CHƯƠNG III: XÂY DỰNG KINH TẾ LÀM CHO DÂN GIÀU NƯỚC MẠNH, “QUỐC PHÚ BINH CƯỜNG”

Một phần của tài liệu Kế sách giữ nước thời Lý - Trần (Trang 29)

III. VUA TÔI ĐỒNG LÒNG, CẢ NƯỚC CHUNG SỨC

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG KINH TẾ LÀM CHO DÂN GIÀU NƯỚC MẠNH, “QUỐC PHÚ BINH CƯỜNG”

BINH CƯỜNG”

Đánh thắng quân xâm lược, bảo vệ được nền độc lập tự chủ, trước hết là thành tựu của võ công, sức mạnh của quân đội. Tuy nhiên, thắng lợi trên chiến trường còn phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh tổng hợp của hậu phương về mọi mặt, kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, trong đó yếu tố kinh tế giữ vai trò hết sức quan trọng.

Nước Đại Việt thời Lý - Trần ở vào thế luôn luôn bị đe dọa xâm lược: quấy nhiễu từ hai đầu biên cương nam và bắc. Trong tình thế đó, nhà nước cùng với việc sắp đặt tổ chức, rèn luyện một lực lượng vũ trang mạnh còn đặc biệt quan tâm mở mang kinh tế, làm cho dân giàu nước mạnh, bảo đảm “thực túc binh cường”. Ở đây có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ giữa dựng nước và giữ nước - hai phạm trù riêng biệt nhưng là điều kiện của nhau: có dựng nước mới giữ được nước và ngược lại.

Xây dựng đất nước vững mạnh bao gồm nhiều mặt. Trong chương này chỉ đề cập đến mặt kinh tế.

Là một quốc gia nông nghiệp, nước Đại Việt vào các thế kỷ XI- XIV trải trên một vùng lãnh thổ không phải là rộng lớn lắm, giới hạn từ giải cao nguyên và núi non Hà Giang - Cao Bằng đến Móng Cái ngày nay ở phía bắc và bên trong về phía nam Hải Vân1. Tuyệt đại bộ phận lãnh thổ là rừng núi và đồi trung du không thuận tiện cho nông nghiệp lúa nước. Để bù lại sự thiệt thòi đó lại có đồng bằng châu thổ mầu mỡ của sông Hồng, sông Mã và sông Lam mà cư dân Việt đã bắt đầu tràn xuống định cư và khai thác từ thời sơ sử. Tuy nhiên, bước vào thời Lý - Trần với cư dân ước khoảng từ 5 triệu đến 7 triệu2 các vùng đồng bằng châu thổ trên chưa phải đã được khai thác hết. Chưa nói đến khu ngập mặn ven biển Bắc Bộ mà vùng thị xã Thái Bình vào thế kỷ X còn là cửa biển với tên gọi cửa Bố (Bố Hải khẩu); ở Thiên Trường, Trường Yên thuộc Nam Hà, Ninh Bình ngày nay mãi cho đến năm 1471 đê Hồng Đức mới được xây dựng; một số xã ven biển thuộc Nga Sơn, Thanh Hóa mới hình thành sau này. Trong khi đó, trên bề mặt châu thổ sông Hồng, sông Mã còn loang lổ nhiều đầm hồ, ô trũng và rừng núi. Cảnh quan Thăng Long thời Lý - Trần với một loạt hồ lớn như hồ Lục Thủy (Hồ Gươm), Hồ Dâm Đàm (Hồ Tây), hồ Chu Tước (Hồ Bẩy Mẫu) còn thông nhau với những vùng trũng, khu rừng rú ở phía tây, khu lầy lội ở phía đông nam cho ta một hình ảnh cụ thể. Ở Dâm Đàm còn có voi rừng để cho vua Lý Thái Tông tổ chức săn bắt vào năm 10443.

Châu thổ màu mỡ nhưng thiên nhiên lại vô cùng khắc nghiệt, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường năm theo chu kỳ hai mùa mưa nắng. Thiên nhiên đã mở ra một chân trời rộng lớn, nhiều hứa hẹn và hấp dẫn với người dân Đại Việt, nhưng cũng đòi hỏi nhiều công sức, nhiều thử thách mà sức con người đơn độc, một địa phương nhỏ hẹp không giải quyết nổi. Ở đây đòi hỏi một hợp lực có sự điều hành của bộ máy nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.

Kế sách giữ nước thời Lý - Trần

Để tìm hiểu về xây dựng kinh tế nhằm đạt mục tiêu “quốc phú binh cường” trong kế sách giữ nước thời Lý - Trần, chúng ta lần lượt đề cập đến các mặt nông nghiệp, công thương nghiệp và giao thông vận tải.

Một phần của tài liệu Kế sách giữ nước thời Lý - Trần (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w