CHƯƠNG VI: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI KHÔN KHÉO NHẰM NGĂN NGỪA CHIẾN TRANH, GIỮ YấN BIấN THÙY, KIẾN TẠO HềA BèNH, XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
II. MỀM DẺO NHƯNG KIÊN QUYẾT TRONG QUAN HỆ VỚI PHƯƠNG BẮC
Trong hoạt động đối ngoại của các nhà nước phong kiến Việt Nam thời trung đại nói chung, thời Lý - Trần nói riêng, quan hệ với Trung Hoa ở phía Bắc nổi lên hàng đầu và là mối quan tâm bậc nhất. Lý do khỏ rừ ràng. Trong suy nghĩ và hành động của cỏc nhà nước phong kiến Trung Hoa cho đến cận đại - nhà Thanh, bao giờ họ cũng nhìn nhận Đại Việt - Việt Nam (quốc hiệu từ năm 1804 thời Gia Long) như một nước chư hầu, phiên thuộc, phải thần phục. Dường như sau hơn 1000 năm đô hộ, với tư thế là một quốc gia lớn mạnh, có quan hệ liền kề về không gian, lãnh thổ, có nhiều nét tương đồng về văn hóa, văn minh, các tập đoàn phong kiến cầm đầu đế chế Trung Hoa tự cho mình quyền “che chở”, “định đoạt” của “Thiên triều” đối với một nước nhỏ ở phía nam, mặc dù ách đô hộ đã thực sự chấm dứt từ đầu thế kỷ X. Hiệp ước Thiên Tân ký ngày 9-6-1885 giữa Pháp và nhà Thanh nhằm phân chia quyền lợi của họ ở Việt Nam là một bằng chứng.
Từ thế kỷ XI, các nhà nước thời Lý - Trần hẳn đã nhận thức được điều đó. Tuy nhiên, tranh thủ sự hỗ trợ, ủng hộ của quốc gia láng giềng trong tinh thần hòa hiếu tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại là cần thiết, không có cách nào khác tốt hơn điều đó trong quan hệ đối ngoại bất kỳ ở đâu và lúc nào.
Đặc biệt quốc gia Đại Việt trong tương quan với Trung Hoa, một quốc gia có lịch sử dựng nước lâu đời, rộng lớn, với một nền văn minh rực rỡ, đầy hấp dẫn của phương Đông cổ trung đại, thì sự tranh thủ đó lại càng cần thiết.
Dường như lịch sử đã tạo điều kiện và tiền đề cho mối quan hệ đó tiếp diễn với những nét đặc biệt. Tuy nhiên, quan hệ đối ngoại và hệ quả của nó bao giờ cũng tùy thuộc vào cả hai bên hữu quan.
Ở đây, mưu đồ lập lại nền đô hộ trên đất Đại Việt vẫn thường trực ở phía Tống, Nguyên, Minh, nhưng giữ vững quyền tự chủ quốc gia Đại Việt do người Việt làm chủ, là điều bất di bất dịch, không thể nhân nhượng của nhà nước Lý - Trần. Tinh thần này được biểu hiện mạnh mẽ như một tuyên ngôn đanh thép trong thơ Lý Thường Kiệt - người anh hùng dân tộc đã tổ chức, điều hành chiến tranh giữ nước thắng lợi đầu năm 1077: “Nam quốc sơn hà, Nam đế cư…”
Tuy nhiên, hoàn toàn không phải vô cớ, từ thế kỷ X, với họ Khúc, đến các vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, sau khi lên cầm quyền đều “xin mệnh” và nhận tước phong của Nam Hán, Lương, Tống. Không chỉ nhận tước phong mà còn thường xuyên phái sứ giả sang triều cống, tỏ ý thần phục.
Với hình thức đó, các nhà nước thời này đã tranh thủ sự “công nhận”, khẳng định tính hợp thức trong quan hệ bang giao giữa hai nước cùng song song tồn tại. Nhưng một khi vượt quá giới hạn đó, thì dù là tiểu vương quốc Nam Hán ở ven biển đông Nam Trung Hoa, hoặc Đại Tống hùng mạnh làm chủ toàn Trung Hoa, uy hiếp độc lập dân tộc xâm lược lãnh thổ Đại Việt là lập tức bị giáng trả đích đáng, buộc phải rút quân về nước. Bài học và kinh nghiệm lịch sử trong quan hệ đối ngoại với phương Bắc từ thế kỷ X được các nhà nước Lý - Trần kế thừa, ứng dụng và nâng lên tầm cao mới.
Kế sách giữ nước thời Lý - Trần
Ngay sau khi lên ngôi, đầu năm 1010, Lý Thái Tổ đã cử viên ngoại bang Lương Nhậm Văn và Lê Tái Nghiêm sang nhà Tống biếu sản vật vật địa phương nhằm kết nối giao hảo1. Không phải không có căn nguyên khiến Tống Chân Tông không theo ý muốn từ chối của quần thần khi ông ta nói: “Họ Lê thay nhà Đinh, họ Lý cũng bắt chước làm theo. Ta đối với Lê hay Lý nào có khác gì”2 và nhận lễ sính. Liền cuối năm đó, nhà Tống cử sứ giả sang phong Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) làm Giao Chỉ quận vương, Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ3. Hẳn rằng bài học thất bại cay đắng trong chiến tranh xâm lược vào cuối năm 980 đầu 981 thời Tống Thái Tông trên chiến trường Đại Cồ Việt còn thấm đậm trong đầu vị vua kế nghiệp - Tống Chân Tông, mặc dù 30 năm đã trôi qua. Mặt khác, về phía Tống, mối họa nước Liêu, Khiết Đan ở phía bắc cùng hòa ước Thiều Châu ký năm 1004 với Khiết Đan còn chưa ráo mực kèm theo gánh nặng cắt đất, cống nạp cho Khiết Đan mỗi năm 10 vạn lạng bạc và 20 vạn tấn lụa không cho phép vua Tống có thái độ khác đối với Đại Việt, ngoài việc kết mối hòa hiếu.
Để tranh thủ sự đồng tình, công nhận, kết mối giao hảo, giao lưu với Trung Hoa, vua Lý Thái Tổ cử sứ giả sang Tống đáp lễ vào năm 1011 và kết hảo năm 1012. Tiếp đó, tuy chưa thành lệ định kỳ, nhưng nhà Lý thường cử sứ giả sang Tống báo tin thắng trận trong đánh dẹp hoặc biếu, cống nạp ngựa, voi, tê ngưu, cũng có khi kèm theo vàng bạc (năm 1126). Đã thành thường lệ, mỗi khi vua Đại Việt mất, nhà Tống cử sứ gỉa sang phúng viếng và tiếp tục sách phong vua mới lên ngôi. Đó là các trường hợp: Lý Thái Tông năm 1029, Lý Thánh Tông năm 1055, Lý Nhân Tông năm 1073, Lý Thần Tông năm 1132, Lý Anh Tông năm 1139, đều sách phong Giao Chỉ quận vương.
Như vậy, cho đến giữa thế kỷ XII, mặc dù đã có sự đụng độ lớn với nhà Tống trong chiến tranh vệ quốc trên chiến trường Như Nguyệt vào thế kỷ trước, nhưng bằng biện pháp mềm dẻo về quan hệ giao hảo, các vua nhà Lý đã tranh thủ được sự công nhận quyền tự chủ của đất nước Đại Việt. Sau thất bại, nhà Tống buộc phải công nhận quốc gia Đại Việt nhưng vẫn cố níu lấy quyền lực của một thời đã qua, dù chỉ là hư quyền, quyền phong vương cho chư hầu. Các vua nhà Lý trong quan hệ đối ngoại không lấy đó làm quan trọng. Điều quan trọng hơn là “sông núi nước Nam vua nước Nam ở”
đã thực sự trở thành hiện thực. Lịch sử lại được chứng kiến trong khi Đại Việt ngày một phát triển, mở mang, thì vương triều Tống ngày một suy yếu. Từ sau khi nước Kim chia quân tấn công đất Tống vào năm 1125, diệt Bắc Tống vào năm 1127, tiếp đến nhà Nam Tống (từ năm 1127 đến 1279) trượt dài trên con đường đầu hàng nước Kim, để rồi cả hai cùng chung số phận chịu bại vong trước vó ngựa của người Mông Cổ, nhường cho nhà Nguyên quyền thống trị Trung Hoa. Trong bối cảnh suy vong đó, năm 1164, Tống Hiếu Tông - vua thứ hai của Nam Tống sau khi lên ngôi, để biểu thị quyền lực của mình, đồng thời tranh thủ Đại Việt, đã lập lại việc làm của nhà Bắc Tống phong vương cho Lý Anh Tông, nhưng không phải là Giao Chỉ quận vương mà là An Nam quốc vương. Từ đây, Giao Chỉ quận được thay bằng An Nam quốc. Các nhà nước phong kiến Trung Hoa đã từ bỏ quan niệm Đại Việt như một quận phiên thuộc của họ, mà phải thừa nhận là một quốc gia đường hoàng.
Tuy nhiên, danh hiệu An Nam quốc vương, theo sử sách, cũng chỉ được nhà Tống sử dụng phong cho Lý Cao Tông năm 1186, Trần Thái Tông năm 1229. Nhà Nguyên lên cầm quyền năm 1260, theo thói thường, để thông báo và biểu thị uy quyển của mình, lại phong cho Trần Thái Tông năm 1261 như nhà Nam Tống đã làm. Từ đây, danh hiệu “An Nam quốc vương” chỉ còn được nhà Nguyên lặp lại trong hai trường hợp kỳ quặc. Đó là phong cho Trần Di Ái vào năm 12814 và Trần Ích Tắc vào năm 12865.
_________________________________________
1. Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983 tr.241.
2. Việt sử thông giám cương mục, Nxb Văn - Sử - Địa , Hà Nội, 1957. t.III. tr.41.
3. Đại Việt sử ký toàn thư, sđd. tr. 243, Việt sử thông giám cương mục, Sđd, tr.43.
Kế sách giữ nước thời Lý - Trần
4. Trần Di Ái là chú họ của Trần Nhân Tông. Nhà vua từ chối không sang chầu Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt, cử Di Ái cùng với Lê Mục, Lê Tuân đi sứ. Nhân dịp này, Hốt Tất Liệt thừa cơ phong Trần Di Ái làm An Nam quốc vương, lập chính quyền bù nhìn từ Trung Hoa đưa về chiếm Đại Việt vào năm 1282. Bị đánh chặn ngay từ biên giới Trần Di Ái sợ trốn về nước, bị trị tội đổi tên là Trần Ái, đồ làm khao giáp binh phủ Thiên Trường - Theo Đại Việt sử kí toàn thư. Sđd. t. II, tr. 30
5. Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc là con Trần Thái Tông, hàng quân Nguyên trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, năm 1285.
Điều cần lưu ý là các vua nhà Trần trong quan hệ bang giao với Tống, Nguyên, Minh vẫn giữ lễ thường qua lại thăm viếng, chúc tụng, cống nạp phương vật như các triều trước, nhưng khi lên ngôi không dâng biểu cầu phong. Việc nhà Tống, nhà Nguyên phong vương cho Trần Thái Tông chỉ là hành động đơn phương của họ. Sử gia Phan Huy Chú có nhận xét về tình hình phong vương thời Trần như sau: “Các vua Trần được nhường ngôi, chưa từng cầu phong ở Trung Quốc (...). Vì nhà Nguyên rất bất bình với nhà Trần, cho nên, về sau dù có sính sứ đi lại, mà lễ sách phong suốt đời nhà Nguyên không thi hành nữa”1.
Minh Thành Tổ lên ngôi ở Kim Lăng năm 1368, sai Địch Tế Dân sang “thăm” Đại Việt hẳn là để thông báo quyền lực của nhà Minh ở Trung Hoa. Vua Trần Dụ Tông sai Lễ bộ thị lang Đào Văn Đích sang cũng chỉ với mục đích đáp lễ2. Năm 1370, Nghệ Tông lên ngôi, vua Minh sai Diêm Nguyên Phục, đạo sĩ cùng Triều Thiên đem lễ trâu và lụa sang tế thần núi Tản Viên và các thủy thẩn sông Lô. Diêm Phục vào Thăng Long làm lễ tế xong còn khắc bài văn tế do chính vua Minh viết vào bia đá trước khi về nước3. Hành động ngang ngược trịch thượng đó của Minh Thành Tổ báo hiệu một tương lai không tốt đẹp trong quan hệ giữa hai nước. Việc giao hảo hòa bình hữu nghị chấm dứt, mở đầu một thời kỳ chiến tranh lạnh giữa nhà Minh có tham vọng chinh phục Đại Việt với nhà Trần đang chèo lái trên bước đường suy yếu vào cuối thế kỷ XIV.
Trong quan hệ đối ngoại với phương bắc, qua các việc làm như nhận sắc phong (chủ yếu là thời Lý) cống nạp dưới dạng “biếu”, “tặng”, cử sứ giả thăm viếng chúc tụng, các nhà nước thời Lý - Trần đó tỏ ra mềm dẻo, nhỳn nhường. Mặt khỏc, họ cũng hiểu rừ đối tượng - những nhà nước thay nhau cầm quyền ở một quốc gia lớn mạnh, rất có ý thức về bá quyền của mình đối với lân bang. Nhưng các nhà nước đó không phải lúc nào cũng mạnh. Chính vì vậy, đối sách mềm dẻo, tỏ thái độ thần phục là cần thiết để có được hòa hiếu, tôn trọng lẫn nhau cùng tồn tại hòa bình. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là để mất chủ quyền. Một khi họ tỏ thái độ không thiện chí với mục đích xâm lược, các nhà nước Lý - Trần đã dùng biện pháp cứng rắn để giữ quốc thể, tranh thử hòa hoãn nhằm xây dựng lực lượng, huy động toàn quân, toàn dân cầm vũ khí bảo vệ Tổ quốc.
Tỡnh hỡnh này biểu hiện rừ rệt nhất ở những năm trước chiến tranh vệ quốc thời Trần, đặc biệt là thời gian giữa cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông, lần thứ nhất và lần thứ hai. Sau đó là từ năm 1369 trở đi với vương triều Minh thay nhà Nguyên cầm quyền ở Trung Hoa.
Vào thế kỷ XIII nhân loại đã chứng kiến hành động xâm lăng bành trướng của đế quốc Mông Cổ từng gây chấn động kèm theo bao nỗi kinh hoàng đối với nhiều quốc gia Âu - Á từ Hắc Hải đến bờ Thái Bình Dương. Vó ngựa của Mông Cồ đã tràn xuống châu Á với mục tiêu đầu tiên là nam Trung Hoa của nhà Tống. Năm 1253: Mông Cổ đánh chiếm nước Đại Lý (Nam Chiếu) để uy hiếp mặt tây nam Trung Hoa. Ba năm sau (năm 1256), Đại Lý mất. Tiếp đó, quân Mông Cổ nhằm vào Đại Việt hòng biến Đại Việt thành địa bàn tiến công Trung Hoa từ phía nam.
Mở đầu việc xâm lược Đại Việt, viên tướng Mông Cổ Ngột Lương Hợp Thai nhiều lần sai sứ sang dụ hàng vua Trần Thái Tông4. Vua Trần không những không trả lời, còn bắt giam sứ giả và tích cực chuẩn bị chống giặc. Việc làm này của vua Trần, nhìn từ góc độ đối ngoại, một mặt tỏ thái độ kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền của Đại Việt, mặt khác, vẫn giữ thiện chí với Trung Hoa do
Kế sách giữ nước thời Lý - Trần
nhà Nam Tống cầm quyền. Tinh thần đó còn thể hiện ở việc sau khi đánh đuổi quân xâm lược Mông Cổ tháng 8 năm Mậu Ngọ (1258), vua Trần vẫn tiếp tục sai sứ sang thông hiếu với nhà Tống. Nhưng khốn thay, nhà Nam Tống lại tỏ ra quá yếu đuối trước sức tấn công của quân Mông Cổ. Cuối cùng chính quyền Hán tộc bị xóa sổ với việc Lục Phú Tư ôm Tống Đế Bính nhảy xuống eo biển Nhai Sơn (Quảng Dông) tự tử năm 1279.
Như vậy, trong khoảng thời gian từ 1257 đến 1279, trong việc đối ngoại với Trung Hoa, nhà nước Đại Việt đứng trước hai tình thế: đế quốc Mông Cổ đang bành trướng, thôn tính, làm bá chủ Trung Hoa, và nhà Tống từ suy yếu, tan rã, một bộ phận đẩu hàng, đi đến thất bại hoàn toàn. Cũng trong thời gian này, nguy cơ xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ đã thành sự thực vào năm 1257 và sẽ còn tiếp tục, một khi họ chiếm được Trung Hoa. Trước tình thế đó, để hòa hoãn, thăm dò và chuẩn bị đối phó, Trần Thái Tông đã thực hiện đồng thời việc đặt quan hệ thông hiếu với Mông Cổ.
Sử chép cũng vào tháng 8 năm Mậu Ngọ (1258) vua Trần “sai Lê Phụ Trần, Chu Bác Lãm sang Nguyên (đúng ra là gặp chúa Mông Cổ vì đến năm 1271, Hốt Tất Liệt mới đổi tên nước là Nguyên - TG). Lúc này sứ Nguyên sang đòi lễ vật hàng năm, đòi tăng thêm tiền cống, vua sai Lê Phụ Trần đi sứ, lấy Bác Lãm làm phó. Cuối cùng quy định ba năm một lần tiến cống coi là thường lệ”5. Cùng với từng bước thôn tính Trung Hoa, chúa Mông Cổ Hốt Tất Liệt, qua con đường ngoại giao, nhiều lần cho sứ giả sang từ “chiêu an”, “vỗ về”, phong vương cho Trần Thái Tông (năm 1261)6, đến đòi vua Trần “phải thân sang chầu, con em phải làm con tin, lại phải kê số dân, chịu quân dịch, nộp thuế má và vẫn có đặt quan đạt lỗ hoa xích để thống trị. Cứ mấy việc ấy là để tỏ lòng thành thực thần phục”7. Rừ ràng chỳa Mụng Cổ tớnh chuyện hũa bỡnh nụ dịch, thụn tớnh Đại Việt. Nhận thức điều đú, vua Trần khôn khéo, một mặt không cự tuyệt dứt khoát, mặt khác tìm mọi cách thoái thác trì hoãn để tránh mọi đụng độ vào lúc công việc chuẩn bị chiến tranh chưa đủ. Về chức đạt lỗ hoa xích là chức quan mà Mông Cổ đặt ở các nước bị chiếm để kiểm soát, vua Trần chịu chấp nhận nhưng tìm mọi cách mua chuộc, vô hiệu hóa. Vua Trần thác bệnh không sang chầu, không cho con em làm con tin, nhận chiếu thư không lạy, còn các thứ cống nạp, chỉ chiếu lệ ba năm một lần. Về phía Mông Cổ, sau khi đã chinh phục toàn bộ Trung Hoa, Hốt Tất Liệt tỏ thái độ quyết liệt hơn. Ý đồ chuyển từ đối đầu bằng ngoại giao sang đối đầu bằng quõn sự ngày càng lộ rừ. Hốt Tất Liệt xuống chiếu đe dọa: “Nếu quả thật không tự vào ra mắt được thì lấy vàng thay thân, hai hạt châu thay mắt, thêm vào đó, lấy hiền sĩ, phương kỹ, con trai, con gái, thợ thuyền, mỗi loại hai người để thay cho sĩ nhân. Nếu không thì hãy tu sửa thành trì mà đợi xét sử”8. Những lời đe dọa đó không làm cho vua Trần nao núng.
Nhưng, để kéo dài thêm thời gian chuẩn bị, vua Trần Nhân Tông thác bệnh, cử chú họ là Trần Di Ái thay mình dẫn đầu đoàn sứ giả sang Nguyên vào năm 1281. Nhân cơ hội này Hốt Tất Liệt trắng trợn thực hiện hành động xâm lược, mở đầu bằng việc lập chính quyền bù nhìn, phong Trần Di Ái làm An Nam quốc vương và “hạ chiếu” cho Trần Nhân Tông: “Ngươi đã cáo bệnh không vào chầu, nay cho ngươi được nghỉ mà thuốc thang điều dưỡng, ta đã lập chú ngươi là Di Ái thay ngươi làm vua nước An Nam, coi trị dân chúng của ngươi...”9. Năm 1282 Hốt Tất Liệt cho quân hộ tống Trần Di Ái sang, bị quân dân Đại Việt đón đánh tan ở biên giới. Trần Di Ái sợ trốn về nước, phải chịu tội đổi tên, đồ làm khao giáp binh.
____________________________________________
1. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Viện sử học, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, 1992, ph. Bang giao chí, tr.90.
2, 3. Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd, t. II, tr. 145.
4. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.II, tr.25, chép vào tháng 8 năm Nguyên phong thứ 7 (1257) có sứ Nguyên sang. Hà Văn Tấn - Phạm Thị Tâm: Cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông, thế kỷ XIII. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970, đã tham khảo các sách của Trung Quốc xác định sứ Nguyên sang ba lần vào các tháng 8, 9, 11 năm Đinh Tỵ (1257), chú thích 2, tr.63-64
5, 6. Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, t.II, tr.27, tr 30.