Những quan điểm khác về bản chất cái chết

Một phần của tài liệu Nhận thức của người cao tuổi về cái chết tại một số huyện tỉnh Thái Bình (Trang 38)

- Quan điểm tôn giáo + Quan điểm Phật giáo

Ngƣời Phật tử coi cái chết là một trong bốn khâu của định luật “ thành, trụ, hoại, diệt”. Bất cứ sự vật nào thuộc thế giới hiện tƣợng, nghĩa là có hình có tƣớng đều phải trải qua bốn giai đoạn của hiện hữu: Thành ( từ chƣa có trở nên), Trụ (tồn tại một thời gian), Hoại (bị hƣ hoại, yếu dần, suy thoái) và Diệt (cuối cùng bị tiêu diệt, không còn tồn tại nữa)

30

Chết chính là khâu cuối cùng của 4 giai đoạn hiện hữu trên cho mọi vật sống, mọi chúng sinh, là giai đoạn từ có trở về không

Định luật “thành, trụ, hoại, diệt” là định luật phổ quát cho tất cả mọi sự vật, phàm cái gì có sinh thì phải có diệt, có diệt thì cũng sẽ có sinh ra, chỉ có cái không sinh mới không diệt. Không thể có sinh mà không có tử, cũng nhƣ không thể có tử mà trƣớc đó không sinh. Vì thế, Phật giáo không thể chấp nhận một linh hồn đã đƣợc sinh ra mà sau đó tồn tại vĩnh cửu, hay một thể xác sống mãi. Nếu có một linh hồn bất tử, thì linh hồn đó ắt phải có từ trƣớc muôn đời không ai sinh ra cả.

Con ngƣời sinh ra rồi chết đi nhƣng không phải là hết, vì tuy sinh ra ắt phải chết, nhƣng chết rồi lại phải sinh ra nữa. Cứ nhƣ vậy mãi, đó gọi là luân hồi.

Trong thuyết luân hồi của Phật Giáo, các kiếp liên tiếp nối theo nhau nhƣ một chuỗi mắt xích dài vô tận. Kiếp này là quả của kiếp trƣớc và là nhân cho kiếp sau. Tùy theo nghiệp lực, nghĩa là do những việc thiện hay ác mà chúng sinh ấy làm trong kiếp trƣớc sẽ bị luân hồi trong sáu cảnh giới, xếp theo mức độ từ sƣớng tới khổ nhƣ sau: Thiên – Nhân – Atuala – Ngạ quỷ - Súc sinh - Địa ngục.

Theo quan điểm của Phật giáo, chết không phải là hết mà khi chết nghĩa là linh hồn rời khỏi thể xác và linh hồn ấy không mất đi mà đƣợc tái sinh theo quy luật luân hồi. Có nhiều cảnh giới để một ngƣời sau khi chết có thể đầu thai lại tùy thuộc vào những việc làm đƣợc đánh giá là tốt hay không tốt khi còn sống. Trong đó Niết bàn là cõi cao nhất. [8]

+ Quan điểm Thiên Chúa giáo

Thiên Chúa giáo là một trong các tôn giáo giảng dạy về học thuyết một đời sống. Theo học thuyết này thì cuộc sống của thân thể vật lý bắt đầu tại lúc đƣợc sinh ra, nhƣng cũng có một thực thể tâm linh đƣợc gọi là “linh hồn” cƣ ngụ trong thể xác đó. Khi con ngƣời chết đi, thân xác sẽ bị hủy bỏ và trở về với bụi đất, còn linh hồn sẽ đƣợc Thiên Chúa phán xét ngay (gọi là phán xét riêng). Tùy vào đời sống con ngƣời ở trần gian nhƣ thế nào mà Chúa sẽ phát xét linh hồn của họ đƣợc sống ở Thiên đƣờng, Luyện ngục hay Hỏa ngục.[18]

31

Thiên đàng là nơi đƣợc hƣởng hạnh phúc đời đời cùng Thiên Chúa. Là nơi dành cho các linh hồn đã đƣợc thanh tẩy hết mọi tội lỗi của trần gian và có một đời sống thánh thiện, bác ái..

Luyện ngục

Trong cuộc phán xét riêng, linh hồn nào sạch hết tất cả các tội, thì sẽ đƣợc lên Thiên đàng, những linh hồn nào khi chết còn mắc tội nhẹ hoặc đền mình chƣa đủ thì phải xuống Luyện ngục để sám hối và ăn năn tội lỗi.

Hỏa ngục

Hỏa ngục là nơi giam cầm những kẻ ác, những ngƣời chết trong tội nặng, vì đã chối bỏ Thiên Chúa và nổi dậy chống lại Ngài. Họ sẽ phải chịu lửa hỏa ngục thiêu đốt đời đời và đau đớn nhất là sẽ không bao giờ còn đƣợc nhìn thấy Thiên Chúa.

Bản chất cái chết theo quan điểm của Thiên Chúa giáo là chết không phải là hết, mà là sống một cuộc sống mới vĩnh viễn “sự sống này chỉ thay đổi mà không mất đi”. Cũng nhƣ Phật giáo, linh hồn ngƣời chết sẽ tùy thuộc vào việc làm và đức độ lúc còn sống mà đƣợc Thiên Chúa phán xét sẽ đƣợc lên Thiên đàng, Luyện ngục hay Hỏa ngục.

- Quan điểm khoa học

Theo định nghĩa đƣợc chấp nhận phổ biến nhất hiện nay, một ngƣời đƣợc coi là chết khi bộ não của họ không còn hoạt động. Bộ não, cũng giống nhƣ mọi bộ phận khác trên cơ thể con ngƣời, đƣợc kết cấu từ vô số các tế bào. Những tế bào chết đơn lẻ thƣờng đƣợc cơ thể sản sinh tế bào mới thay thế. Tuy nhiên, trong hầu hết các trƣờng hợp thì tế bào não lại chết hàng loạt vì một nguyên nhân đơn giản: thiếu oxy. Khi tất cả các tế bào này chết đi, não ngừng hoạt động. So với các bộ phận khác thì bộ não con ngƣời cần một lƣợng oxy cực lớn để hoạt động nhƣng lại chứa rất ít oxy dự phòng. Điều này dẫn đến

32

việc chỉ cần nguồn cung cấp oxy bị cắt trong một khoảng thời gian ngắn (từ ba đến 7 phút) cũng đủ khiến toàn bộ não ngừng hoạt động và gây ra cái chết. Dƣới góc nhìn y học, cái chết bắt nguồn từ việc tế bào không nhận đƣợc oxy.Thiếu oxy cho não đƣợc đánh giá là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái chết và mọi nguyên nhân khác đƣợc y học xếp là tiền đề đều dẫn tới nguyên nhân này.Ví dụ nhƣ khi bị ngạt thở, cơ thể ngƣời sẽ không thể lấy đƣợc oxy từ ngoài vào khiến lƣợng oxy trong cơ thể sụt giảm nhanh chóng và khiến cho não không có đủ oxy để hoạt động. Hay oxy đƣợc chuyển lên não bằng máu, nên các vấn đề liên quan đến hệ tuần hoàn là nhóm nguyên nhân chính dẫn đến việc não bị thiếu oxy. Chẳng hạn khi cơ thể bị mất máu quá nhiều do vết thƣơng, áp suất trong máu sẽ tụt xuống khiến cơ thể không thể đƣa máu chứa oxy lên não. Nếu nhƣ con ngƣời không chịu các tốn thƣơng từ bên ngoài tác động khiến não bị thiếu oxy thì cũng tới một ngày họ ra đi vì tuổi già, đó là lúc cơ thể bị lão hóa. Dấu hiệu thể hiện ra bên ngoài có thể cho ta biết rằng cơ thể một ngƣời bắt đầu hoạt động chậm lại. Đầu tiên là cơ thể ngƣời đó sẽ tạo ra ít năng lƣợng hơn trƣớc kia, do đó ngƣời đó sẽ bắt đầu ngủ nhiều hơn để tiết kiệm nguồn năng lƣợng ít ỏi còn lại. Khi cơ thể không còn đủ khả năng tạo ra lƣợng năng lƣợng tối thiểu, ngƣời sắp chết có thể mất cảm giác thèm ăn, và sau đó là cảm giác thèm uống. Lúc này việc nuốt trở nên rất khó khăn và đồng thời cổ họng cũng trở nên khô đi, do đó nếu ép ngƣời đó ăn hoặc uống có thể dẫn tới mắc nghẹn. Ngƣời trong giai đoạn cuối của cuộc đời sẽ mất dần khả năng kiểm soát hoạt động bài tiết chất thải. Tuy nhiên điều này cũng không phải là một vấn đề quá lớn, vì càng về cuối ngƣời đó sẽ ăn uống càng ít đi và các chức năng đƣờng tiêu hóa cũng dần dần ngƣng hoạt động. Tại thời điểm này các bác sĩ vẫn còn có thể giám sát đƣợc những cảm giác đau mà ngƣời đó gặp phải. Giai đoạn ngay trƣớc khi một ngƣời qua đời còn đƣợc gọi là giai đoạn hấp hối. Đến lúc này ngƣời đó thƣờng bị mất cảm giác phƣơng hƣớng và không thể cảm thấy thoải mái đƣợc nữa. Đồng thời mọi ngƣời xung quanh có thể quan sát thấy ngƣời sắp chết dƣờng nhƣ không thể hít thở đƣợc. Hơi thở ngƣời đó sẽ trở nên nặng nhọc và xen giữa là các khoảng dừng có vẻ rất đau đớn khổ sở. Hấp hối là quá trình các tế bào cơ thể dần dần "vĩnh biệt" với việc tiếp nhận oxy. Nếu nhƣ trong phổi ngƣời sắp chết xuất hiện chất dịch bị tích lại thì điều này sẽ làm cho việc hít thở càng khó khăn hơn và tạo ra những âm

33

thanh nhƣ ngƣời đó đang nấc. Khi các tế bào trong cơ thể bắt đầu mất sự liên kết với nhau, ngƣời sắp chết có thể gặp phải hiện tƣợng co giật hoặc co thắt cơ. Đến lúc này chúng ta không còn có thể biết đƣợc ngƣời sắp chết cảm thấy nhƣ thế nào nữa. Tuy nhiên những ngƣời đã từng trải qua cảm giác cận kề cái chết có vẻ thƣờng cho rằng quá trình này không hề đau đớn. Cảm giác đặc biệt mà họ gặp lúc sắp chết này thƣờng đƣợc mô tả bằng một sự thanh thản, mãn nguyện, hay một cảm giác nhƣ đang bƣớc từ bóng tối đến ánh sáng phía trƣớc mặt. Khi các tế bào tim phổi ngừng hoạt động, hoạt động hô hấp và vận chuyển máu cũng dừng lại. Lúc này ngƣời sắp chết bƣớc vào giai đoạn chết lâm sàng. Máu chứa oxy không còn đƣợc chuyển đến các bộ phận khác trong cơ thể, do đó các bộ phận này phải sử dụng lƣợng oxy dự trữ tại chỗ. Sau khi sử dụng hết lƣợng oxy này, các tế bào trên toàn bộ cơ thể sẽ bắt đầu chết đi. Tuy nhiên ngƣời sắp chết vẫn có thể đƣợc cứu bởi các biện pháp duy trì sự sống nhân tạo. Bộ não do chứa ít oxy dự trữ nên thƣờng sẽ chết nhanh, thƣờng chỉ trong vòng vài phút sau khi chết lâm sàng. Khi ấy cái chết thực sự đã không thể xoay chuyển đƣợc nữa, và cái chết sinh học thực sự đã diễn ra. Tuy vậy, trong khi não ngừng hoạt động, một số bộ phận trên cơ thể ngƣời đó có thể sống thêm một thời gian nếu đƣợc xử lý đúng cách. Nhờ đó mà y học có thể phẫu thuật ghép các bộ phận trên cơ thể con ngƣời.

Một phần của tài liệu Nhận thức của người cao tuổi về cái chết tại một số huyện tỉnh Thái Bình (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)