Những giai đoạn của của cuộc đời và cái chết của tuổi già

Một phần của tài liệu Nhận thức của người cao tuổi về cái chết tại một số huyện tỉnh Thái Bình (Trang 34)

Chết là một hiện tƣợng tự nhiên của con ngƣời, ở mỗi ngƣời khác nhau thì có một tiến trình dẫn tới cái chết và tâm lý cho cái chết không giống nhau. Tuy nhiên con ngƣời đều trải qua những cảm xúc và các giai đoạn cảm xúc tƣơng đối giống nhau. Do vậy chúng ta cùng xem xét kết thúc chu kì sống nhƣ thế nào?

Sự sợ hãi cái chết

Sinh và chết - là các sự kiện tự nhiên bắt đầu và kết thúc cuộc sống của con ngƣời. Tuy nhiên, tác động về cảm xúc và ý nghĩa cá nhân về sinh và chết là rất khác nhau. Sinh, nhƣ thƣờng lệ, tiếp nhận với niềm vui sƣớng và lạc quan; thậm chí những ngƣời tin rằng sau họ là cuộc sống mới tốt hơn thì họ vẫn lẩn trốn cái chết. Đôi khi con ngƣời phủ nhận hiện thực của cái chết.

Sự phủ nhận cái chết

Một số tác giả cho rằng xã hội công nghệ Mỹ hƣớng vào thanh niên có khuynh hƣớng phủ nhận và coi thƣờng cái chết trong khi họ cũng bận tâm về nó. Nhắc tới cái chết thƣờng thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, song con ngƣời né tránh điều đó, không tiếp nhận cái chết nhƣ là một sự kiện có thể xẩy ra cả với con ngƣời. Họ thƣờng nghĩ rằng giết ngƣời và các trƣờng hợp bất hạnh dẫn đến tử vong chỉ xảy ra với những ngƣời khác.

Phủ nhận - là một phƣơng pháp ứng xử phổ biến trong điều kiện stress. Con ngƣời quả là không muốn nhìn hay tiếp nhận hiện thực, và điều đó có ảnh hƣởng quan trọng đến ứng xử của cái chết thì họ sẽ có các biện pháp đề phòng có lý trí để chống lại những điều nguy hiểm có thể xảy ra đối với đời sống, song không cần phải tự hạn chế mình. Chúng ta cần phải có khả năng tiếp nhận cả những hạn chế về đời sống kể cả điều dễ bị tổn thƣơng bản thân. Một số nhà khoa học cho rằng khi đƣa vào văn hoá Mỹ những giao tiếp

26

rất hạn chế với ngƣời đang hấp hối, thì con cái có thể gặp thấy rất ít các hình ảnh của cái chết bị bóp méo (Pattison, 1977).

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng thời gian gần đây văn hoá kiêng kỵ thảo luận về cái chết suy giảm ở con ngƣời làm quen đọc sách, báo và các chƣơng trình giáo dục chuyên môn làm cho họ thay đổi các quan hệ của họ đối với cái chết. Thậm chí các nhà y học hàng ngày va chạm với cái chết cũng cần tham gia các chƣơng trình học chuyên môn và các cuộc hội thảo là nhằm thích nghi với tình cảm riêng của mình.

Sự lo âu về cái chết

Liệu những ngƣời cao tuổi có sợ chết nhiều hơn so với những ngƣời trẻ tuổi, và họ có lo lắng nhiều hơn về cái chết? Có phải những ngƣời có sức khoẻ tốt và những ngƣời kiểm soát đƣợc cuộc sống của mình ít sợ chết không? Lý thuyết phân tích tâm lý khẳng định rằng sự lo lắng và sợ chết bản thân mình là một hiện tƣợng bình thƣờng. Tuy nhiên, điều đó không phải lúc nào cũng vậy. Hơn nữa, khi con ngƣời quá lo lắng về cái chết thì có cảm xúc khác nhau về điều đó. Một số ngƣời tìm thấy ý nghĩa, mục đích cuộc sống và biết rằng họ sẽ chết theo một sơ đồ sinh tồn của bản thân. Những ngƣời cuồng tín tôn giáo chết vì một mục đích nào đó (ví dụ, những kẻ khủng bố - tự sát) đƣa họ đến việc “giải quyết” vấn đề đó một cách tuyệt đối. Những ngƣời theo chủ nghĩa vô thần tin rằng sau khi chết thì không có sự sống nữa, trái lại đôi khi họ sợ hãi trƣớc viễn cảnh kết thúc hoàn toàn sự tồn tại của bản thân. Tuy nhiên, họ có thể xúc động theo một cách khác: những ngƣời tin rằng không có cuộc sống dƣới âm ti thì họ thƣờng dàn hoà với cái chết, tiếp nhận nó nhƣ là một trạng thái tự nhiên và thậm chí là trạng thái bình yên. Họ dựa vào cơ sở rằng không có tồn tại thì cũng không thể có stress và đau đớn, còn “lo lắng” về cái chết là không có nghĩa.

Nhƣ các công trình nghiên cứu chỉ ra rằng những khái niệm của phần lớn con ngƣời thể hiện ở đâu đó giữa hai quan điểm hoàn toàn đối lập nhau. Trong trƣờng hợp này sự sợ hãi hoặc quá lo lắng về cái chết bản thân là do cái chết có ý nghĩa cá nhân hay văn hoá nhƣ thế nào quyết định. Các công trình nghiên cứu chứng minh rằng những ngƣời cao tuổi thƣờng ít lo lắng hơn về cái chết bản thân so với ngƣời trẻ tuổi; ngoài ra, con ngƣời có mục tiêu nào đó trong cuộc sống thì ít sợ chết hơn. Mặc dù một số ngƣời

27

cao tuổi thƣờng nghĩ về cái chết song họ cảm thấy ngạc nhiên là họ bình tĩnh (Kastenbaum, 1998). Sự sùng đạo của con ngƣời có ý nghĩa to lớn: các cuộc phỏng vấn cho thấy rằng con ngƣời có niềm tin sâu sắc vào Chúa Trời và cuộc sống dƣới âm cung thì trƣớc cái chết rất ít khi họ bị trầm uất và ít lo lắng hơn (Alvarado Templer, Bresler & Thomas - Dobson, 1995). Tuy vậy, những cảm xúc cá nhân có ý nghĩa quyết định: bản thân tích cực tham gia vào đời sống tôn giáo và sự bắt buộc tín mộ không làm giảm sự lo lắng cái chết bản thân.

Mặc dù ngƣời cao tuổi thƣờng ít lo lắng hơn về cái chết, song không phải tất cả trong số đó lại có cảm giác tƣơng tự. Giữa các cá nhân với nhau có sự khác nhau về lo lắng cái chết (Stillion, 1985). Vậy thì nẩy sinh vấn đề có nên nêu ra các tiêu chí phân chia những ngƣời lo lắng nhiều hay ít về cái chết bản thân? Các số liệu thí điểm không cho những dẫn giải giống nhau. Căn cứ theo một vài tài liệu thì những ngƣời ít lo lắng nhất về cái chết là những ngƣời thích nghi tốt về mặt tâm lý và theo Ericson, đã đạt tới các giai đoạn toàn vẹn cá nhân. Theo các số liệu khác, những ngƣời cao tuổi có sức khoẻ về thể chất và trí tuệ kiểm soát đƣợc cuộc sống của mình là những ngƣời lo lắng nhất. Cũng có ý kiến cho rằng sự lo lắng về cái chết là không cố định. Ví dụ, thƣờng con ngƣời bắt đầu rất lo lắng về cái chết bản thân khi họ dự đoán bệnh tật có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên trong vài tuần lễ hoặc vài tháng sau khi biết tin đó thì điều lo lắng của họ dần dần giảm đi (Belsky, 1984). Lo lắng về cái chết rõ ràng là một trong những tiêu chí nói lên sự phát triển quá trình xác lập và thừa nhận ý nghĩa của cái chết trong văn cảnh lẽ sống.

Chờ đón cái chết bản thân

Con ngƣời già đi hoặc đau ốm và họ bắt đầu nhận thức đƣợc rằng cái chết không còn là một biến cố xa xôi gì. Những ngƣời trẻ tuổi có thể cho phép mình từ bỏ ý nghĩ về cái chết, song trong thời gian đau ốm hoặc tuổi già thì không nên từ bỏ những suy nghĩ đó. Vậy thì bằng cách nào con ngƣời ghi nhận giai đoạn phát triển cá nhân cuối cùng đó? Nhiều ngƣời trải qua một số giai đoạn thích nghi với cái chết và do vậy họ tiếp nhận cái chết không thể tránh khỏi.

28

Đối với những ngƣời không lo đến cái chết nhanh chóng trong tƣơng lai, họ có thể giành nhiều thời gian để suy nghĩ về điều không tránh khỏi là cuộc sống phải dừng lại. Họ thƣờng sử dụng những năm cuối cùng để nhìn về quá khứ, suy nghĩ về những thời điểm thú vị và hay đau ốm của quá khứ. Theo ý kiến Bat-lơ (Butler, 1968; 1980-1981) cách nhìn tổng quan con đƣờng sống của mình - đó là giai đoạn phát triển quan trọng của cá tính kéo dài trong suốt toàn bộ cuộc đời. Hơn lúc nào hết các lý do thôi thúc để tự nhận thức bản thân ở tuổi già là mạnh mẽ. Quá trình tự nhận thức bản thân thƣờng thúc đẩy sự phát triển cá tính. Con ngƣời giải quyết các cuộc xung đột đã lâu ngày, tìm thấy ý nghĩa mới trong cuộc sống và thậm chí còn khám phá ra cái gì đó trƣớc đây chƣa biết trong bản thân mình. Chỉ có nhận thức đƣợc cái chết đến gần là hiện thực mới giúp ta buộc phải đề ra các quyết định có tính then chốt về các thời điểm quan trọng nhất của cuộc sống và hiểu đƣợc là chúng ta là ai trên thực tế. Cái chết tạo ra một tƣơng lai cần biết (Kubler - Ross, 1975). Nhƣ vậy thật là ngƣợc đời song cái chết có thể là sự thúc đẩy “quá trình quay ngƣợc lại với cuộc sống” (Imara, 1975).

Các giai đoạn thích nghi

Elidabet Cubler-Ross (1969) là một trong những ngƣời nữ đầu tiên quan tâm vấn đề nghiên cứu cái chết và sự qua đời. Bà tập trung chủ yếu vào những tình huống ngắn ngủi trong đó triển vọng cái chết đối với con ngƣời trở nên rất hiện thực, ví dụ nhƣ khi phát hiện bệnh tật không thể chữa khỏi ở con ngƣời. Do vậy, khi trò chuyện với những ngƣời đó E.Cubler - Ross đã chia ra 5 giai đoạn thích nghi với ý nghĩa về cái chết: Phủ nhận, giận dữ, mặc cả, trầm uất và tiếp nhận. Dƣới đây là mô tả tóm tắt các giai đoạn đó.

- Trong giai đoạn phủ nhận, con ngƣời bác bỏ khả năng chết và đi tìm những ý kiến và những triển vọng thuận lợi nhất.

- Khi con ngƣời nhận thức đƣợc rằng họ trên thực tế sẽ chết, sự kích thích, phẫn nộ và lòng đố kỵ bao bọc lấy họ. Đó là giai đoạn giận dữ. Con ngƣời cảm thấy mình bị lừa dối bởi lẽ các kế hoạch và khát vọng của họ không khi nào đƣợc thực hiện.

- Ở giai đoạn mặc cả, con ngƣời có thể tranh thủ thời gian, đƣa ra những lời hứa hẹn và cầu nguyện Chúa Trời của mình, trò chuyện với các bác sĩ, y tá hoặc với những ngƣời khác lấy cớ trì hoãn bản án, giải thoát khỏi đau đớn và khổ ải.

29

- Nếu mặc cả không đem lại kết quả, còn thời gian trôi đi thì sự bất lực và vô vọng bao quanh họ. Đến lúc này con ngƣời đang trong giai đoạn trầm uất và khóc than không những về những tổn thất thực sự mà không lâu nữa phải chia ly với gia đình mình và bạn bè.

- Cuối cùng là giai đoạn tiếp nhận thực tế cận kề cái chết và bình tĩnh chờ đợi nó. Các giai đoạn thích nghi mà E.Kubler - Ross mô tả là phản ứng bình thƣờng của con ngƣời về cái chết không tránh khỏi và giúp chúng ta hiểu rằng con ngƣời đang hấp hối cảm nhận điều gì. Tuy nhiên con ngƣời không phải là vạn năng. Không phải tất cả mọi ngƣời đều trải qua một trong những giai đoạn nói trên và chỉ có một số ngƣời trải qua năm giai đoạn đó theo trình tự nhƣ đã mô tả.

Có nhiều yếu tố tác động đến sự phản ứng của con ngƣời đó là: bản sắc văn hoá, tính cách cá nhân, tôn giáo, triết lý cá nhân, độ dài và tính chất của bệnh tật. Trái lại, nhƣ Robe Cafenbaum (Robert Kastenbaum, 1998, 2000) khẳng định cần giúp cho con ngƣời đi theo các con đƣờng riêng của họ tới cái chết. Khi họ cần tới điều đó họ sẽ nói về cảm xúc, nỗi băn khoăn và kinh nghiệm của mình, nếu họ có các câu hỏi họ cần nhận đƣợc các câu trả lời, cần điều chỉnh cuộc sống riêng, gặp gỡ ngƣời thân và bạn bè, xin lỗi và bản thân xin tha thứ về những sự bất hòa và những lầm lỗi không đáng kể. Tất cả những hành động đó, R. Catstenbaum khẳng định, rất quan trọng đối với con ngƣời hơn là trải qua các giai đoạn cảm xúc trong một trật tự nhất định.

Một phần của tài liệu Nhận thức của người cao tuổi về cái chết tại một số huyện tỉnh Thái Bình (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)