Mùa xuân khơi dòng chảy mạch nguồn của dân tộc, bao dấu son lịch sử đã khắc ghi Đậm nét nhất, rõ ràng nhất vẫn là kỳ vọng của hơn 80 triệu người Việt Nam với Đảng về tương lai tươi sáng

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài hiện nay (Trang 166)

nhất, rõ ràng nhất vẫn là kỳ vọng của hơn 80 triệu người Việt Nam với Đảng về tương lai tươi sáng của đất nước. Bản lĩnh và trí tuệ, ngọn nguồn gắn kết với nhân dân, vì lợi ích của nhân dân sẽ là cơ sở để Đảng vươn lên xứng đáng với niềm tin ấy. Đó là điều không thể khác, cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

"Nhân tài cần được tự do sáng tạo"

09:12' 17/07/2006 (GMT+7)

(VietNamNet) - "Quan trọng nhất là môi trường phát huy sáng tạo của nhân tài, một khi anh còn cầm tay chỉ việc, người ta không thể sáng tạo" - TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm VPQH cắt nghĩa vì sao các địa phương "trải thảm đỏ" vẫn không thu hút, sử dụng nổi nhân tài.

Trong chương trình trực tiếp trên VietNamNet và VTV2, các vị khách mời và khán độc giả đã cùng nhau xem xét các địa phương đang "chiêu hiền đãi sĩ" như thế nào; nhân tài nghĩ gì về những chiếc thảm đỏ; những khó khăn mà các địa phương đang gặp phải; và làm thế nào để nhân tài có thể phát huy hết khả năng trong môi trường địa phương...

Các vị khách mời của chương trình là TS Nguyễn Sĩ Dũng - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Thạc sĩ Nguyễn Công Dũng - Ban Khoa Giáo Trung Ương, hiện là thư ký, thành viên đề tài "Nghiên cứu chính sách phát triển nhân tài khoa học công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"; Ngô Thị Thanh Hương, thủ khoa Đại học Y Hà Nội, đã từng về quê Thái Bình công tác; Nguyễn Thị Thu Hà - tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, hiện đang làm giảng viên tiếng Anh tại trường. Chương trình đã diễn ra trong hơn 1 giờ đồng hồ và đã nhận được hơn 500 ý kiến, câu hỏi của khán, độc giả trong và ngoài nước. Dưới đây là nội dung tóm tắt cuộc trò chuyện. Người trong cuộc lên tiếng...

Lê Thị Thơm, một trong 7 người về làm việc tại UBND thị trấn Yên Ninh (Ninh Bình) theo diện được "trải thảm đỏ" cho biết, bản thân em và các bạn đều không hiểu rõ quyền lợi của mình khi về địa phương làm việc. Ngay cả việc được hỗ trợ 5 triệu đồng/người cũng mới chỉ nằm trên giấy tờ, chưa ai được nhận. "Có lẽ em đang trong giai đoạn tập sự nên chưa được nhận tiền hỗ trợ" - Thơm bán tín bán nghi.

Cùng hoàn cảnh tương tự, Hoàng Thị Nguyệt Ánh - "nhân tài" vừa được tỉnh Bắc Ninh thu hút bằng chính sách trải thảm cũng cho biết, em về địa phương làm việc đã gần một năm nay, từ tháng 10/2005, nhưng đến nay tiền hỗ trợ vẫn mới chỉ nằm trên... quyết định.

Tuy nhiên, với phần lớn các nhân tài, tiền hỗ trợ không phải là điều quan trọng số 1, họ thắc mắc chỉ vì các vị lãnh đạo chậm hoặc quên thực hiện lời hứa lời hứa, điều mà họ quan tâm là môi trường làm việc có giúp họ phát huy được sở trường, năng lực của mình hay

không?!

Ngô Thị Thanh Hương, tốt nghiệp thủ khoa ĐH Y năm 2004 nói sau khi tốt nghiệp, bản thân Hương đã từng nung nấu ý định về quê Thái Bình để được cống hiến. Nhưng khi về công tác tại Sở Y tế tỉnh nhà, chỉ 3 tháng, Hương phải "bật" trở ra Hà Nội với lý do: không nhận được sự trọng thị.

"Hình như tôi chưa nhận đủ niềm tin để được trao cơ hội hoàn toàn phát huy năng lực. Không ai nhòm ngó đến chúng tôi, vì thế mọi nhiệt huyết phấn chấn ban đầu đã dần tan biến" - Hương cho biết.

Theo Hương, muốn thu hút được nhân tài, chính quyền, lãnh đạo địa phương hãy cố gắng trao cho những người mình thu hút cơ hội được phát huy sáng tạo để họ có thể toàn tâm,

Các Thủ khoa tốt nghiệp ĐH là một trong những đối tượng chính của chính sách thu hút nhân tài của các địa phương. Ảnh Nguyên Vũ

toàn ý nhiệt tình dốc sức cho công việc.

"Nếu không có nhu cầu thực sự, anh sắm người tài chỉ để trang trí"

Việc thu hút nhân tài từ lâu đang trở thành "câu cửa miệng" của lãnh đạo nhiều địa phương, nhưng trên thực tế, lời kêu gọi đó phần nhiều mang tính hình thức.

Đến đây, TS Nguyễn Sĩ Dũng ngắt lời: "Nếu không cầu người tài thực sự, anh sắm người tài chỉ để trang trí".

"Sức ép phải có người tài sẽ bắt anh cầu người tài thực sự. Khi có nhiệm vụ đặt ra bắt anh phải làm, buộc phải cạnh tranh, để sống còn, anh buộc phải cầu người tài thực sự. Môi trường cạnh tranh sẽ giúp anh phát hiện nhân tài, cầu được người tài, phát huy được năng lực của người tài. Lúc đó, việc cầu người hiền tài mới đem lại kết quả thực sự" - ông Dũng phân tích.

"Nhân tài không nên thụ động chờ cơ hội"

Theo đề xuất của ông Vũ Ngọc Hà, muốn thu hút được nhân tài, phải tạo được những bước chuyển biến cơ bản, đồng bộ. Đó là nâng mặt bằng dân trí, phát triển KTXH tốt lên, đề ra chính sách thông thoáng, và cuối cùng là tạo môi trường làm việc tốt nhất cho nhân tài phát huy khả năng.

"Nếu nói điều kiện, môi trường để người tài xuất hiện thì không hẳn. Quan trọng nhất là môi trường phát huy sáng tạo của nhân tài, một khi anh còn cầm tay chỉ việc, người ta không thể sáng tạo. Con người ta sáng tạo trong thời đại này không thể sáng tạo một mình, phải hợp tác phối hợp giữa con người và con người mới sáng tạo có kết quả. Điều kiện thứ 2 là nguồn tài trợ. Nguồn từ Nhà nước bị giới hạn bởi định mức, vì vậy phải có thêm nguồn đầu tư của tư bản" - TS Nguyễn Sĩ Dũng phản biện.

Tôi không quan niệm TS là nhân tài. Có nhiều TS là nhân tài và ngược lại, nhân tài không nhất thiết phải là TS. Trên thực tế, nhiều người tài trong môi trường khó khăn đã thể hiện được tài năng của mình mà không phải là TS. - ông Dũng nói thêm.

Đặt vấn đề cầu người hiền tài nên bắt đầu từ việc trọng dụng nhân tài của địa phương hay thu hút nơi khác về, GS Vũ Cao Đàm cho rằng, nên bắt đầu tìm nhân tài ở địa phương bằng những công việc rõ ràng, phù hợp với chuyên môn, năng lực, giao nhiệm vụ thử thách cụ thể.

Một khán giả tên Nguyễn Xuân Diệu (Hà Nội) bất ngờ đặt câu hỏi với ông Nguyễn Công Dũng, Trưởng phòng Hành chính tổng hợp - Ban Khoa giáo TW: "Đã có cơ quan nào nghiên cứu về kết quả trải thảm đỏ của các tỉnh, thành hay chưa?"

"Chúng ta chưa có cơ quan mang tính chất quản lý nhân tài. Ở Trung Quốc, các tỉnh còn có tổ công tác nhân tài, Trung ương còn có phòng, ban về công tác nhân tài. Tổng kết của chúng ta mới chỉ dừng ở phạm vi địa phương, hiện chưa có cơ quan nào theo dõi, tổng kết về công tác nhân tài trên bình diện rộng" - ông Nguyễn Công Dũng cho biết

Trong khi chờ các địa phương xác định việc cầu người tài bằng tinh thần trọng thị thực sự, Ngô Thị Thanh Hương đưa ra khuyến nghị: Nhân tài không nên ngồi chờ người ta đem đến cơ hội cho mình mà phải chủ động tìm kiếm cho những cơ hội và sự lựa chọn tốt nhất để có thể phát huy cao nhất năng lực và sức sáng tạo của bản thân.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài hiện nay (Trang 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)