Vấn đề đổi mới tƣ duy, cách nhận và cách đánh giá về ngƣời tà

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài hiện nay (Trang 95 - 99)

Xã hội chúng ta thực sự đang nhìn nhận về vai trò của người tài như thế nào? Chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng và sử dụng họ được không? Đây là một câu hỏi dễ trả lời (bởi số đông người được hỏi sẽ trả lời: Có) nhưng lại khó tỡm được đáp án đúng. Vỡ sao như vậy? Chỳng ta cựng tỡm hiểu.

Người tài có khả năng làm được gỡ? Điều này chúng ta đó rừ! Nhưng tại sao hiện nay vẫn có một thực tế là: Người tài bị đố kỵ và không được trọng dụng? Phải chăng trong thâm tâm mỗi người Việt Nam chúng ta vẫn chưa thật sự tin tưởng, chưa thật sự dỏm tụn vinh một cỏch đúng đắn và công khai người tài?

Không khó khăn để nhận ra thực tế đó vỡ nú đang hàng ngày diễn ra. Ở mọi cơ quan, đoàn thể, các cấp, các ngành đều bắt gặp tỡnh trạng ấy. Bởi người Việt Nam nói chung vẫn cũn tõm lý đố kỵ với những người giỏi hơn mỡnh, khụng muốn họ vượt lên trên mỡnh. Nếu cú người hơn mỡnh thỡ phải tỡm cỏch hạ bệ họ. Do đó mà thành ra ghen ghét, đố kỵ với người tài. Vỡ thế mà thấy họ cú nhiều tật xấu. Nhưng thực sự khụng phải nhõn tài nào cũng "cú tài là cú tật" như một số người đó núi. Hiện tượng vỡ "tật nhỏ" mà xoá đi "tài lớn" vẫn diễn ra phổ biến ở nhiều nơi. Song, nếu có nhân tài nào đó mà "cú tật" thỡ cũng đừng nên vỡ cỏi "tật" đó mà xoá đi cái tài của họ.

Vấn đề làm sao để gạt bỏ tư duy đố kỵ với nhân tài trong xó hội ta. Đó là một trong nhiệm vụ mà bỏo chớ phải tuyờn truyền mạnh mẽ trong xó hội để đạt được. Vấn đề thay đổi quan niệm, thay đổi tư duy, cách nhỡn nhận đánh giá đúng người tài là một nội dung hết sức quan trọng hiện nay.

Trước hết, việc thay đổi tư duy này là gỡ:

- Thứ nhất, dó là việc đánh giá người tài không nên chỉ căn cứ vào bằng cấp. Trong xó hội ta, bằng cấp rốt cục chỉ là một phần rất nhỏ phản ỏnh trỡnh độ của một cá nhân bởi hiện tượng bằng giả, học giả đang diễn ra quá phổ biến.

Ai cũng biết nhân tài là người tài giỏi. Song, định tiêu chuẩn cho nhân tài lại đang cũn cú những cỏch hiểu khỏc nhau. Cú người hiểu nhân tài trước hết phải là người có bằng cấp cao. Lại có người hiểu nhân tài là những người thực sự có tài năng và phẩm chất. Đúng vậy, chúng ta cần xác định rừ rằng nhân tài phải là những người có tài năng xuất sắc, có những cống hiến về lý luận kinh tế, khoa học, kỹ thuật, tài lónh đạo, quản lý nổi trội hơn những người bỡnh thường. Đó là những con người học rộng, học sâu, tài cao, giàu sáng tạo, tư duy sắc sảo, độc đáo, có khả năng dự báo, làm việc độc lập, tự chủ, đọc nhiều sách, nhưng lại không phụ thuộc vào sách… Bản chất nguồn gốc của nhân tài có thể xuất hiện do di truyền, nếp nhà, năng khiếu bẩm sinh. Song, do sự khổ luyện, cần mẫn mới là chớnh. Con người ta, "phần nhiều do giỏo dục mà nờn". Có điều là, dù do di truyền hay do tự rèn luyện cũng phải qua môi trường giáo dục của nhà trường, xó hội, gia đỡnh, sự giỳp đỡ của bạn bè và những người thân. Môi trường làm nảy sinh nhân tài gồm các yếu tố: tự thân, nhà trường, xó hội, gia đỡnh, hoàn cảnh. Nú gắn liền với văn hoá và giáo dục. Trong đó, vai trũ của giỏo dục và tự giỏo dục là quan trọng nhất. Khụng cú kỹ năng tự giáo dục không thể thành tài. Bên cạnh đó, việc rèn luyện trong cuộc sống, trong trường đời cũng là một phần vô cùng quan trọng. Lịch sử đó chứng minh rừ ràng điều đó.

Do vậy, đánh giá một nhân tài, cơ sở là khả năng tự học, tự trau dồi và hiệu quả, năng lực thực sự trong công việc chứ không phải là vấn đề bằng cấp.

Thứ hai, phải thực sự khỏch quan trong việc đánh giá người tài. Không thể vỡ một lý do cỏ nhõn nào đó mà khụng cất nhắc, không bổ nhiệm một người tài theo kiểu "Yêu ai yêu cả dáng đi. Ghét ai ghét cả tông ty họ hàng". Như đó núi ở trờn, con người không ai tránh được những tật xấu, dù đó có là thánh nhân. Người tài cũng vậy. Họ cũng không tránh được hết những thói xấu. Nhưng không vỡ một chỳt tật xấu của họ mà khụng dựng họ trong cụng việc. Vớ dụ, những nhà văn thỡ rất hay nghiện rượu. Nhưng thói quen đó không ảnh hưởng đến ai. Cái thiệt chỉ thuộc về họ mà thụi. Vậy thỡ đừng

nhỡn thấy họ uống rượu mà chê văn họ dở, ghét bỏ họ. Vấn đề thay đổi tư duy ở đây là đấu tranh chống lại tư duy cầu toàn về người tài, xây dựng hỡnh tượng người tài như những "tượng đài sống" khụng tỳ vết, đẹp hoàn mỹ một cách không tưởng, như nhữngtấm gương để xó hội soi vào. Chúng ta hiện nay (trong đó có báo chí) vẫn có tâm lý khi muốn ai tốt thỡ khen lấy khen để, tập trung vào để khen ngợi hết lời. Khi bỗng nhiên họ có một vụ xỡ-căng-đan (có thể là trong cuộc sống đời thường, không liên quan đến công việc) thỡ thi nhau mổ xẻ, bới múc, tập trung vào vựi dập họ, cố tỡnh kộo sụp đổ ngay tượng đài mà trước đó vừa gây dựng. Những hiện tượng như vụ diễn viên phim Nhật ký Vàng Anh bị tung phim sex lờn mạng vừa qua là một thí dụ. Do đó, chúng ta thấy rằng tuyên truyền, tôn vinh người tài không có nghĩa là thổi phồng, nói quá đẹp, quá tốt, giấu giếm những mặt chưa được mà cần chọn lọc, nói chừng mực, đúng những gỡ họ làm được và chưa được. Có vậy mới không gây ra những sự cố "phản tuyờn truyền" đáng tiếc, những vụ rất "hố" của bỏo chí như trong thời gian gần đây.

Thứ ba,đánh giá năng lực của một cá nhân không vỡ cơ cấu "đảng hóa" hay do những vấn đề chính trị. ễng Nguyễn Trung, trong bài viết "Người tài bị đố kỵ và không được trọng dụng" đăng trên báo Vietnamnet năm 2006 đó khẳng định:

Nếu phải nói vấn đề này trong một câu, thỡ đó là: Sự cố thủ trong quyền lực vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của sự cố thủ trong vấn đề phát triển và trọng dụng nhân tài, căn bệnh điển hỡnh bệnh cơ cấu, bệnh đảng hóa…Bệnh cơ cấu, bệnh đảng hóa đang là những nguyên nhân chính làm nảy sinh những "văn hóa" độc hại đối với chuẩn mực và các thang giá trị trong xó hội. Bệnh bằng thật học giả, bệnh chạy ghế, bệnh quan hệ, bệnh chạy tội, bệnh phô trương hỡnh thức, bệnh núi dốicó nguyên nhân sâu xa từ bệnh cơ cấu và bệnh đảng hóa.

Chỳng ta vẫn cũn nguyờn quan niệm là khụng là đảng viờn thỡ nhõn tài cũng khụng thể phỏt triển được. Đảng ta không có chủ trương này nhưng ở

cơ sở thỡ đây là một thực tế. Do vậy, những người tài thực sự không có vị trí chính trị xứng đáng thỡ khụng được trọng dụng. Trong khi đó, những người tài có hạn nhưng nhờ có địa vị chính trị thỡ lại được trọng dụng.

Đây là vấn đề đặt ra cấp thiết đối với các nhà báo trong việc thực hiện tuyên truyền về vấn đề nhân tài, đũi hỏi nhà bỏo phải nhận thức rừ được bản chất của vấn đề để phát hiện đúng nhân tài và nhỡn nhận một cỏch khỏch quan vai trũ, vị trớ thực sự của họ.

Thứ tư, cần một tinh thần cầu thị thật sự, thật lũng trong việc cầu và sử dụng nhân tài. Chúng ta hiện nay đề ra rất nhiều chủ trương thu hút nhân tài nhưng không chủ trương nào mang lại hiệu quả vỡ thu hỳt nhõn tài về lại khụng sử dụng, khụng bố trớ cụng việc. Thu hút chỉ cốt cho có chứ không thật sự cần. Việc đỗi đói với họ cũng rất quan trọng. Khụng cần quỏ nhiều ưu đói về vật chất nhưng cái quan trọng nhất là thái độ cầu thị và chân thành của những người cầu nhân tài. Soi lại những tư tưởng lớn trước đây về đào tạo, sử dụng nhân tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Người nêu rừ trong bài "Nhõn tài và kiến quốc" (Bỏo Cứu quốc số 91, ngày 14-11-1945). Chớnh sỏch thu hỳt nhõn tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh đó được các tầng lớp trí thức Việt Nam hưởng ứng sôi nổi. Với trái tim nhân hậu và tấm lũng chõn thành chiờu hiền đói sĩ, Người đó quy tụ được anh tài bốn phương chiến đấu dưới lá cờ đại nghĩa của dân tộc. Lúc bấy giờ đất nước cũn nghốo, Bỏc Hồ chẳng cú gỡ "đói sĩ", nhưng vỡ Bỏc Hồ cú tấm lũng và cỏi tõm rất trong sỏng, nờn Bỏc đó chiờu được nhiều người hiền tài. Người không bao giờ định kiến với người tài và hết lũng nõng đỡ người tài, làm cho người tài vô cùng cảm động. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đó học được đức tính này của Bác Hồ, nên rất mến mộ người tài. Các "nho sĩ" rất muốn xin được gặp Anh Tô và muốn được tâm tỡnh, tâm sự với Anh Tô. Từ ngày Anh Tô đi xa đó để lại một khoảng trống vắng đối với trí thức.

Trên đây là một số nội dung cơ bản về cách nhỡn nhận, đánh giá một các thực chất về người tài. Mỗi nhà báo, mỗi phóng viên cần thiết phải nhận thức và hiểu thấu đáo và vận dụng được vào thực tiễn tác nghiệp. Đó là cơ sở

quan trọng để mỗi phóng viên nâng cao chất lượng nội dung mỗi bài viết về vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài ở nước ta. Đó cũng là những vấn đề cấp bách đang đặt ra trong nhận thức, tư duy, cỏch nhỡn nhận và đánh giá người tài của nhà bỏo núi riờng và xó hội ta núi chung.

2.2.3. Báo chí cần nhận thức rõ hơn nữa về tầm quan trọng của nhiệm vụ tuyên truyền về vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài ở nƣớc ta hiện nay

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài hiện nay (Trang 95 - 99)