MỞ MANG MÀNG LƯỚI GIAO THÔNG

Một phần của tài liệu Kế sách giữ nước thời Lý - Trần (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG KINH TẾ LÀM CHO DÂN GIÀU NƯỚC MẠNH, “QUỐC PHÚ BINH CƯỜNG”

III. MỞ MANG MÀNG LƯỚI GIAO THÔNG

Cho đến nay, chúng ta không có tài liệu để khôi phục lại hệ thống giao thông thời Lý - Trần, có chăng chỉ hỡnh dung được những nột lớn. Vớ dụ hệ thống đường nối liền với Trung Hoa, rừ hơn là các con đường từ Trung Hoa đến Thăng Long, chỉ có thể căn cứ vào các cuộc hành quân xâm lược của giặc Tống, giặc Nguyên - Mông để xem xét. Đó là con đường bộ ven biển Quảng Ninh qua Uông Bí, Đông Triều, Phả Lại đến Thuận Thành (Hà Bắc) vào Thăng Long, song song với đường thủy ven biển vào cửa sông Bạch Đằng hoặc cửa sông Thái Bình. Con đường này đã xuất hiện từ các thế kỷ trước sau công nguyên, quen gọi là “đường xâm lược”. Ngoài ra còn có các con đường từ Quảng Tây vào ở phía Cao Bằng, Lạng Sơn và từ Vân Nam đến dọc theo phía tả ngạn sông Hồng.

Kế sách giữ nước thời Lý - Trần

Nối liền với Chiêm Thành ở phía nam, chủ yếu còn là đường biển, đường bộ chưa hoàn chỉnh, còn chắp nối nhiều đoạn với đường sông.

Trong khi đó giao thông nội địa, ngoài đường sông khá thuận lợi, thông dụng, còn có. một hệ thống đường bộ ven theo các dòng sông thuộc phạm vi từng vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Lam. Nối liền châu thổ sông Hồng với Hoan Ái (Thanh - Nghệ - Tĩnh) có thể đoán đó là con đường thiên lý (còn gọi là đường thượng đạo) còn khá thông dụng vào thời Lê sơ. Đường này từ Thăng Long qua Chương Mỹ (Hà Đông cũ) vào Nho Quan - Rịa đi Cẩm Thủy, Thạch Thành hoặc từ Rịa đi Tam Điệp vào làng Ràng (Đông Sơn), Duy Tinh (Hậu Lộc) thủ phủ của Thanh Hóa thời Lý - Trần.

Từ Thanh Hóa đi về phía nam có nhiều sông ngòi ngăn cách, vì vậy, ngay từ thế kỷ X, Lê Hoàn đã tiến hành đào sông từ Đông Cổ (Yên Định cũ, nay thuộc Thiệu Yên) đến Bà Hòa (Tĩnh Gia) vì

“đường núi hiểm trở khó đi, người ngựa mỏi mệt, đường biển thì sóng to khó đi lại”1. Năm 992, Lê Hoàn lại cho mở đường bộ từ của biển Nam Giới (cửa Sót) Hà Tĩnh đến châu Địa Lý (Quảng Bình).

Trên đây là những trục đường chính nối liền các khu vực rộng lớn của cả nước. Ngoài ra, hẳn còn có những con đường liên châu - lộ - phủ - huyện và đường liên hương - giáp, nối liền các đơn vị hành chính thời này.

Hoàn toàn có cơ sở để nghĩ rằng thời Lý - Trần, trong giao thông nội địa, đường thủy vẫn giữ một vị trí khá quan trọng. Với tập quán quen sông nước và kỹ thuật, nguyên vật liệu đóng thuyền bè phong phú, cư dân thời Lý - Trần thừa kinh nghiệm lợi dụng hệ thống sông ngòi dày đặc để thông thương thời bình cũng như tổ chức chống giặc trong thời chiến. Đường bộ đã có từ trước, còn đang trong quá trình hoàn thiện. Nhà nước thời này hẳn đã có ý thức đặc biệt quan tâm mở mang màng lưới giao thông thủy bộ phục vụ dân sinh và quốc phòng.

Sử chép, vào năm 1042, Lý Thánh Tông đã “xuống chiếu cho Khu mật viện là Nguyễn Châu hạ lệnh cho những người trốn tránh ở các lộ đều phải nhận lấy các cầu đường ở địa phương, đắp thành ụ mốc, trên cắm biển gỗ để tiện chỉ hướng đi về các nơi”2. Cũng vào năm này Việt sử lược còn chép:

“xuống chiếu cho các lộ, mỗi lộ đều đặt trạm gác để tiện coi xét bốn phương”3. Việc làm này của ông vua thứ hai thời Lý biểu thị ý thức kết hợp giữa dân sinh và an ninh quốc phòng trong chủ trương hoàn thiện giao thông đường bộ. Cũng còn có ông vua đã “đi tuần các hải đảo, quan sát hình thế núi sông, xem xét dân tình và đường đi xa gần”. Đó là việc làm của Lý Anh Tông vào năm 11714. Một năm sau, Lý Anh Tông lại đi tuần hải đảo và địa giới nam, bắc, cho vẽ bản đồ và ghi chép phương vật.

Sử sách còn mách bảo từ thời Lý, trên các tuyến đường bộ đã có đình trạm để cho người đi đường nghỉ chân. Sang thời Trần, ở các đình trạm này đều có đắp tượng Phật để thờ. Sử chép, vào năm 1231 “Thượng hoàng (Trần Thừa) xuống chiếu rằng trong nước hễ chỗ có đình trạm đều phải đắp tượng Phật để thờ. Trước đây (chỉ thời Lý), tục nước ta vì nóng bức, nên làm nhiều đình cho người đi đường nghỉ chân, thường quét vôi trắng, gọi là đình trạm. Thượng hoàng khi còn hàn vi từng nghỉ ở đó”5, năm 1248, thời Trần, cùng với việc đào sông, đục núi về trấn yểm “vượng khí” ở Thanh Hóa, nhà nước “còn lấp các khe kênh, mở đường ngang dọc thì nhiều không kể xiết”(2).

Cho đến cuối thời Trần, vào năm 1375, Trần Duệ Tông còn “sai Đào Lực Đinh và Hà Tư Công đốc suất người Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình đắp sửa đường sá từ Cửu Chân (Thanh Hóa) đến Hà Hoa (nam Hà Tĩnh, giáp Hoành Sơn) ba tháng thì xong”(3). Việc dựng đình trạm ven đường còn được sử chép thêm vào năm 1399 “dọc rừng rậm và đồng hoang dựng các quán xá, từ cầu Đại Tân (?) đến bến Đàm Xá (?) để tiện cho quân dân qua lại nghỉ ngơi”(4).

Nếu như về đường bộ sử chép ít, thì về việc sửa sang đường thủy ta thấy được chép nhiều hơn.

Ngoài việc đào sông, đắp đê phòng chống lũ lụt, sử chép nhiều lần sửa sang mở mang giao thông đường thủy như các năm:

Kế sách giữ nước thời Lý - Trần

Thời Lý:

Năm 1051 đào kênh Lẫm (Yên Mô-Ninh Bình, đường thủy vào Thanh Hóa) Năm 1081 đào ngòi Lãnh Kinh (Thị Cầu - Hà Bắc)

Năm 1192 khơi sông Tô Lịch (giao thông đường thủy ở Thăng Long).

Thời Trần:

Năm 1231 đào vét kênh Trầm, kênh Hào (Tĩnh Gia Thanh Hóa, đường thủy nối với sông Hoàng Mai)

Năm 1256 đào vét sông Tô Lịch

Năm 1374 Quân dân Thanh Hóa Nghệ An đào kênh đến cửa biển Hà Hoa (Kỳ Anh - Hà Tĩnh).

Năm 1382 Quân dân Nghệ An, Diễn Châu đào kênh Hải Tây.

Năm 1390 Khơi sông Thiên Đức (sông Đống)

Nam 1399 bắt người tội đày phải làm lính khơi mương, khơi các kênh Vi, kênh Trầm, kênh Hào đến Hà Hoa6.

Căn cứ vào những ghi chép vắn tắt của sử biên niên ta biết được nhà nước thời này đặc biệt quan tâm đến giao thông đường thủy ở bốn khu vực quan trọng: tuyến vào Thăng Long (sông Tô Lịch, sông Thiên Đức); tuyến vùng Phả Lại, Hà Bắc (sông Lãnh Kinh, sông Thiên Đức); tuyến đường thủy vào Thanh Hóa (Lẫm Cảng) và tuyến đường từ Thanh Hóa vào Hoành Sơn (kênh Vi, kênh Trầm, kênh Hào, kênh Hải Tây).

Như đã trình bày, giao thông đường bộ trong nội địa từ vùng châu thổ sông Hồng vào đến Hoành Sơn gặp nhiều trở ngại do sông núi cắt ngang. Khai thác lợi thế của sông ngòi, nhà nước Lý - Trần đã đặc biệt chú ý đến đào sông, kênh. Ta có thể hình dung tuyến đường thủy từ sông Đáy qua sông Vân Sàng đến Lẫm Cảng, qua Thần Phù vào sông Hoạt, sông Báo Văn nối với sông Đại Lại (sông Lèn) hoặc sông Ấu để vào trung tâm Thanh Hóa thời bầy giờ ở làng Ràng (Đông Sơn.) hoặc Duy Tính (Hậu Lộc). Từ đây qua các sông Bố Vệ, sông Lý, sông Yên, kênh Trầm, kênh Hào nối với sông Hoàng Mai tiếp nối đến sông Lam ngày nay để đi về phía nam theo đường biển. Như vậy, về đường thủy trong nội địa, nhà nước thời Lý - Trần đã hoàn chỉnh tuyến giao thông nối liền kinh đô Thăng Long với Thanh Hóa, Nghệ An được coi là phên giậu phía nam của đất nước thời này. Với việc làm này, nhà nước đã tạo điều kiện mở mang giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các khu vực với trung tâm Thăng Long thời bấy giờ.

Mặt khác, các khu vực trọng điểm kể trên cũng chính là những chốt quan trọng trên con đường hành quân chống giặc và thường là chiến trường ác liệt trong chống Nguyên Mông cũng như chống giặc Chiêm Thành. Thanh Hóa, Nghệ An có một thời gian ngắn nhà nước Trần xếp vào loại “trại”, đã trở thành hậu phương vững chắc trong chống giặc Nguyên Mông lần thứ hai (1285) và từng nhiều lần là địa bàn cản phá giặc Chiên Thành.

Tóm lại, nhà nước thời Lý - Trần đã quan tâm phát triển giao thông thủy bộ nhằm mở mang đất nước, phát triển kinh tế, cải thiện sinh hoạt cho nhân dân và thực sự đem lại những thuận lợi lớn cho công cuộc chống giặc giữ nước, tạo nên nhiều chiến công oanh liệt.

*

* *

Lịch sử đã ghi nhận một sự phát triển kinh tế mạnh mẽ vào thời Lý - Trần.

Nông nghiệp, công thương nghiệp, giao thông là những lĩnh vực riêng biệt nhưng có quan hệ tương tác và gắn bó chặt chẽ trong quá trình phát triển kinh tế nói chung của đất nước. Đúng rằng sự

Kế sách giữ nước thời Lý - Trần

phát triển của kinh tế có quy luật khách quan của nó như tự nhiên vậy, nhưng không thể tách rời vai trò và tác động chủ quan của con người, trong đó, đặc biệt là vai trò của nhà nước. Cần thiết phải mở mang kinh tế, nhà nước nào cũng nhận thức được điều đó. Nhưng làm thế nào để phát triển và phát triển như thế nào trong một quốc gia cụ thể với hoàn cảnh cụ thể của nó là điều không đơn giản.

Lịch sử đã đặt nhà nước và nhân dân ta thời Lý - Trần một nhiệm vụ hết sức nặng nề là phải kế tục các nhà nước Ngô, Đinh, Tiền Lê bảo vệ nền độc lập tự chủ vừa mới giành lại được, nhanh chóng phục hưng để đất nước trường tồn và phát triển. Đối với quốc gia Đại Việt thời Lý - Trần, nguy cơ xâm lược của Tống, Nguyên ở phía bắc và Chiêm Thành ở phía nam gần như là mối lo thường trực. Sự thực này đã chi phối mọi hoạt động của nhà nước. Trong lĩnh vực kinh tế, việc mở mang mọi mặt làm cho dân giàu nước mạnh gắn chặt với mục tiêu quốc phòng.

Với một quốc gia nông nghiệp, một dân tộc có truyền thống làm nông nghiệp lúa nước, nhà nước thời Lý - Trần đặc biệt khuyến nông bằng nhiều biện pháp nhưng không xem nhẹ công, thương nghiệp. Ở trình độ phát triển của xã hội vào các thế kỷ XI - XIV, nhu cầu của dân không chỉ có ăn và quân lính không chỉ ăn no đã đủ để thắng giặc. Yêu cầu dựng nước và giữ nước còn đòi hỏi nhiều thứ mà nông nghiệp không thể thỏa mãn. Điều đó đòi hỏi ở công, thương và giao thông vận tải. Mặt khác, nhu cầu thường trực chống giặc giữ nước đòi hỏi phải có một đội quân đông đảo. Nhưng đây lại là lực lượng chủ chốt trong lao động dựng nước. Nhà nước đã giải quyết mâu thuẫn này bằng chính sách “ngụ binh ư nông”.

Trong tổ chức khai hoang, chủ trương cho lập điền trang, ban cấp thái ấp, mở mang giao thông, nhà nước Lý - Trần đều kết hợp xây dựng kinh tế với tăng cường sức mạnh quốc phòng và đặc biệt chú ý đến những trọng điểm có vị trí chiến lược trong giữ nước.

Tóm lại, quan tâm khuyến khích nông nghiệp, phát triển công thương, mở mang giao thông vận tải đều kết hợp chặt chẽ với quốc phòng, hướng về quốc phòng, đã trở thành một chủ trương lớn mang tính chiến lược trong kế sách giữ nước thời Lý - Trần.

_____________________________________

1. Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd: t.I: tr.219.

2, 4. Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd. t.I. tr.272, 347.

3. Việt sử lược, Sđd. tr.85

5. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd. t.II. tr.11, 20, 158, 198.

6. Theo Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử thông giám cương mục, Sđd.

CHƯƠNG IV: XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG NGẠCH QUÂN HOÀN CHỈNH. QUÂN CỐT TINH KHÔNG CỐT NHIỀU, NGỤ BINH Ư NÔNG, TOÀN DÂN LÀ LÍNH

Thời Lý - Trần cũng như nhiều giai đoạn khác trong lịch sử dân tộc, vấn đề củng cố quốc phòng, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập tự chủ luôn luôn được nhà nước và nhân dân ta quan tâm đặc biệt.

Gần như thông lệ sau khi củng cố được địa vị thống trị của mình, các triều đại phong kiến phương Bắc lại tìm cơ hội đưa quân sang xâm lược nước ta. Kẻ thù dân tộc ta lúc đó là các thế lực bành trướng nhà Tống, nhà Nguyên - Mông rất lớn mạnh: nước lớn, đông dân lương nhiều, quân đông, đã từng nổi tiếng thế giới đương thời về những đạo bộ binh, kỵ binh tinh nhuệ, các hạm thuyền lớn vượt biển... Trong khi quân thù to lớn và tàn bạo thì trái lại, nước Đại Việt nhỏ bé chỉ có chừng 5 đến 7 triệu dân, quân đội thường trực lúc hòa bình chỉ khoảng 5 đến 10 vạn. Để đánh thắng giặc, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc thì nhiệm vụ xây dựng quân đội như thế nào là một phương lược lớn của tổ tiên ta thuở ấy.

Kế sách giữ nước thời Lý - Trần

Bấy giờ hoàn cảnh đặt ra hai nhu cầu cấp thiết: vừa phải xây dựng nước nhà giàu mạnh, vừa phải tăng cường khả năng quốc phòng, sẵn sàng đối phó với nguy cơ xâm lược. Trước yêu cầu lịch sử đó, triều Lý và triều Trần đã không ngừng củng cố nhà nước tập quyền, tăng cường khối đoàn kết thống nhất, thực hiện khoan thư sức dân, xây dựng quân đội chính quy.... Thời đó, một hệ thống ngạch quân được tổ chức hoàn chỉnh với đủ các thành phần, trong đó, quân đội thường trực quốc gia là lực lượng nòng cốt được xây dựng theo phương thức “cốt tinh nhuệ không cốt nhiều”. Chính sách “ngụ binh ư nông” đã trở thành quốc sách, bảo đảm chất lượng và số lượng quân đội khi hoà binh cũng như lúc chiến tranh. Phương lược đó đã đáp ứng tốt mục tiêu của các triều đại Lý, Trần là xây dựng chính quyền quân chủ tập trung vững mạnh làm cho quốc gia thịnh vượng, “quốc phú binh cường”.

Một phần của tài liệu Kế sách giữ nước thời Lý - Trần (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w