- Phân tích số liệu và viết báo cáo
27. khi về già tôi thƣờng xuyên đi cầu
3.7.4. Dự đoán của người cao tuổi về khoảng thời gian sống
Để tìm hiểu sâu hơn về nhận thức của NCT về tính tất yếu của cái chết, chúng tôi còn đƣa ra câu hỏi xem NCT dự đoán cuộc sống của họ sẽ kéo dài đƣợc bao lâu:
3.8 5.7 5.7 10.2 15.9 64.3 % dưới 5 năm 5 đến 10 năm 10 đến 15 năm trên 20 năm không dự đoán được
84
Nhìn vào biểu đồ 3.9 cho thấy đa số NCT không dự đoán mình sống khoảng thời gian bao lâu 101/157 lựa chọn chiếm 64,3%. Ngay cả những NCT có số lƣợng tuổi khá cao (trên, dƣới 75 tuổi) cũng rất ít NCT dự đoán khoảng thời gian sống nhất định của mình, họ luôn hi vọng sống thêm đƣợc ngày nào tốt ngày ấy để đƣợc gần gũi con cháu, chăm sóc con cháu và hơn nữa để nhìn thấy con cháu. Khoảng thời gian dƣới 5 năm là khoảng thời gian thấp nhất mà chúng tôi đƣa ra, và là khoảng thời gian đƣợc lựa chọn ít nhất 6/157 lựa chọn chiếm 3,8%. Những trƣợng hợp chọn trong khoảng này là những NCT có tuổi cao, sức khỏe đã ở mức suy kiệt, hơn nữa lại đang phải sống một mình. Các cụ ý thức đƣợc rõ sức khỏe và thể trạng hiện tại của mình nên đƣa ra những dự đoán cụ thể về khoảng thời gian sống. Chứng tỏ họ đã cảm nhận đƣợc sức khỏe và khả năng sống của họ. Trong quá trình khảo sát chúng tôi có hỏi lí do khoảng thời gian còn sống là không dự đoán đƣợc thì đƣợc các cụ cho rằng không ai biết mình khi nào sẽ chết dù có nhiều tuổi hay ít tuổi, do vậy họ không thể dự đoán đƣợc khoảng thời gian sống tiếp theo của mình.
Những ngƣời dự đoán khoảng thời gian còn sống dài hơn ( trên 20 năm) thƣờng ở ngƣời 60 – 70 tuổi. Dự đoán khoảng thời gian thấp hơn ở những ngƣời 70 tuổi trở lên. Dự đoán về khoảng thời gia còn sống dài hơn thƣờng ở những NCT còn khỏe mạnh, sung sức và thƣờng sống cùng với vợ, chồng hoặc con cháu.
Để tìm hiểu dự đoán hành động tự kết thúc cuộc sống ở NCT khi vào cuối tuổi già không có khả năng làm gì, chúng tôi đƣa ra câu hỏi: ông/ bà có nghĩ già rồi không có khả năng làm gì, sống một cách vô dụng và muốn kết thúc cuộc sống của mình càng nhành càng tốt không? Kết quả nhƣ sau:
85 36.3 63.7 % có không
Biểu đồ 3.10. Dự đoán hành động tự kết thúc cuộc sống khi về già không có khả năng làm gì
Theo lẽ thƣờng thì không ai muốn mình chết, nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết những ngƣời cận kề với cái chết rất sợ chết. Do vậy việc tự kết thúc cuộc sống của chính bản thân mình lại càng trở nên khó khăn, để biết thêm về cách ứng xử với cái chết của ngƣời cao tuổi chúng tôi tiến hành khảo sát một giả định và để các cụ cho ý kiến, và tự giải thích câu trả lời của chính mình. Giả định rằng khi các cụ già yếu, không có khả năng làm gì, cảm thấy mình sống vô dụng và muốn kết thúc cuộc sống của mình càng nhanh càng tốt không? Quá trình khảo sát cho thấy một số lƣợng khá đông các cụ không nghĩ và hành động nhƣ thế 100/ 157 lựa chọn chiếm 63.7%. Hầu hết các câu giải thích chúng tôi nhận đƣợc cho rằng đây là hành vi mang tính tiêu cực bị mang tiếng với ngƣời đời. Nhƣ vậy đa số NCT nghĩ sống chết là theo quy luật tự nhiên, sẽ không có hành động tự kết thúc cuộc sống của mình.
Một số khác thì có câu giải thích sẽ sống và phải sống, ông trời cho sống ngày nào thì sẽ sống tới ngày đó, ngay cả khi các cụ có bệnh tật trong ngƣời, các cụ cũng hết sức chạy chữa để mong đƣợc sống tiếp theo kiểu “còn nƣớc còn tát”. Họ mong đƣợc sống tiếp dù không làm đƣợc gì chỉ để nhìn thấy con cháu, đƣợc bên con cháu và nhìn thấy con
86
cháu hạnh phúc. Có 57/ 157 ngƣời chiếm 36.3 % NCT cho rằng khi về già không còn khả năng làm gì, và muốn kết thúc cuộc sống của mình càng nhanh càng tốt. Những NCT có suy nghĩ và hành động muốn kết thúc nhanh cuộc sống của mình rơi vào những NCT có tuổi cao, sức khỏe không tốt và đang sống một mình, không có ngƣời chăm sóc vì con cháu ở xa. Họ muốn kết thúc nhanh cuộc sống của mình để đỡ phải đau đớn về thể xác khi chìm sâu trong bệnh tật, đặc biệt họ sợ khi mình đau ốm, không tự phục vụ đƣợc cho bản thân lại làm phiền con cháu.
Nhƣ vậy ngƣời cao tuổi hiểu đƣợc chết là điều tất yếu và không ai có thể tránh khỏi, từ đó đã có sự đƣơng đầu với cái chết. Mức độ lo sợ cái chết của họ không nhiều, họ chấp nhận cái chết của ngƣời thân và của chính mình. Đa số NCT đã có sự chuẩn bị cho cái chết của mình khi còn sống nhƣ chụp ảnh chân dung; viết di chúc, hay những việc sắp đặt ngƣời kế cận của mình… Đa số NCT thƣờng xuyên có những hành động tích cực nhƣ gặp gỡ bạn bè, khám sức khỏe, làm những thứ bản thân yêu thích, tham gia các hội…. để tinh thần thoải mái, vui vẻ và để mỗi ngày sống là mỗi ngày ý nghĩa theo tinh thần sống vui, sống khỏe, sống có ích của hội ngƣời cao tuổi. Điều này chứng minh rằng giữa nhận thức về cái chết và hành vi ứng xử với cái chết của ngƣời cao tuổi có mối liên hệ với nhau.
Kết quả của nghiên cứu trong phỏng vấn sâu, nghiên cứu trƣờng hợp cũng ngƣời cao tuổi nhận thức đƣợc sinh, lão, bệnh, tử là quy luật của tự nhiên, và khẳng định chết là một điều tất yếu và không ai có thể tránh đƣợc; họ không tin là có kiếp sau và cho điều ấy là không thực tế. Khi đã quá mệt mỏi, tinh thần suy kiệt thì một số NCT sẵn sàng lựa chọn cái chết đến nhanh chóng với mình để ra đi đƣợc thanh thản, ít đau đớn và không làm phiền tới con cháu. Đa phần NCT có những dự định gặp lại những bạn bè ở xa, thăm lại chiến trƣờng xƣa… tuy nhiên vì điều kiện và sức khỏe nên không cho phép họ thực hiện điều đó. Để tinh thần thƣ giãn và kéo dài tuổi thọ hàng ngày các cụ đã lựa chọn những cách thức phù hợp với bản thân mỗi ngƣời nhƣ: tập thể dục, làm những nhỏ giúp đỡ cho con cháu, tham gia các hội, câu lạc bộ, chăm sóc cây cảnh. Hơn nữa để ngƣời già thanh thản qua đƣợc cuối đời các cụ mong muốn sẽ đƣợc chăm sóc đầy đủ cả về cật chất lẫn tinh thần.
87