khi việc làm ruộng nhàn rỗi thì đốc thúc quân lính đắp đê đập đào mương ngòi để phòng lụt, hạn”. Cho đến cuối thời Trần, vào năm 1390 đời Trần Thuận Tông còn “khơi sông Thiên Đức” (sông Đuống).
Nguồn thông tin hạn hẹp trên đã cho ta nhận thức về vai trò của nhà nước thời Lý - Trần trong trị thủy - một nhiệm vụ khá quan trọng của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền phương Đông.
Việc trị thủy trong vùng châu thổ do phù sa của các dòng sông không mấy hiền hòa bồi đắp không thể là công việc của một nhà, một địa phương nhỏ hẹp. Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền thời Lý - Trần nhằm xây dựng đất nước giàu mạnh, đã quan niệm việc trị thủy như một quốc sách, một mặt quan trọng trong hoạt động của nhà nước từ trung ương cho đến các lộ, có bộ máy điều hành nằm trong hệ thống quan chức của nhà nước.
Nếu như việc đắp đê, khơi dựng sông nhằm mục tiêu tiêu úng trị thủy chống lũ lụt thì việc phòng hạn mà sử có chép vào năm 1255 lại đòi hỏi một hệ thống mương máng. Cho đến nay ta không có tài liệu dù qua khảo sát thực địa, để khôi phục lại hệ thống này vào thời Lý - Trần. Có thể nghĩ rằng việc tưới nước chống hạn nhằm đảm bảo nguồn nước canh tác lại tùy thuộc vào từng địa phương nhỏ hẹp với vị trí địa lý của nó trong tổng thể châu thổ có bình độ không đồng đểu. Do đó, tập quán canh tác với hệ thống mương phai cổ truyền được cải tiến và áp dụng tùy từng địa phương mà nhà nước các thời đều quan tâm đôn đốc. Mặt khác, do phù sa bồi đắp thường niên cùng với tác động của con người, bộ mặt thiên nhiên của châu thổ ngày một hoàn chỉnh. Điều đó có nghĩa là bề mặt châu thổ không ngừng biến đổi theo thời gian kéo theo những biến đổi trong hệ thống mương máng, vì vậy, khôi phục lại bộ mặt mương máng thời kỳ này dù chỉ ở những nét lớn, là ảo tưởng. Ở đây, ta lưu ý đến chi tiết nhà nước đã huy động cả lực lượng quân lính và giám sinh tham gia việc đắp đê, đào mương ngòi để phòng lụt, hạn. Phòng lụt, chống hạn là công việc của toàn dân được nhà nước điều hành, đôn đốc.
Sử chép năm 1315, đời Trần Minh Tông, vào tháng 6 (âm lịch) nước sông lên to, nhà vua đích thân đi xem đắp đê. Quan ngự sử tâu: “Bệ hạ nên chăm lo sửa đức chính, xem làm gì việc đáp đê nhỏ nhặt”. Hành khiển Trần Khắc Chung nói: “Khi dân bị nạn lụt, người làm vua phải cứu giúp tai họa khẩn cấp đó, sửa đức chính không gì lớn hơn việc đó, cần gì phải ngồi thinh, tư lự rồi bảo là sửa đức chính”1. Vua Trần đã hành động đúng, biểu thị thái độ quan tâm đến đắp đê chống lụt. Viên quan ngự sử nào đó vừa nịnh trên lại vừa phô bày kiến thức rởm; còn hành khiển Trần Khắc Chung đó núi lờn được điều cốt lừi của đức chớnh là quan tõm đến đời sống của dõn - một đặc điểm nổi bật của nhà nước thời Lý - Trần: thân dân, chăm lo cho dân được sống no đủ, yên lành, nền tảng của
“thực túc, binh cường”.
4. Bảo vệ sức kéo
Trong sản xuất nông nghiệp, nếu như đê điều, mương máng là biểu hiện tác động chủ quan của con người nhằm hạn chế tác hại và lợi dụng thuận lợi của thiên nhiên thì sức kéo lại là nguồn hỗ trợ, tạo nên sức mạnh hợp lực và hiệu quả của lao động cơ bắp. Đã từ lâu, từ thời sơ sử, tổ tiên ta đã biết thuần dưỡng trâu bò, để sử dụng trong cày bừa, chuyên chở. Cũng từ ngày đó, trâu bò đã trở thành người bạn thân thiết, chia sẻ đói no với người dân cày cho đến khi có nền nông nghiệp cơ khí xuất hiện thay thế. “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, có thể nói đây là chân lý rút ra từ nhận thức kinh nghiệm truyền đời của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Nhà nước thời Lý - Trần quan tâm đến nông nghiệp không thể không quan tâm đến bảo vệ sức kéo.
Sử chép vào thời Lý Thái Tông, năm 1042, nhà vua xuống chiếu “kẻ nào ăn trộm trâu của công xử phạt 100 trượng, một con phạt thành hai con”2. Có thể nghĩ rằng vào đầu thời Lý, ruộng tư tuy đã