XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG NGẠCH QUÂN HOÀN CHỈNH

Một phần của tài liệu Kế sách giữ nước thời Lý - Trần (Trang 44 - 49)

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG KINH TẾ LÀM CHO DÂN GIÀU NƯỚC MẠNH, “QUỐC PHÚ BINH CƯỜNG”

I. XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG NGẠCH QUÂN HOÀN CHỈNH

Đầu thế kỷ X, sau khi đánh tan giặc ngoại xâm, Ngô Quyền xây dựng một quốc gia độc lập tự chủ. Tổ chức quõn đội lỳc đú cũn thụ sơ, biờn chế chưa được phõn định rừ rệt. Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn các sứ quân, bắt tay xây dựng nhà nước thống nhất và có dụng tâm tổ chức một quân đội mạnh. Năm Thái Bình thứ nhất (974), nhà Đinh định ngạch quân 10 đạo, mỗi đạo có 10 quân, mỗi quân có 10 lữ, mỗi lữ có 10 tốt, mỗi tốt có 10 ngũ, mỗi ngũ có 10 người. Quân đội do Thập đạo tướng quân Lê Hoàn chỉ huy. Nếu tính ra số quân triều Đinh có 100 vạn; chắc đó chỉ là ngạch quân biên sổ, đặt sẵn về mặt tổ chức biên chế, còn binh lính chủ yếu ở nhà sản xuất, khi có việc luyện tập, canh phòng hoặc chiến đấu mới gọi ra lệ thuộc các tướng. Vua Đinh đã để lại cho đời sau một di sản quý báu. Nhờ đó, năm 981, Lê Hoàn kế vị đã đem Thập đạo quân đánh tan quân xâm lược Tống.

Năm Thiên Phúc thứ 7 (986), Lê Hoàn cho điểm dân làm lính, lấy người khỏe mạnh sung vào quân Túc vệ, mỗi người lính được thích vào trán ba chữ “Thiên tử quân”. Tiếp đó, vua Lê lại kiểm duyệt quân đội phân phối đi các đạo, phủ, tổ chức các đội ngũ, cho làm cung nỏ, rèn giáo mác và đóng chiến thuyền; chia tướng làm hai ban, chế mũ đầu mâu màu bạc phát cho quân lính, v.v… Như vậy trước thời Lý, Đại Việt đã có tổ chức quân đội chính quy. Thời Đinh - Lê đã quy định khung biên chế, nhiều lần cải cách tổ chức quân đội. bước đấu có những quy chế thống nhất về tổ chức và trang bị.

Nhà Lý rồi nhà Trần kế tiếp nhau thừa hưởng thành quả của các triều đại trước trên nhiều lĩnh vực, trong đó có tổ chức quân đội, và đều đạt được những thành tựu mới trên lĩnh vực này.

Trên cơ sở tổ chức quân sự quốc phòng đạt được từ thế kỷ X, nhà nước Lý - Trần đã xây dựng hệ thống ngạch quân của mình. Đó là một hệ thống tổ chức quân sự từ trung ương đến tận làng xã, động bản. Lực lượng quân sự thời Lý - Trần bao gồm các thành phần sau đây:

1 - Quân chủ lực của triều đình.

2 - Quân của lộ, phủ, châu.

3 - Quân của quý tộc, tông thất (quân vương hầu)..

4 - Lực lượng dân binh (hương binh) trong làng xã, động bản.

Thành phần chủ yếu của lực lượng quân sự thời Lý - Trần là những đơn vị quân đội thuộc quyền quản lý trực tiếp của triều đình trung ương. Đây là lực lượng quân chủ lực của nhà nước, gồm có Cấm quân và Sương quân.

Cấm quân bao giờ cũng là lực lượng nòng cốt, thường được gọi là Thân quân hay quân trong kinh. Lúc hòa bình Cấm quân đóng ở kinh thành, có nhiệm vụ bảo vệ vua và triều đình, khi có chiến tranh là chủ lực quân đánh giặc giữ nước.

Trong xã hội phong kiến, kinh đô luôn luôn là mục tiêu bảo vệ quan trọng nhất. Kinh đô Thăng Long, nơi đầu não của đất nước, trông đó có vua, hoàng tộc và cả triều đình ở và làm việc, thường

Kế sách giữ nước thời Lý - Trần

xuyên được bảo vệ cẩn mật. Nhiệm vụ này được nhà nước giao cho Cấm quân. Vì thế thời kỳ nào, triều đại nào, Cấm quân cũng được chú ý xây dựng và phát triển.

Năm 1028, Lý Thái Tông đặt 10 vệ điện tiền Cấm quân, gồm tả và hữu các vệ: Quảng Thánh, Quảng Vũ, Ngự Long, Bổng Nhật, Phủng Nhật và Trừng Hải. Sử thần Ngô Thì Sỹ chép: “Đặt ra Cấm quân trước điện vua gọi là các vệ Quảng Thánh, Quảng Vũ, Ngự Long, Phủng Nhật và Trừng Hải, mỗi vệ chia ra tả và hữu trực; trại quân đóng cả trong cấm thành để bảo vệ, tổng cộng là 10 vệ”1. Năm 1054, Lý Thánh Tông đổi tên các đô quân Khuông Thánh của Thần Vệ thành Củng Thánh, Quảng Đức thành Trung Vũ, Quảng Vũ thành Chiêu Vũ; đồng thời đặt thêm tả, hữu Long Dực đô, mỗi đô 100 người. Năm 1059, nhà vua lại chia quân thành tám hiệu: Ngự Long, Vũ Thắng, Long Dực, Thần Điện, Bổng Thắng, Bảo Thắng, Hùng Lược và Vạn Tiệp; mỗi hiệu quân đều chia làm tả, hữu, tiền, hậu, bốn bộ hợp thành 100 đội, trong đó có cả lính kỵ mã và lính bắn đá, mỗi người thích lên trán ba chữ “thiên tử quân”. Đến đời Lý Nhân Tông, năm 1104, duyệt binh Hưng Nam, Vũ Tiệp tả và hữu, đổi làm đô Ngọc Giai, binh Ngự Long đổi thành đô Hưng Thánh, Quảng Vũ; những người thuộc họ lớn trong dân cho làm binh Vũ Thắng, đồng thời đổi điền nhi làm binh Thiết Lâm. Năm 1118 nhà vua cho tuyển 350 con trai hạng hoàng đại nam khỏe mạnh để sung vào làm binh các đô Ngọc Giai, Hưng Thánh, Vũ Đô và Ngự Long. Năm sau, vua sai duyệt sáu binh Vũ Tiệp, Vũ Lâm, v.v…, hạng khỏe giỏi cho làm hỏa đầu (đội trưởng) ở các quân Ngọc Giai, Hưng Thánh, Bổng Nhật, Quảng Thánh, Vũ Đô, v.v…, hạng dưới cho làm lính các độ đó. Sử chép: “Binh chế buổi đầu đời Lý... lấy thân quân làm trọng gọi là Cấm quân. Cấm vệ có 10 quân, mỗi quân có 200 người, đều có tả hữu; phải túc trực thường xuyên”2.

___________________________________

1. Ngô Thì Sỹ: Việt sử tiêu án. Văn hóa, Á châu xuất bản. Sài Gòn 1960, tr.61.

2. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí. NXB Sử học. Hà Nội. 1961 t.IV, tr.5.

Tuy mang danh hiệu là “Thiên tử quân” như quân dưới thời Đinh - Lê nhưng Cấm quân thời Lý phát triển hoàn chỉnh hơn. Quân đội thời Lý được chia thành từng tướng hiệu, quân hiệu, các vệ quân, đô quân, các đội, ngũ hoặc giáp để thay nhau phụng trực hoặc tuần tra canh gác.

Cũng như triều Lý, triều Trần tổ chức Cấm quân theo nguyên tắc Thân quân, quân của vua, của triều đình thuộc giòng họ thống trị. Nhưng khác với triều Lý, triều Trần ngoài kinh đô Thăng Long cần được bảo vệ cẩn mật nhất, còn có phủ Thiên Trường, nơi quê hương của họ Trần và là nơi ở của các Thượng hoàng, được coi gần như một kinh đô thứ hai cần được bảo vệ. Do vậy, Cấm quân nhà Trần được mở rộng phát triển hơn để đảm nhận thêm nhiệm vụ mới, bảo vệ Thượng hoàng, bảo vệ phủ Thiên Trường (Nam Định).

Năm 1246, Trần Thái Tông định danh hiệu quân đội chọn người khỏe mạnh sung làm quân Tứ Thiên, Tứ Thánh, Tứ Thần. Người ở các lộ Thiên Trường và Long Hưng, sung làm quân Thiên Thuộc, Thiên Cương, Chương Thánh và Củng Thần; người các lộ Hồng và Khoái sung làm quân tả Thánh Dực và hữu Thánh Dực; người các lộ Trường Yên, Kiến Xương sung làm quân Thánh Dực và Thần Sách. Người tuyển từ các lộ khác thì sung vào các vệ cấm quân hoặc sung làm trạo nhi (lính chốo thuyền, khiờng vừng) và cỏc phong đội. Cú thể hiểu Tứ Thiờn, Tứ Thỏnh và Tứ Thần ở đõy là quân Túc vệ gồm có tả, hữu Thiên Thuộc và tả, hữu Thiên Cương; tả, hữu Chương Thánh và tả, hữu Thánh Dực; tả, hữu Củng Thần và tả, hữu Thần Sách; tổng cộng là 12 vệ quân. Nhà Trần khởi lên từ lộ Thiên Trường, cho nên đã lấy quân ở bản lộ và những lộ phụ cận làm quân Túc vệ để bảo vệ Thượng hoàng và nhà vua.

Năm Thiên Hưng thứ 16 (1298), Trần Anh Tông đặt các quân hiệu Chân Thượng đô, Thủy Dạ Soa đô và Chân Kim đô. Năm 1311, nhà vua đặt thêm quân hiệu Toàn Kim Cương. quân lính đều được thích tên quân hiệu lên trán; đồng thời chia quân Thiên Thuộc ra làm hai đô Thượng Phù đô và

Kế sách giữ nước thời Lý - Trần

Hạ Phù đô. Sau hai năm, Anh Tông lại đổi quân Vũ Tiệp làm quân Thiết Ngạch và cử Vũ vệ đại tướng quân quản lĩnh.

Đời Minh Tông, năm 1315, đặt Phù Liễn đô gọi là Long vệ tướng và sau đổi làm Khấu Mã quân.

Các đời vua sau đặt thêm các quân hiệu mới. Chẳng hạn năm 1378, Cấm quân có các hiệu như:

Thần Dực, Thiên Uy, Thánh Dực, Hoa gạch, Thị Vệ, Thiên Trường, Thần Vũ, v v , tất cả có chức giám quân. Sau đó lại đặt thêm quân Thiết Thương, Thiết Giáp, Thiết Lâm, Thiết Hổ, Ô Đồ và chọn cỏc vừ tướng làm chức quản quõn.

Cấm quân thời Trần là sự kế thừa tổ chức Cấm quân thời Lý. Đến đời Trần Thái Tông thực hiện cải cách quân sự, chính quy hóa tổ chức. Năm 1267, triều đình ban bố lệnh tổ chức các đơn vị quân và đô. Mỗi quân có 30 đô, mỗi đô có 80 người.

Theo biên chế đời Trần Thái Tông, chỉ tính riêng 12 vệ quân Tứ Thiên, Tứ Thánh và Tứ Thần đã có 28.800 người. Các đời vua tiếp sau, quân Cấm vệ mở rộng hơn. Sử gia Phan Huy Chú nhận xét:

“Số quân buổi đầu nhà Trần, mỗi quân 2400 người. Các quân Cấm vệ và các lộ đại ước không đầy 10 vạn”1.

Trong tổ chức Cấm quân thời Lý - Trần, có một bộ phận gọi là quân Túc vệ, tức quân hầu cận, những người lính theo hầu xe vua, bảo vệ và phục dịch nhà vua hoặc Thượng hoàng khi ở trong kinh hoặc lúc xuất giá. Thời Lý, số quân này gọi là Tùy Long quân nội ngoại hay Tả hữu túc xa. Vừa lên ngôi, Lý Thái Tổ đem 500 quân Tùy Long vào làm lính Túc vệ ở cạnh mình. Năm 1054 Lý Thánh Tông đặt thêm tả, hữu Long Dực đô, mỗi đô 100 người. Dưới thời Trần, quân Túc vệ cũng là lính hạng nhất, trai tráng tuyển từ các lộ Thiên Trường, Long Hưng và các lộ bản bộ của nhà Trần, đều được sung vào quân Thiên Thuộc, Thiên Cương, Chương Thánh và Củng Thần. Số quân này túc trực bảo vệ trong cấm thành nơi vua ở và làm việc, một bộ phận trông nom hành cung Thiên Trường.

Như vậy: nhu cầu bảo vệ chính quyền trung ương và bảo vệ đất nước đã thúc đẩy các triều đại Lý, Trần không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức, biên chế quân đội. Càng ngày Cấm quân càng được tổ chức chính quy, đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ kinh đô và đánh giặc, đều được huấn luyện tinh nhuệ. Đúng như nhận xét của Phan Huy Chú: “Đến đời nhà Lý và nhà Trần đặt quân hiệu có phần kỹ càng hơn... Trong thành vua có quân Túc vệ đội ngũ đông nghiêm”2.

Thời Lý - Trần, Cấm quân là lực lượng thường trực chuyên nghiệp. Là loại lính hạng nhất, họ được coi trong, được ưu đãi hơn các loại quân khác.

Lực lượng quân thường trực của trung ương còn có một bộ phận gọi là Sương quân. Đây là một lực lượng quân sự khá đông đảo, thuộc diện quản lý của triều đình, bao gồm những trai tráng làm nghĩa vụ binh dịch, nhập ngũ theo yêu cầu và thực hiện chia phiên ở lại canh phòng luyện tập và phục dịch hoặc trở về sản xuất theo quy định của chính sách “ngụ binh ư nông”. Trên danh nghĩa, Sương quân là lính dùng để sai khiến, phục dịch hoặc canh cổng... thực chất là lính bán chuyên nghiệp, lúc hòa bình thay phiên phục dịch, khi chiến tranh là những chiến binh. Chu Khứ Phi, một quan lại triều Tống đã mô tả rằng: “Nhà Lý có tám quân, như Ngự Long quân, Vũ Thắng quân, v.v., đều chia làm tả, hữu; mỗi quân có 200 người thích ngang trên trán ba chữ “Thiên tử quân”. Ngoài ra còn có 9 quân khác như Hùng Lực, Dũng, Kiện, v.v., dùng để sai khiến; binh cứ hàng tháng đổi một lần, lúc nhàn hạ thì cấy trồng để tự túc”3. Sử gia Ngô Thì Sỹ cũng chép: “Binh chế bước đầu nhà Lý... Cấm vệ có 10 quân, mỗi quân 200 người đều có tả, hữu, phải thường xuyên túc trực. Lại có 9 quân như Sương quân để sai khiến mọi việc, mỗi tháng đến phiên một lần gọi là đến canh, hết canh cho về nhà cày cấy hoặc làm công nghệ tự cấp lấy chứ không được cấp lương”4.

Thời Trần, có khi người ta gọi một bộ phận Sương quân là Lao thành binh, vì họ là lính phục dịch như đắp thành, canh cửa thành, xây dựng, cắt cỏ, v.v… Năm 1230 triều Trần quy định: “Ai phải đi đày làm lính lao thành thì thích bốn chữ vào trán, làm việc phát cỏ rậm và cho họ lệ thuộc vào bốn

Kế sách giữ nước thời Lý - Trần

đội Sương quân”5. Sương quân thời Trần cũng là lính hạng nhì (sau Cấm quân), họ là lực lượng bán chuyên nghiệp... Lê Trắc ghi chép về Sương quân trong An nam chí lược như sau: “Việc lấy quân không có số nhất định, chỉ chọn dân đinh nào khỏe mạnh thì lấy. Cứ năm người là một ngũ, 10 ngũ một đụ, chọn hai người nhanh giỏi dạy tập vừ nghệ. Khi nào cú việc điều động thỡ gọi ra, khụng cú việc thì trở về nhà làm ruộng"6.

Nếu như những đơn vị quân đội của triều đình trung ương là thành phần chủ yếu thì quân địa phương là lực lượng đông đảo nhất trong hệ thống quân thường trực của quốc gia Đại Việt. Đó là tổ chức quân sự do các đạo, lộ, phủ, châu tổ chức, quản lý và chỉ huy theo quy chế chung của nhà nước. Thời Lý, khi Lý Công Uẩn lên ngôi, chia nước thành 24 lộ và hai trại. Đến năm 1242, đời Trần Thái Tông đổi 24 lộ làm 12 lộ, hai trại; sau đặt thêm năm phủ, sáu châu. Trong mỗi lộ chia thành các phủ, châu; dưới các phủ châu là các huyện, hương, xã. Nhà Lý cho phép các lộ chỉ được tuyển đinh tráng và cai quản binh trong lộ mình. Lý Cao Tông đã cho “tuyển đinh nam, lấy những người khỏe mạnh sung vào quân đội đặt dưới quyền cai quản của các lộ để đi đánh dẹp”7.

___________________________________

1. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí. phần Binh chế chí, t.IV, tr.5.

2. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí: Sđd. t.IV, tr.20.

3. Chu Khứ Phi: Lĩnh ngoại đại đáp. Tư liệu khoa sử, Trường đại học Tổng hợp, Hà Nội.

4. Ngô Thì Sỹ: Việt sử tiên án. Sđd, tr. 127.

5. Việt sử thông giám cương mục, sđd, t.V, tr.9.

6. Lê Trắc: An Nam chí lược.

7. Lê Trắc: An Nam chí lược, Sđd. tr.111

Thời Trần có lúc gọi quân các lộ là “phong quân” “phong đoàn”. Năm 1261, nhà nước chính thức tổ chức “phong quân” ở các địa phương hay các “đội tuyển phong” ở các phủ, huyện. Mỗi lộ đặt 12 đô phong đoàn. Nếu tính theo cơ cấu tổ chức hành chính thời Trần thì ta có thể thấy được lực lượng quân các lộ là rất đáng kể. Tuy nhiên cũng như triều Lý quân giữa các lộ thời Trần không đều nhau về số lượng, tùy thuộc vào vị trí quân sự và điều kiện dân cư từng địa phương. Như Phan Huy Chú đã viết: “Binh ở mấy lộ buổi đầu nhà Trần chỉ đặt ở mấy đạo đông, nam, bắc; từ Hoan Ái (Nghệ An và Thanh Hóa) trở vào còn xem là đất xa có việc mới gọi, ngày thường chưa đặt thành vệ. Từ đời Long Hưng, Đại Khỏnh (1293 - 1323) về sau, bờ cừi phớa nam khai thỏc rộng thờm, bấy giờ binh ở Thanh Nghệ và Thuận Hóa mới liệt vào quân hiệu”1.

Là lực lượng quân sự đông đảo nhất trong hệ thống tổ chức quân đội của nhà nước Đại Việt, quân địa phương có nhiệm vụ canh phòng và đánh giặc tại địa phận mình là chính, lúc cả nước có chiến tranh, quân các lộ có thể được triều đình điều động đi đánh giặc ở những vùng khác. Vì thế quân địa phương thời Lý - Trần thực sự là một lực lượng quốc phòng quan trọng ở khắp mọi miền đất nước, họ đã góp phần đáng kể trong các cuộc chiến tranh giữ nước hồi thế kỷ XI và thế kỷ XIII.

Lực lượng quân sự các địa phương được chia phiên thay nhau ở tại ngũ hay về sản xuất tự túc, khi cần họ được gọi ra nhập ngũ tham gia đánh giặc. Cả triều Lý và triều Trần đều thực hiện chính sách ngụ binh ư nông đối với quân địa phương. Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí, “nhà Trần theo phép nhà Lý, binh Túc vệ được cấp bổng hàng năm... có binh các đạo thì đều chia phiên về làm ruộng” (2).

Thời Lý - Trần, nhà nước ban cấp thái ấp cho các vương hầu, quý tộc hoặc cho phép họ chiêu mộ dân nghèo, những người lưu tán khai khẩn đất hoang lập thành các điền trang. Nhà vua cũng thừa nhận quyền trấn trị của các vương hầu quý tộc ở một số địa phương. Như thời Trần, Trần Quốc Tuấn

Kế sách giữ nước thời Lý - Trần

ở Vạn Kiếp. Trần Quốc Chẩn ở Chí Linh, Trần Quốc Khang ở Diễn Châu, Trần Nhật Duật ở Thanh Hóa, Trần Thủ Độ ở Quắc Hương (Thái Bình), Trần Khánh Dư ở Dưỡng Hòa (Nam Hà), v.v… Tại các phủ đệ của các vương (con vua) thời Lý đều có lực lượng quân sự riêng mà sử thường gọi đó là phủ binh, như quân của Đông Chinh vương, Dực Thánh vương, Vũ Đức vương hay của Khai Quốc vương ở Trường Yên, v.v… Dưới thời Trần các vương hầu quý tộc khi có chiến tranh cũng được quyền huy động tổ chức lực lượng quân sự riêng ở những vùng có thái ấp điền trang. Chính vì thế phương thức ban cấp thái ấp và quyền thành lập các đại điền trang thời Lý - Trần bao hàm ý nghĩa cả kinh tế và quốc phòng.

Trong thời kỳ đất nước có chiến tranh, thường xuất hiện những đạo quân của các vương hầu quý tộc. Trong chiến tranh chống Tống năm 1077, có quân của các hoàng tử Hoàng Chân, Chiêu Văn mà lực lượng nòng cốt là những “con nuôi” của họ. Thời Trần có các đạo quân “gia nô” hay “vương hầu gia đồng” tham gia kháng chiến chống Nguyên - Mông, như đạo quân hơn 1000 người gồm các gia nô và thân thuộc của Trần Quốc Toản, v.v… Sách An Nam chí lược chép: “Thời Trần có ba đô vương hầu gia đồng là Sơn Lao đô, Dược Đồng đô và Toàn Hầu đô”. Ngô Sĩ Liên và Phan Huy Chú đều chép về việc triều đình nhà Trần đều hạ lệnh cho các vương hầu, tông thất mộ binh và thống lĩnh binh của mình giúp vua chống giặc.

Dưới triều Trần, ở một mức độ nhất định và vào lúc cần thiết, các vương hầu quý tộc được phép tổ chức lực lượng vũ trang riêng. Tuy nhiên, loại quân này không đối lập với triều đình trung ương như các đạo quân lãnh chúa ở châu Âu đương thời. Việc mộ quân, luyện quân của họ xuất phát từ yêu cẩu chống ngoại xâm hay bảo vệ quyền thống trị của giòng họ và theo lệnh của nhà nước. Thời bình, lực lượng quân sự này không đáng kể, chủ yếu họ là một số gia nô của các vương hầu quý tộc vừa sản xuất hay phục dịch vừa luyện tập quân sự và vũ trang ở mức độ nhất định để canh phòng trang trại. Khi đất nước có chiến tranh, các vương hầu quý tộc được quyền “mộ binh và thống lĩnh binh của mình”. Trong đó không chỉ có gia nô mà cả trai tráng ở các làng, xã lân cận, tổ chức thành các đạo quân cứu nước, đặt dưới quyền chỉ huy thống nhất của trung ương. Vai trò của quân vương hầu được phản ánh nhiều ở trong chính sử, chẳng hạn sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Năm Nguyên Phong (đời Trần Thái Tông) giặc Nguyên sang cướp, vương hầu đem gia thần và hương binh, thổ hào sung vào đội quân cần vương. Việc biến năm Đại Định (1369) các vương hầu cũng đem dân thôn trang sắm sửa nghi trượng đón vua mới”2.

Như vậy, quân vương hầu thời Lý - Trần đã đóng một vai trò nhất định trong việc bảo vệ chính quyền và bảo vệ đất nước.

Một nét độc đáo trong cơ cấu lực lượng vũ trang Đại Việt là vai trò chiến lược của các tổ chức dân binh - lực lượng vũ trang các làng xã, thôn ấp, động bản. Tình cảm Làng - Nước, Nước - Nhà,

“nước mất nhà tan”, đã thôi thúc những người dân hương, xã, bản làng đứng lên tự vũ trang, thành lập đội ngũ chiến đấu để giữ làng giữ nước.

Tổ chức dân binh bao gồm các đinh nam trong các làng bản. Những trai tráng đã được ghi tên trong “sổ quân” mà chưa được nhập ngũ hoặc những dân binh đã hoàn thành binh dịch, là lực lượng nòng cốt của dân binh. Đối với họ “tĩnh vi nông động vi binh”, lúc vô sự là dân lúc có giặc là binh.

Thời bình, dân binh vừa sản xuất vừa bảo vệ an ninh trong vùng. Khi có chiến tranh, họ là lực lượng đánh giặc giữ làng giữ nước. Phạm vi hoạt động của dân binh chủ yếu trong làng xã mình, nhưng nếu cần thiết họ mở rộng địa bàn hoạt động ra cả phủ, lộ. Dưới thời Lý, đặc biệt là thời Trần, mỗi khi có xâm lăng, làng xã đều trở thành “làng chiến đấu”, mọi người dân đều tham gia đánh giặc. Họ tự trang bị vũ khí và gia nhập tổ chức dân binh. Lực lượng dân binh tham gia cuộc kháng chiến chống Tống thật đông đảo, như Tể tướng Vương An Thạch và vua Tống Thần Tông đã thú nhận:

“Dân Man kéo hết cả nhà theo”, “cả nước Giao Chỉ, nhà có sáu người thì năm người tòng quân, còn một người không đi được phải ở lại”3. Sứ giả nhà Nguyên, Trần Phu, đã ghi chép lại trong chuyến đi sang Đại Việt năm 1293 rằng: “Mỗi khi có biến động... là trai tráng khắp xứ đều kéo ra ngay, khí giới đều do họ tự trang bị lấy... có người còn vác cả chiếc gậy trơn” (Sứ Giao Châu cảo) Trong cuộc

Một phần của tài liệu Kế sách giữ nước thời Lý - Trần (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w