Mô tả mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nhận thức của người cao tuổi về cái chết tại một số huyện tỉnh Thái Bình (Trang 53)

Bảng 2.1: Thống kê số lƣợng NCT theo nhóm tuổi(157 ngƣời)

Nhóm tuổi SL SL %

60 - 65 50 31.8

66 - 70 39 24.8

71 - 75 68 43.3

Tổng 157 100

Trong 157 NCT đƣợc nghiên cứu ở tỉnh Thái Bình, có 50 NCT nằm trong độ tuổi từ 60 – 65, chiếm 31.8%. NCT ở độ tuổi 66 – 70 chiếm 24.8% với số lƣợng là 39 ngƣời. Tỉ lệ NCT lớn nhất nằm trong độ tuổi 71 – 75, với 68 ngƣời chiếm 43.3%.

Bảng 2.2: Thống kê NCT theo nhóm nghề nghiệp

Nghề nghiệp SL SL %

Cán bộ 66 42

Làm ruộng 51 32.5

45

Tổng 157 100

Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy: 42% NCT trong số 157 NCT đƣợc khảo sát ở Thái Bình là cán bộ đã về hƣu, với 66 ngƣời. Xếp ở vị trí thứ hai, là NCT thuộc nhóm nghề nông, với 51 ngƣời, chiếm 32.5 %. NCT thuộc nhóm nghề kinh doanh tự do chiếm 25.5% với 40 ngƣời.

Bảng 2.3. Thống kê số lƣợng NCT theo giới tính

Giới tính SL %

Nam 80 51.0

Nữ 77 49.0

Tổng 157 100

Dựa vào Bảng số liệu ta thấy, có 80 NCT đƣợc nghiên cứu là nam với tỉ lệ là 51%, và 77 NCT đƣợc nghiên cứu là nữ với tỉ lệ là 49%.

Thái Bình với đặc điểm là một tỉnh thuần nông, nổi tiếng là vựa lúa lớn của cả nƣớc, phần lớn dân số bám trụ lấy đồng ruộng. Hiện nay do nhận lực thiếu vì thanh niên thƣờng đi làm ăn xa, nên những cụ cao tuổi trong thời điểm mùa màng nếu còn khỏe vẫn thƣờng phụ giúp cùng con cái gặt hái,tham gia sản xuất nông nghiệp, vừa vận động để có sức khỏe, vừa tạo thêm thu nhập cho gia đình. Trong các cụ cao tuổi đa phần là không có lƣơng hƣu, do vậy đời sống còn nhiều khó khăn, các cụ ít đƣợc nghỉ ngơi và chăm sóc đầy đủ. Tuy nhiên dù còn khó khăn về vật chất nhƣng tinh thần các cụ lại rất hăng hái, rất nhiều các cụ tham gia các hội, hoạt động tập thể để nâng cao hiểu biết, tăng sự giao lƣu, nhất là để có khoảng thời gian cuối đời ý nghĩa, vui vẻ.

2.2. Tổ chức nghiên cứu

Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận

Các giai đoạn nghiên cứu lý luận - Tìm kiếm tài liệu

46

+ Mục đích : Tìm hiểu, tham khảo, cố gắng nắm bắt những gì đã đƣợc đề cập đến ở trong nƣớc và ngoài nƣớc từ trƣớc đến nay có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các phƣơng pháp có liên quan đến đề tài, các luận chứng để lý giải các kết quả...

+ Nội dung: Những tài liệu về ngƣời cao tuổi, nhận thức về cái chết của ngƣời cao tuổi ở trong và ngoài nƣớc.

- Phân tích tài liệu

+ Mục đích: Phân tích tổng hợp xử lý thành cơ sở lý luận của đề tài

+ Nội dung: Đọc và phân tích các văn bản, tài liệu trong nƣớc, ngoài nƣớc có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực tiễn - Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu

Bộ công cụ nghiên cứu chúng tôi sử dụng trong đề tài bao gồm bảng hỏi và phiếu phỏng vấn sâu để giải quyết hai câu hỏi nghiên cứu: nhận thức của ngƣời cao tuổi về cái chết theo khoa học hay không khoa học; giữa nhận thức và hành vi ứng xử của họ trong đời sống hàng ngày có mối liên hệ nhƣ thế nào?

+ Bảng hỏi: Mục đích là để điều tra thực trạng nhận thức của ngƣời cao tuổi về cái chết là theo khoa học hay không khoa học. Quan niệm về cái chết của họ có gần với khoa học hay không, và từ nhận thức đó nó có chi phối, tạo ra mối liên hệ trong hành vi ứng xử của ngƣời cao tuổi trong đời sống hàng ngày với cái chết hay không.

Nội dung của nhận thức về cái chết của NCT gồm: nhận thức về quy luật đời ngƣời sống và chết; biểu hiện của cái chết; bản chất của cái chết; một số nguyên nhân dẫn tới cái chết; quan niệm về cuộc sống sau khi chết; mong muốn của ngƣời sống với ngƣời chết. Trong hành vi ứng xử với cái chết bao gồm: sự đối mặt với cái chết, chuẩn bị cho cái chết và những hành động của bản thân trong thời gian sống. Trên cơ sở nhận thức và hành vi ứng xử tìm ra mối liên hệ giữa chúng.

+ Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu:

Mục đích nhằm chính xác hóa lại, chi tiết hóa những thông tin thu thập đƣợc từ bảng hỏi.

47

- Chọn mẫu nghiên cứu: Mẫu bao gồm 157 khách thể, tập trung vào các giai đoạn tuổi: 60 – 65; 66 – 70; 71 - 75. Do vậy để chọn mẫu nghiên cứu chúng tôi kết hợp đoạn tuổi: 60 – 65; 66 – 70; 71 - 75. Do vậy để chọn mẫu nghiên cứu chúng tôi kết hợp phƣơng pháp xác suất và phi xác suất. Nghĩa là chọn mẫu phù hợp với chỉ tiêu và phải là mẫu tự nguyện.

- Điều tra, khảo sát : Đề tài đƣợc tiến hành từ tháng 05/2012 đến 6/2013. Trong đó từ tháng 01/2013 đến 05/ 2013 chúng tôi đã tiến hành xây dựng bảng hỏi, hoàn thiện đó từ tháng 01/2013 đến 05/ 2013 chúng tôi đã tiến hành xây dựng bảng hỏi, hoàn thiện bảng hỏi, thực hiện khảo sát, hoàn thiện luận văn.

Trong đề tài chúng tôi thực hiện điều tra một lần theo lát cắt ngang cả ở định lƣợng (bảng hỏi) và ở định tính (phỏng vấn sâu). Khách thể nghiên cứu ở đây là những ngƣời cao tuổi, khả năng về thị giác có hạn chế, do vậy trong quá trình khảo sát chúng tôi có sử dụng một số biện pháp hỗ trợ riêng. Cụ thể là sử dụng ngôn ngữ đối thoại, nhiều NCT mắt không còn đủ minh mẫn nên có khó khăn trong việc tự đọc, do vậy trong quá trình khảo sát chúng tôi phải đọc và cắt nghĩa câu cho họ. Ngoài ra còn đƣợc sự trợ giúp từ con cháu nhƣ đọc hộ, viết hộ ý kiến cho các cụ.

+ Kết quả khảo sát thực tế: Chúng tôi phát ra 200 phiếu, thu về 180 phiếu, trong đó có 23 phiếu không hợp lệ. Nhƣ vậy còn lại 157 phiếu hợp lệ. Trong đó có 80 các cụ nam, 77 các cụ nữ. Chia theo nghề nghiệp gồm: 66 cán bộ; 51 làm ruộng; 40 kinh doanh tự do.

Một phần của tài liệu Nhận thức của người cao tuổi về cái chết tại một số huyện tỉnh Thái Bình (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)