Khái niệm cái chết

Một phần của tài liệu Nhận thức của người cao tuổi về cái chết tại một số huyện tỉnh Thái Bình (Trang 31)

Chết thông thƣờng đƣợc xem là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật hay ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống (không thể phục hồi) của một cơ thể. Tuy nhiên, một định nghĩa cho sự chết còn tùy thuộc vào các quan điểm tôn giáo, tín ngƣỡng cũng nhƣ các lĩnh vực liên hệ.

23

Trong y học, chết là giai đoạn cuối cùng của sự sống. Môn khoa học nghiên cứu về cái chết đã trở thành ngành riêng gọi là "tử vong học" (tiếng Anh: thanatology; tiếng Hy Lạp: thanatologia).

Ngƣời ta chia chết ra làm hai loại: chết lâm sàng mà các phƣơng pháp khám lâm sàng cho phép xác định là chết (tim ngừng đập, ngừng thở, mất tri giác, vv.); Chết thật, khi các mô không còn hoạt động đƣợc nữa và bắt đầu phân huỷ.

Trong hầu hết các xã hội, cái chết thƣờng đƣợc gắn liền với một số biểu tƣợng nào đó. Ở nhiều nền văn minh phƣơng Đông, màu trắng là màu của tang chết; ngƣợc lại, ở phƣơng Tây, màu tang là màu đen, biểu tƣợng của cái chết là vị thần chết với chiếc lƣỡi hái nổi tiếng. Mồ mả cũng là những hình ảnh hoán dụ thƣờng gặp khi đề cập đến cái chết. Dƣới góc độ sinh học, cái chết có thể xảy ra cho toàn bộ cơ thể hoặc chỉ một vài thành phần của cơ thể. Thí dụ, một số tế bào riêng lẻ hoặc thậm chí một vài cơ quan có thể chết, trong khi cơ thể, với tƣ cách là một tổng thể, vẫn tiếp tục sống. Trong cơ thể sinh vật, rất nhiều tế bào có tuổi thọ rất ngắn so với đời sống của cơ thể, chúng chết đi và đƣợc thay thế bởi các tế bào mới - đó là quá trình đổi mới thƣờng xuyên các tế bào, một đặc điểm sinh lý của các cơ thể đa bào.

Trong y học, có nhiều định nghĩa khác nhau về cái chết. Ở phƣơng Tây trƣớc đây, sự chết đã đƣợc gắn với tim và sau đó là phổi. Khi tim và phổi của một ngƣời ngừng hoạt động, ngƣời đó đƣợc xem là đã chết. Về sau, não đƣợc đƣa vào định nghĩa. Năm 1963, điện não đồ (EEG) đƣợc phát minh, phƣơng tiện này có khả năng đo rất chính xác các dòng điện phát ra từ não. Nếu máy điện não đồ ghi nhận một dòng điện bằng không (nói cách khác là một EEG phẳng) trong 36 giờ, ngƣời bệnh có thể đƣợc xem là đã chết. Hiện nay, chúng ta biết rằng về mặt y học, một ngƣời còn sống nếu thân não của ngƣời đó chƣa chết. Nhiều ngƣời bị rơi vào đời sống thực vật, thân não của họ vẫn còn hoạt động.

Về mặt pháp lý, có ba cách khác nhau để tuyên bố rằng một ngƣời đã chết. Thông thƣờng nhất là việc xác nhận cái chết bởi một bác sĩ. Cách thứ hai là xác nhận bởi một

24

nhân viên điều tra hay chuyên viên khám nghiệm y khoa của nhà nƣớc. Cách thứ ba là tuyên bố chết bởi các tòa án: sau khi một ngƣời bị mất tích một thời gian nhất định, tòa án có thể tuyên bố rằng ngƣời đó đã chết và tài sản của ngƣời chết sẽ đƣợc phân chia theo luật định. Giấy chứng tử là một văn bản nêu ra thời điểm, tính chất của cái chết cũng nhƣ tên và chức năng ngƣời chứng nhận cái chết đó.

Theo quan điểm tôn giáo, sự chết đƣợc tin là do linh hồn rời khỏi thể xác. Nhiều thí nghiệm đã đƣợc đặt ra nhằm xác định khi nào thì hồn rời khỏi xác, chẳng hạn ngƣời ta cân cơ thể trƣớc và sau khi chết (linh hồn, nếu có)

Xét trên quan điểm tâm lý học thì cái chết không nghi ngờ gì có một ý nghĩa cá nhân cực kỳ to lớn đối với ngƣời chết cũng nhƣ đối với gia đình và bạn bè họ:

“Sự qua đời - tức là chấm dứt sự tiếp thu kinh nghiệm, để lại những ngƣời thân yêu, sự nghiệp dở dang và đi vào cõi vĩnh hằng” (Kalish, 1987)

Tuy nhiên phải nhớ rằng, cái chết - là một hiện tƣợng tự nhiên không phụ thuộc vào chỗ nó có đến sớm hay không do ốm đau hoặc tai nạn hay là đỉnh cao của cuộc sống lâu dài và phong phú bởi các sự kiện. Mọi vật thể sống đều chết đi. Cái chết - cũng là một bộ phận của sự phát triển cũng nhƣ chính bản thân cuộc sống (Despender, Striekland, 1999).

Theo từ điển Tiếng Việt (Lê Thị Huyền – Minh Trí) thì định nghĩa rằng: chết là mất khả năng sống, không còn biểu hiện của sự sống.

Nhƣ vậy có rất nhiều quan điểm khác nhau về cái chết xuất phát từ góc độ nghiên cứu khác nhau. Thông qua đó có thể hiểu: chết là sự chấm dứt mọi hoạt động, mọi sự tiếp thu tri thức.

Xung quanh vấn đề cái chết có nhiều cách nhìn nhận khác nhau xuất từ những góc độ khác nhau. Xong có thể chia thành các loại nhận thức theo khoa học và nhận thức thông thƣờng.

Nhận thức khoa học về cái chết là sự hiểu biết cái chết theo khoa học, những gì khoa học tìm ra xung quanh cái chết.

25

Tuy nhiên trong thực tế đời sống có những sự vật, sự việc xung quanh cái chết mà khoa học cũng chƣa lý giải đƣợc, ví dụ nhƣ cách các nhà ngoại cảm tìm mồ mả…Phải chăng xung quanh cái chết còn có những bí ẩn giữa tâm linh và khoa học – những điều mà khoa học chƣa thể giải thích đƣợc – tiền khoa học.

Một phần của tài liệu Nhận thức của người cao tuổi về cái chết tại một số huyện tỉnh Thái Bình (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)