CHƯƠNG II XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN VỮNG MẠNH, THỰC HIỆN GIANG SƠN MỘT MỐI, VUA TễI ĐỒNG LềNG, CẢ NƯỚC GểP SỨC
III. VUA TễI ĐỒNG LềNG, CẢ NƯỚC CHUNG SỨC
Thời Lý - Trần , với gần bốn thế kỷ tồn tại đã làm nên nhiều chiến công rực rỡ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Thế nhưng lượng thời gian phải tiến hành chiến tranh giữ nước lại không nhiều. Chỉ riêng chống giặc phương Bắc chỉ mất khoảng 15 tháng1. Để dành được thắng lợi qua nhiều đợt thử thách hiểm nghèo nhưng ngắn ngủi đó là do sức mạnh, tiềm lực vật chất và tinh thần được bồi đắp, vun trồng và tích lũy trong những năm tháng thanh bình.
Trong thời đại Lý-Trần khoa học kỹ thuật ở nước ta chưa phát triển, kinh tế nông, công, thương nghiệp còn trong tình trạng vận động chậm chạp của thời trung cổ. Tuy vậy, quốc gia Đại Việt lại phải đương đẩu với một kẻ thù xâm lược lớn mạnh: đất rộng, người đông, giàu tiềm lực, lại là một bộ máy nhà nước có lịch sử xây dựng lâu đời, với nhiều kinh nghiệm, từ học thuyết cho đến kết cấu tổ chức chính trị, quân sự, trải hàng thiên niên kỷ từ Tần, Hán đến Đường, Tống, Nguyên. Trong khi đó, nhà nước Lý - Trần, vì hoàn cảnh tồn tại phát triển đặc biệt của đất nước lại đang bước vào thời kỳ củng cố, hoàn chỉnh. Vấn đề đồng lòng, chung sức trong bất kỳ lĩnh vực nào và bao giờ cũng quan trọng, nhưng trong bối cảnh lịch sử - xã hội Đại Việt các thế kỷ XI - XIV lại cực kỳ quan trọng, nếu không muốn nói là yếu tố quyết định. Hơn ai hết, đương thời Trấn Quốc Tuấn đã rút ra điều này khi trả lời vua Trần Anh Tông về kế chống giặc. Theo ông, thời Đinh Lê “dùng được người tài giỏi” “trên dưới một dạ, lòng dân không lìa” còn thời Trần thì “vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức”2. Vị tướng lĩnh tài ba kiệt xuất, người anh hùng dân tộc thời Trần đã phát hiện cực kỳ chớnh xỏc điểu cốt lừi của vấn đề. Tuy nhiờn do giới hạn trong tư duy của thời đại, ụng quan niệm: “đó là trời xui nên vậy”3.
Đồng lòng, chung sức trong sự nghiệp giữ nước là thực tế trong lịch sử Đại Việt thời Lý - Trần.
Để có được thứ vũ khí vô địch này, tất nhiên đòi hỏi một quá trình, do tác động của nhiều yếu tố và có sự tự giác của mọi tầng lớp xã hội, nhưng trước hết và quyết định là ở đội ngũ cầm quyền. Điều đó phải được biểu hiện ở ý thức và hành động cụ thể trong quan hệ nội bộ quý tộc chấp chính, gắn liền với quan hệ giữa nhà nước quân chủ và nhân dân thông qua các chủ trương, đường lối và chính sách cai trị.
Điểm lại lịch sử, về mặt này không thể không nhấn mạnh đến tính chất trẻ trung của một bộ máy nhà nước với một hệ thống tồ chức còn đang độ triển khai trên cơ sở hương, giáp, xã từ công xã nông thôn đã và đang nhanh chóng giải thể. Nhà nước quý tộc Lý-Trần còn mang nhiều yếu tố gần dân, hoặc “thân dân” như nhiều người thường nhắc tới. Gần dân, thân dân ở đây không chỉ trong tác phong sinh hoạt, thái độ ứng xử, mà có lẽ quan trọng hơn, trong tư tưởng, trong tâm linh.
Trước hết, trong khuôn khổ chế độ phong kiến kiểu phương Đông, đội ngũ quý tộc Lý - Trần không phải là quý tộc bẩm sinh. Lý Công Uẩn, Trần Cảnh - các vua đầu của hai vương triều Lý - Trần có nguồn gốc từ cửa Phật, hoặc từ dân chài. Tất nhiên một khi đã lên ngôi vua thì lập tức họ dành ưu tiên đặc quyền, đặc lợi cho con cháu họ hàng, từ phẩm tước, chức vị đến bổng lộc theo trật tự gần xa trong quan hệ huyết tộc. Phải chăng ở đây là phiên bản được phóng đại của quan niệm
“trong họ, ngoài làng” bền vững trong làng xã, ít nhất cho đến trước Cách mạng Tháng Tám? Mặt
Kế sách giữ nước thời Lý - Trần
khác, họ cũng không phải là tầng lớp khép kín. Trên lý thuyết, tước vương, hầu và chức quan cao cấp chỉ dành riêng cho con cháu hoàng tộc. Nhưng trong thực tế, đội ngũ quý tộc quan lại được tuyển dụng, bên cạnh chế độ nhiệm tử, còn có chế độ bảo cử (chọn người hiền tài), chế độ khoa cử (chọn nhân tài) mở rộng cửa cho mọi người. Như vậy, đội ngũ quý tộc Lý - Trần bao gồm tông thất, quan lại thường xuyên được tăng bổ bằng nguồn thoát thai từ “trăm họ”. Sử sách có chép vua Trần Thánh Tông từng nói với tông thất: "Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông, người nối nghiệp của tổ tông phải cùng hưởng phú quý với anh em trong họ... lo thì cùng lo, vui thì cùng vui…”4, và nhà vua còn
“xuống chiếu cho các vương hầu tông thất, khi bãi triều thì vào trong điện và lan đình, vua cùng ăn uống với họ. Hôm nào tối trời không về được thì xếp gối dài, chăn rộng, kê giường liền cùng ngủ với nhau để tỏ hết lòng yêu quý nhau”5.
Sử còn cho biết thêm chính Trần Thái Tông từng “ban yến ở nội điện, các quan (không chỉ có tông thất - TG nhấn mạnh) đều dự. Đến khi say mọi người đứng cả dậy dang ta mà hát” và “sau này trong yến tiệc, có người đội mo nang, cầm dùi làm tửu lệnh”6.
Và vào năm 1282, trước nguy cơ xâm lược của giặc Nguyên, vua Trần Nhân Tông tổ chức hội nghị Bình Than “họp vương hầu và trăm quan, bàn kế sách công thủ và chia nhau đóng giữ những nơi hiểm yếu”7.
Lịch sử đã chứng minh nhà nước thời Lý - Trần song song với việc vun đắp khối đồng tâm nhất trí trong nội bộ tông thất, còn đặc biệt quan tâm củng cố khối đoàn kết thống nhất trong đội ngũ cầm quân từ trung ương đến cơ sở. Đối với các vùng lãnh thổ xa xôi hẻo lánh của cư dân các tộc ít người, nhà nước có chính sách, biện pháp mềm dẻo thu hút, tập hợp các tù trưởng, thủ lĩnh thành bầy tôi của triều đình. Mối quan hệ vua tôi được gắn bó bằng quan hệ hôn nhân, bằng quyền và lợi trên cơ sở vì lợi ích chung của cả nước. Chính họ là người quản giữ dân, bảo vệ từng tấc đất vùng lãnh thổ rừng núi biên viễn, là tai mắt của triều đình, huy động quân dân bản địa chặn chân giặc từ biên giới, khóa đuôi và truy đuổi giặc trên đường tháo chạy.
Ở miền xuôi, trong các chức vụ quan trọng ở triều đình, từ chỗ do vương hầu tông thất nắm giữ, dần dần được bổ sung thay thế bằng những người có tài cán, đỗ đạt hoặc không đỗ đạt ngoài đám tông thất. Thời Lý đã có những gương mặt nổi tiếng như Lê Phụng Hiểu từng lập công lớn được phong tước hầu, được ban cấp ruộng đất hậu gọi là “thác đao điền”; Lý Thường Kiệt, vốn không phải là tông thất, từng được trao trọng trách chức thái úy; Lê Văn Thịnh do khoa cử xuất thân từng được ban chức thái sư; Mạc Hiển Tích do khoa cử xuất thân được bổ làm hàn lâm viện học sĩ; Tô Hiến Thành làm nhập nội kiểm hiệu thái phó bình chương quân quốc trọng sự, tước vương, quyền nhiếp chính giúp Lý Cao Tông khi lên ngôi lúc ba tuổi... Sang thời Trần, quan trường càng mở rộng cửa cho người có tài năng, do đó người “bách tính” gia nhập quan trường càng nhiều. Điểm các gương mặt nồi tiếng thời Trần, đội ngũ những người ngoài tông thất không kể xiết. Họ có mặt ở khắp mọi lĩnh vực, giữ chức vụ quan trọng trong triều đình cũng như ngoài trấn, lộ, phủ.
_____________________________________________
1. Kháng chiến chống giặc Tống lần thứ hai gồm ba tháng (cuối 1076 đến tháng 3-1077); chống Nguyên Mông lần thứ nhất: hơn một tháng (cuối tháng 12-1257 đến tháng 1-1258); lần thứ hai: sáu tháng (tháng 1 đến tháng 6-1285); lần thứ ba: 5 tháng (từ tháng 12-1287 đến đầu tháng 4-1288).
2, 3. Đại Việt sử kí toàn thư, Sđd, t.II, tr.77.
4, 5, 6, 7. Đại Việt sử kí toàn thư, sđd. t.II, tr35, 38, 45.
Chế độ đãi ngộ thưởng phạt công minh giữ một vai trò rất lớn trọng củng cố khối đồng tâm nhất trí của vua tôi. Tiếc rằng sử cũ không cho biết gì hơn về lương bổng ngoài một số việc rời rạc. Thời Lý, vào năm 1067 đời Lý Thánh Tông cấp bổng cho quan đô hộ phủ sĩ sư (quan coi hình phạt) mỗi
Kế sách giữ nước thời Lý - Trần
người hàng năm 50 quan tiền, 100 bó lúa và các thứ cá muối, v.v..., ngục lại mỗi người 20 quan tiền, 100 bó lúa để nuôi đức liêm khiết của họ1. Đến thời Trần, năm 1230 đời Trần Thái Tông mới “định lệ cấp lương bổng cho cỏc quan văn vừ trong ngoài và cỏc quan ở cung điện, lăng miếu, chia tiền thuế, ban cấp theo thứ bậc”2; năm 1244 lại “quy định lương bổng cho các quan làm việc trong ngoài và cỏc quan tỳc vệ”3; thời Minh Tụng, năm 1316, “xột định cỏc quan văn vừ cấp cho hộ khẩu theo thứ bậc khác nhau”4. Nhà sử học Phan Huy Chú từng dẫn lời Ngô Ngọ Phong: “Thời Lý các quan trong ngoài đều không cấp bổng. Quan trong thì bất thần vua thưởng cho; quan ngoài thì giao cho dân một miền để đặt người thuộc viên thu thuế đất, hồ ao đánh vào dân cày, dân cá mà lấy lợi...”5. Về lương bổng đời Trần, Phan Huy Chú cũng chỉ đoán định: “Có lẽ lấy ở thuế công, định làm lệ thường, cũng như ngụ lộc ở đời gần đây chăng?”6.
Nếu như vế lương bổng ta chưa có đủ tài liệu để làm sáng tỏ thì về thưởng phạt có thể nắm bắt được tương đối rừ nột hơn. Ngoài việc khảo khúa như đó trỡnh bày để phõn loại, sắp xếp thăng thưởng, giáng, bãi miễn, sử còn chép việc quy định nhiều trường hợp xử tội những đội ngũ quan chức, kể cả vương hầu, một khi phạm tội. Thời Lý, năm 1129, đời Lý Thần Tông, hạ chiếu: “nô tỳ của vương hầu và các quan không được cậy thế đánh đập quan quân và bách tính, kẻ nào phạm thì gia chủ phải tội đồ, kẻ nô sung làm quan nô”7. Năm 1174 đời Lý Anh Tông, thái từ Long Xưởng có tội, bị phế làm thứ nhân và bắt giam8. Thời Trần, Trần Di Ái (chú họ của vua) đi sứ, nhận chức tước của giặc khi về nước bị đổi là Trần Ái, đưa xuống làm khao giáp binh phủ Thiên Trường9, Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư có công được phong làm phiêu kỵ đại tướng quân, thăng đến hàm thượng vị hầu, phạm tội thông dâm với công chúa Thiên Thụy, bị đánh trượng, sau đó tước hết chức tước, tịch thu gia sản, phải về Chí Linh làm nghề bán than, đến năm 1282 mới được cho dự bàn việc chống giặc10. Năm 1283 thượng vị hầu Trần Lão phạm tội viết thư nặc danh phỉ báng nhà nước phải nộp tiền chuộc tội 1.000 quan, đưa xuống làm lính11. Trong xem xét khen thưởng công lao đánh giặc, không chỉ quan quân mà cả vương hầu một khi đầu hàng giặc đều bị tội nặng, dấu bản thân vương hầu đang ở triều đình giặc cũng bị kết án vắng mặt; trong đó có Chương Hiến hầu Trần Kiện (con Tĩnh Quốc đại vương Quốc Khang) bị đổi làm Mai Kiện, Trần Ích Tắc (con trai Trần Thái Tông) gọi là Á Trần; thượng vị Văn Chiêu hầu Trần Lộng bị đổi làm Mai Lộng...12
Trong công cuộc chống giặc ngoại xâm cũng như đánh dẹp nội loại thời Lý-Trần, dường như đã thành lệ, nhà vua, có khi thượng hoàng, hoàng tử, vương hầu thường trực tiếp cầm quân, và không ít người đã hy sinh anh dũng. Điều này không chỉ có tác dụng động viên, cổ vũ quân dân mà còn biểu thị tinh thần đồng lòng chung sức, gắn bó giữa đội ngũ quý tộc cầm quyền với “trăm họ” trước nạn nước. Thời bình, vương hầu quý tộc được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi, thời chiến hoặc thời loạn, chính họ cũng là người đã xông pha trận mạc đối diện với quân thù. Dường như bên cạnh tinh thần thượng vừ, ở đõy cũn cú ý thức đỳng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong đỏm vương hầu quý tộc - hạt nhân của bộ máy nhà nước quân chủ phong kiến quý tộc thời Trần. Điều này hẳn đã góp phần cố kết đội ngũ trong bộ máy nhà nước thành một khối đồng lòng, chung sức.
Tuy nhiên, nhà nước thời Lý - Trần cho dù có đồng tâm nhất trí, kiên quyết chống giặc, cũng không thể giữ được nước một khi thiếu sự hưởng ứng tham gia đóng góp sức người, sức của của quân dân khắp mọi miền. “Cả nước chung sức” mới là yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết định trong công cuộc giữ nước thời Lý-Trần. Nếu như trong cuộc chống giặc Tống dưới thời Lý, chiến tranh chỉ diễn ra chủ yếu ở vùng bắc sông Đuống, phòng tuyến sông Cầu đến Lạng Sơn, Cao Bằng thì trong ba cuộc chống giặc Nguyên - Mông dưới thời Trần, đặc biệt là cuộc kháng chiến lần thứ hai, cả nước đều có giặc. Ba lần giặc đến, ba lần triều đình đều bỏ Thăng Long, rút về hạ lưu dựa vào dân để bảo toàn lực lượng, tạo thời cơ, tăng cường sức lực phản công giành thắng lợi cuối cùng.
Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, cả các vùng ven biển, đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Lam đều lao vào cuộc chiến đấu sinh tử với quân thù. Trong khi đó, vùng rừng núi tây bắc, bắc, đông bắc ít nhất cũng một lần chặn giặc đến, truy quét giặc trên đường tháo chạy. Tất cả đều được huy động vào công cuộc chống giặc theo lệnh của triều đình.
Kế sách giữ nước thời Lý - Trần
Trong lịch sử chống xâm lăng, không phải lúc nào chúng ta cũng thắng lợi. Không kể đến chống Tần của Thục Phán, chống Mã Viện của Hai Bà Trưng, chống quân Lương của Lý Nam Đế, chỉ kể sau nhà Trần, có Hồ Quý Ly, các vua Hậu Trần đều tổ chức chống giặc Minh, nhưng đành chịu thất bại mặc dù chiến đấu đến hơi thở cuối cùng; nhà Nguyễn trong chống giặc Pháp vào giữa thế kỷ XIX phải nhượng bộ từng bước để đi đến đầu hàng.
Điều kỳ diệu trong công cuộc phá giặc Tống, thắng giặc Nguyên-Mông, bình Chiêm Thành thời Lý-Trần là ở chỗ “cả nước góp sức”. Tinh thần yêu nước, quyết tâm giữ nước vốn là truyền thống quý báu của nhân dân ta, nhưng để phát huy được truyền thống, tạo nên được thế “cả nước góp sức”
hoàn toàn không đơn giản. Đó không thể là kết quả của năm, của tháng càng không chỉ đợi đến khi có giặc mới phát lời kêu gọi. Trần Quốc Tuấn có viết “Hịch tướng sĩ”, vua Trần Nhân Tông có triệu tập Hội nghị Diên Hồng, có truyền lệnh cho cả nước phải chống giặc ở bất cứ nơi nào có giặc đến cũng chỉ nhằm thổi bùng lên ngọn lửa quyết tâm cả nước chung sức mà nhà nước thời Lý - Trần đã vun trồng, tạo dựng từ những năm tháng thanh bình. Hẳn rằng hơn ai hết, Trần Quốc Tuấn có đủ tư cách và thẩm quyền để từ thực tiễn cuộc đời cầm quân chống giặc của mình rút ra bài học “cả nước góp sức”.
_______________________________________________
1. Đại Việt sử kí toàn thư, Sđd, t.I, tr. 284, 320, 347, 348.
2, 3. Đại Việt sử kí toàn thư, Sđd, t.II, tr. 12, 17.
4, 5, 6. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí. Sđd, phần “Quan chức chí”. t.I, tr. 451- 452.
7, 8. Đại Việt sử kí toàn thư, Sđd, t.I, tr. 284, 320, 347, 348.
9. Trần Di Ái Đại Việt sử kí toàn thư chép là nhà Nguyên cho làm Lão hầu, An Nam Chí lược chép là phong An nam quốc vương.
10, 11, 12. Đại Việt sử kí toàn thư, Sđd, t.II, tr. 46, tr. 63.
Trở lại với lịch sử, nhà nước Lý - Trần trên con đường xây dựng, củng cố đã thực sự bước vào kiểu nhà nước phong kiến phương Đông theo mô hình Trung Hoa với hệ tư tưởng Nho giáo. Thế nhưng không phải không có lý do để sau gần ba thế kỷ (từ năm 1075 đến giữa thế kỷ XIV) nho sĩ đại thần Lê Quát còn phải thừa nhận một sự thực: “… Trên từ công vương, dưới đến dân thường, hễ bố thí vào việc Phật thì dẫu hết tiền của cũng không tiếc... Cho nên trong từ kinh thành, ngoài đến chõu phủ, cho tới thụn cựng ngừ hẻm, khụng mệnh lệnh mà người ta vẫn theo, khụng thế thốt mà người ta vẫn tin...” và than phiền: “Ta thuở trẻ đọc sách, để tâm khảo xét xưa nay, cũng hiểu sơ sơ đạo của thánh nhân để giáo hóa dân chúng mà rốt cuộc vẫn chưa được một hương tin theo”1. Sử gia Lê Văn Hưu cũng phê phán Lý Thái Tổ quá sùng Phật: “Xây tháp ngất trời, dựng cột chùa đá, điện thời Phật lộng lẫy hơn cung vua”2. Nhúm sử gia thời Lờ cũng chờ Trần Thỏnh Tụng “Ưu du cừi tam muội, tìm dấu đạo nhất thừa thì không phải là phép trị nước hay của đế vương”3, chê Trần Nhân Tông: “để tâm nơi kinh Phật, tuy nói là để siêu thoát, nhưng đó không phải là đạo trung dung của thành nhân”4. Ở đây có vấn đề đời sống tâm linh của dân tộc mà các vua Lý - Trần là người đại diện.
Về vấn đề này, Phan Huy Chỳ tỏ ra sắc sảo thoỏng đạt và đó nắm bắt được điều cốt lừi của thời đại khi ông viết: “Đời Lý Trần đều tôn chuộng Phật giáo và Đạo giáo, cho nên buồi ấy... dù là chính đạo hay dị đoan, đều tôn chuộng không phân biệt... Những người thi đỗ không phải ai cũng là chân Nho, mà những nhà nho chỉ chăm chăm về chương cú thì e không thể trông cậy ở họ giúp nên công việc bình trị được. Tôi trộm nghĩ: cách chọn người nên lấy đức hạnh làm gốc, nếu người có bàn lĩnh tốt thì dẫu kiêm thông cả cửu lưu tam giáo5, cũng chẳng hại gì...”6.