CHƯƠNG III: XÂY DỰNG KINH TẾ LÀM CHO DÂN GIÀU NƯỚC MẠNH, “QUỐC PHÚ BINH CƯỜNG”
III. NGỤ BINH Ư NÔNG, TOÀN DÂN LÀ LÍNH
Kế sách giữ nước thời Lý - Trần
Việc binh là việc cốt yếu của mỗi một quốc gia. Nhà nước nào cũng phải xây dựng quân đội mạnh để phòng bị lúc hòa bình, chiến đấu lúc có giặc. Trong chiến tranh, sức mạnh quân đội được tạo nên trước hết do hai yếu tố số lượng và chất lượng. Ở một đất nước mà hai nhiệm vụ dựng nước và giữ nước luôn luôn gắn liền với nhau thì điều quan trọng là làm sao vừa phải đảm bảo nguồn của cải và sức lực để xây dựng đất nước, không thể duy trì số quân đông nhưng vẫn phải nâng cao chất lượng quân đội, vừa có một lực lượng dự bị hùng hậu đã được rèn luyện tốt sẵn sàng được huy động lúc cần thiết. Tổ tiên ta thời Lý - Trần đã giải quyết vấn đề trên một cánh vô cùng sáng tạo và linh hoạt với chính sách “ngụ binh ư nông”.
“Ngụ binh ư nông” là gửi binh ở nông. “Binh” có nghĩa là binh lính, là quân sự, là chiến tranh.
“Nông” có nghĩa là nông dân, là nông thôn, là nông nghiệp. Đây là chính sách lớn, một quốc sách về xây dựng lực lượng vũ trang thời bình chuẩn bị cho thời chiến, một phương thức xây dựng lực lượng vũ trang phòng giữ đất nước. Chính sách ngụ binh ư nông gồm những quy chế về quân biên sổ và quân chia phiên.
Nhà nước tiến hành lập sổ hộ tịch để quản lý nhân đinh. Những đinh nam khỏe mạnh đến tuổi trưởng thành đều có nghĩa vụ quân dịch, được ghi tên vào cuốn sổ bìa vàng mà thời Lý gọi là Sổ hoàng nam, thời Trần gọi là Sổ quân. Hàng năm, chính quyền “chiếu sổ chọn những đinh tráng sung vào quân ngũ” theo yêu cầu, số còn lại ở nhà sản xuất, tham gia dân binh, sẵn sàng nhập ngũ khi cần thiết.
Đối với quân thường trực, nhà nước quy định chế độ “chia phiên”. Khi đất nước không có giặc uy hiếp, thì trừ Cấm quân phải thường xuyên túc trực để bảo vệ kinh đô, bảo vệ vua và triều đình, còn các quân khác như Sương quân và quân các lộ được chia thành nhiều phiên, theo định kỳ một bộ phận thường trực tại ngũ, luyện tập và canh phòng, một bộ phận trở về sản xuất tự túc thời hạn tùy theo từng thời kỳ. Khi có chiến tranh tất cả trở lại quân ngũ theo đơn vị đã định và lệ thuộc vào các tướng.
Xét về mặt xây dựng lực lượng vũ trang phòng giữ đất nước, việc lập hộ tịch và kiểm kê nhân đinh là một cơ sở để nhà nước định quân hạng. Theo lệ, hằng năm vào mùa xuân, các xã lập sổ hộ xã mình, kê khai số dân chia thành nhiều hạng: tông thất (người họ hàng nhà vua), các quan (gồm quan văn, quan vừ và quan theo hầu), quõn nhõn, tăng đạo, hoàng nam (từ 18 tuổi đến 60 tuổi), long não (người già yếu), bất cụ (người tàn tật), người xiêu tán, v.v... Sách Lịch triều hiến chương loại chí viết: “Buổi đầu nhà Trần làm sổ hộ cứ hằng năm làm kế tiếp, phộp làm rất rừ và kỹ, vỡ là noi theo phép cũ của nhà Lý nên như vậy”1.
Tất cả đinh nam khỏe mạnh đến tuổi trưởng thành được ghi vào sổ, phân thành hai hạng: hoàng nam (từ 18 tuổi đến 20 tuổi) và đại nam (từ 20 tuổi trở lên). Đó là nguồn nhân lực trong các địa phương để huy động sai dịch và quân dịch.
Bằng biện pháp này, nhà nước đã đặt tất cả các đinh tráng vào diện chịu binh dịch và dựa vào đó để tiến hành tuyển quân thời bình, động viên thời chiến. Tuy nhiên, lúc hòa bình, nhà nước chỉ tuyển chọn một số đinh tráng nhất định sung vào quân ngũ, số còn lại vẫn được ghi tên trong sổ hoàng nam hoặc số quân.
Năm 1083, Lý Nhân Tông duyệt hoàng nam, định làm ba bậc, rồi cho tuyển những hoàng nam khỏe mạnh làm lính. Năm 1146, Lý Anh Tông lệnh cho các quan. các quản giáp và chủ đô, khi tuyển quân phải chọn người ở hộ đông người, không lấy con nhà cô độc. Theo Phan Huy Chú, “đại ước người trúng tuyển thì sung vào quân ngũ, người hạng kém thì biên vào sổ, có việc mới gọi ra, niên hạn, lâu chóng có lẽ không nhất định”2.
Sang thế kỷ XIII, nhà Trần kế thừa quy chế tuyển lính nhà Lý. Triều đình quy định: “Người có quan tước, con cháu được thừa ấn mới được vào làm quan, người khỏe mạnh mà không có quan tước thì sung quân, đời đời làm lính”3. Tháng 2 năm Bính Ngọ (1246) vua Trần Thái Tông định
Kế sách giữ nước thời Lý - Trần
quân ngũ, chọn người khỏe mạnh làm Cấm quân. Tháng 2-1261, Trần Thánh Tông cho chọn dân đinh khỏe mạnh ở các lộ sung làm lính triều đình, thứ đến sung làm quân sắc dịch ở các sảnh viện và quân ở các lộ... Theo sách An Nam chí lược: “Việc lấy quân không có số nhất định; chỉ chọn dân đinh nào khỏe mạnh thì lấy”4.
Theo quy chế thời Lý, trong quân thường trực, trừ Cấm quân phải thường xuyên túc trực bảo vệ kinh thành và được cấp lương, còn các loại quân khác như lính canh gác các cổng thành, quân tạp dịch và quân các lộ đều thay phiên tái ngũ hay về sản xuất. Trong sách Việt sử tiêu án, sau khi dẫn sự kiện vua Lý Thánh Tông định quân hiệu, Ngô Thì Sỹ viết: “Chế độ binh lính của nhà Lý... mỗi tháng lên cơ ngũ một lần gọi là đi canh, hết hạn canh lại về làm ruộng, quân không phải cấp lương...
không có phí tổn nuôi lính mà có công hiệu dùng sức lính: cũng là một chế độ hay”5. Ông lại viết trong sách Đại Việt sử ký như sau: “Binh chế buổi đầu nhà Lý… Lấy Thân quân làm trọng gọi là Cấm quân... Ngoài ra có 9 quân như Sương quân, để sai khiến mọi việc; mỗi tháng đến phiên một lần gọi là đến canh, hết canh cho về nhà cày cấy, làm công nghệ tự cấp, không được cấp lương. Khi chinh phạt sẽ được gọi ra cho lệ thuộc vào các tướng. Nếu quân này không đủ thì chiếu sổ gọi ra tòng ngũ. Xong việc lại cho về làm ruộng... Điều cốt yếu của việc kháng Tống bình Chiêm, chinh phạt thắng lợi là do từ binh chế này. Nuôi binh không tốn kém, dụng binh có hiệu quả, đó cũng là chế độ hay của một đời”6. Khi nghiên cứu về binh chế thời Lý, Phan Huy Chú viết: “Đời Lý, Cấm quân mỗi năm cấp 10 bó lúa, mồng 7 tháng Giêng, khai hạ, cấp mỗi người ba tiền và vải một tấm...
Còn ngoại binh thì không có lương, cứ luân phiên đến canh, hết canh cho về nhà cày cấy trồng trọt để tự cấp”7.
Nhà Trần tiếp tục duy trì chế độ chia phiên cho quân lính về làm ruộng như thời Lý. Sách Lịch triều hiến chương loại chí cho rằng: “Nhà Trần theo phép nhà Lý, binh túc vệ đều cấp bổng hàng năm, số bổng bao nhiờu khụng rừ. Cũn binh cỏc đạo thỡ đều chia phiờn về làm ruộng cho đỡ tốn lương”8. Các sử thần thời Lê có ghi lại câu hát trong trò múa rối đời Trần Thái Tông: “Chóng đến ngày mồng 1 thay phiên”9. Chắc đó là ngày thay phiên hàng tháng của quân lính.
Những sử liệu trên phản ánh dưới thời Lý Trần với chính sách “ngụ binh ư nông”, nhà nước đã có quy chế cho một bộ phận quân thường trực được phép thay nhau về tại ngũ hay về nhà sản xuất.
Người tại ngũ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, kẻ về nhà làm ruộng, hết tháng lại đổi phiên, gọi là “đi phiên” hoặc “thay phiên”.
Chính sách “ngụ binh ư nông” là một quốc sách nhằm giải quyết nhiệm vụ xây dựng đất nước và củng cố lực lượng quân sự, kết hợp giữa kinh tế và quốc phòng, đã đưa lại một hiệu lực quốc phòng mạnh mẽ. Có thể rút ra những hiệu quả của nó như sau:
- Quản lý tốt nhân đinh: tất cả đinh nam từ 18 tuổi trở lên, khỏe mạnh, đều được ghi tên trong sổ, đều phải thi hành nghĩa vụ binh dịch.
- Cỏc đinh trỏng đều được huấn luyện quõn sự, hiểu biết những kiến thức tối thiểu về vừ nghệ.
Phỏt huy truyền thống thượng vừ của người Việt.
- Thời bình, một bộ phận nhất định thường trực tại ngũ, còn phần lớn đinh tráng là quân dự bị, khi cần cú thể huy động ngay và ai nấy đều đó biết rừ quõn ngũ của mỡnh.
- Thay phiên về làm ruộng, thực hiện bình đẳng về nghĩa vụ quân dịch, lại giảm bớt được chi phí quốc phòng, thực hiện cân đối giữa lực lượng sản xuất và lực lượng quân sự. Sản xuất nông nghiệp và công nghệ được bảo đảm, sức lao động không bị thiếu, lại bảo đảm bình thường hóa sinh hoạt vợ chồng, sinh hoạt của những gia đình tiểu nông - tế bào của xã hội.
Cùng với việc thực hiện một ngạch quân nhiều thành phần, chính sách “ngụ binh ư nông” đã giúp nhà nước đảm bảo cân đổi giữa quân thường trực và quân dự bị; khi hòa bình vẫn đủ sức canh phòng, thời chiến huy động được đông đảo quân đội, thực hiện chiến tranh nhân dân, toàn dân là lính.
Kế sách giữ nước thời Lý - Trần
Bình thường nhà Lý có 3 đến 5 vạn quân, một bộ phận được luân phiên về sản xuất nhưng khi chiến tranh, nhà nước đã huy động được trên 10 vạn. Thời nhà Trần lúc hòa bình như Phan Huy Chú nói “quân số chưa đầy 10 vạn”, nhưng trong kháng chiến chống Nguyên Mông đã có lúc triều đình đã huy động được 20-30 vạn quân đánh giặc. “Đại để lúc vô sự thì phục binh ở nơi thuận tiện, khi có nạn thì đều hết sức chống cự. Thế là đời Trần nhân dân ai cũng là binh, nên mới phá được giặc dữ, làm cho thế nước được mạnh”10. “Đó là chính sách tốt, chế độ hay của thời cận cổ”. Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú hoặc Ngô Thì Sỹ đều có nhận xét rằng: “binh thế Đại Việt rất thịnh”; “lúc nông nhàn thì luyện tập, lúc vô sự thì làm ruộng, khi có động thì chiêu sổ gọi ra”, cho nên “binh vẫn đủ mà không phải chi phí nhiều, càng thêm hăng hái chống giặc, “thế nước càng thêm vững mạnh là nhờ vậy”.
Tóm lại, tổ tiên ta thời Lý - Trần đã luôn luôn coi “việc quân là việc thiết yếu của quốc gia”,
“quân đội là thiết bị giữ nước không thể thiếu được”11. Xây dựng quân đội là nhiệm vụ thường xuyên của triều đình, của quốc gia và được nhà vua coi trọng. Nhà Lý và nhà Trần đều chăm lo xây dựng quân đội có số lượng hợp lý nhưng tinh nhuệ, có lực lượng dự bị đông đảo..., coi đó là một trong những kế sách giữ nước quan trọng của nhà nước. Kế sách đó đã được thực hiện ngay từ khi còn hòa bình, đúng như lời của Trần Quang Khải: Thái Bình mà gắng sức thì non nước giữ được nghìn thu.
__________________________________________
1, 2. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí. Sđd, t.IV, tr. 49, 16.
3. Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd, tập II, tr. 9.
4. An Nam chí lược. Sđd, tr. 177.
5. Ngô Thì Sỹ: Việt sử tiêu án, Sđd, tr. 127.
6. Ngô Thì Sỹ: Đại Việt sử ký, Sđd
7, 8. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Sđd, t. IV, tr.20.
9. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tập II. Tr. 44.
10, 11. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí. Sđđ, t. IV. Tr. 5, 3