Tôi sẵn sàng tự kết thúc cuộc sống của mình vào

Một phần của tài liệu Nhận thức của người cao tuổi về cái chết tại một số huyện tỉnh Thái Bình (Trang 86)

- Phân tích số liệu và viết báo cáo

16.Tôi sẵn sàng tự kết thúc cuộc sống của mình vào

cuộc sống của mình vào cuối tuổi già khi bất lực,

phiền con cháu 30 19.1 28 17.8 12 7.6 27 17.2 60 38.2 2.62

Kết quả trong bảng 3.8 cho thấy trong những ý chúng tôi đƣa ra bao gồm những hành vi thể hiện sự chuẩn bị hay không chuẩn bị cho cái chết thì ngƣời cao tuổi đều đồng ý với những quan niệm đó. Tuy nhiên mức độ đồng ý có sự khác nhau trong các quan niệm. Quan niệm cho rằng chết là điều không ai có thể tránh khỏi đƣợc do vậy họ có những kế hoạch thực hiện trong khoảng thời gian còn sống nhƣ: lo cho con cháu mình, hoàn thành những thứ còn dang dở, viết di chúc, chụp ảnh chân dung… đƣợc đại đa số các cụ đồng ý đạt 96.2% với đúng hoàn toàn và phần lớn đúng, với ĐTB = 4.83. Nhƣ vậy từ sự nhận thức phù hợp với khoa học về tính tất yếu của cái chết ở mỗi con ngƣời nên ngƣời già trong cuộc sống hàng ngày đã có những chuẩn bị nhất định trong khoảng thời gian còn sống. Nó phần nào thể hiện thái độ sẵn sàng chờ đón cái chết của ngƣời cao tuổi.

Ngƣời cao tuổi cho rằng những việc hậu sự của mình là do con cháu tự sắp xếp nên họ không quan tâm tới điều này chiếm 84.8% với đúng hoàn toàn và phần lớn đúng, đạt ĐTB = 4.36. Ngƣời cao tuổi cho rằng khi chết đi không biết gì nữa nên con cháu sẽ tự sắp xếp. Ngƣợc lại với quan niệm đó là quan niệm “tôi đã lên kế hoạch sẵn cho hậu sự của mình nhƣ: phần mộ đƣợc chôn cất ở đâu, tang lễ đƣợc tổ chức nhƣ thế nào, những

78

mong muốn của bản thân khi chết” với 65/157 ngƣời đồng ý hoàn toàn, chiếm 41.4%, với ĐTB = 3.54.

Quan niệm chết là sự hiện hữu của cuộc sống mới, nên không cần thiết phải chuẩn bị gì ĐTB = 3.43; chết là đƣợc lên thiên đàng, đƣợc gần trời phật, chúa, gặp lại ông bà tổ tiên nên yên tâm chờ đón ngày đó ĐTB = 2.63. Trong quá trình khảo sát khi chúng tôi hỏi ông bà có nghĩ chết đƣợc lên thiên đàng, đƣợc gần Chúa, Phật và gặp lại ông bà tổ tiên hay không thì đƣợc NCT cho biết điều đó không chắc chắn, không biết có gặp đƣợc không vì chƣa ai chết đi rồi sống lại nói cho họ biết và không khoa học nào chứng minh tồn tại điều này.

Phần lớn NCT không lựa chọn hành vi tự kết thúc cuộc sống của mình vào cuối tuổi già khi họ cảm thấy bất lực, phiền con cái và thành gánh nặng cho con cái ĐTB = 2.62. Bởi họ nghĩ rằng cái chết sẽ đến theo quy luật tự nhiên, đó là những hành động tiêu cực và sẽ để lại những lời tai tiếng không tốt cho con cháu. Tuy nhiên cũng có một số NCT lựa chọn cách thức đó để kết thúc cuộc đời không muốn chịu đau đớn về thể xác vì bệnh tật, hay không muốn con cháu vất vả phục vụ, hoặc đang phải sống một mình không có ai chăm sóc.

Tóm lại đa số ngƣời cao tuổi nhận thức đƣợc chết là điều không ai có thể tránh khỏi nên đã có những kế hoạch cụ thể trong thời gian sống để sắp xếp mọi việc cho phù hợp. Ngƣời cao tuổi ít có sự chuẩn bị chi tiết cho hậu sự của mình, mà để cho con cháu tự lo liệu. Hành động tự kết thúc cuộc sống của mình vào cuối tuổi già phần lớn không đƣợc NCT lựa chọn.

3.7.3. Những hành động trong thời gian còn sống

Nhận thức điều chỉnh, điều khiển hành vi con ngƣời. Nhận thức của con ngƣời ở mức độ nào sẽ biểu hiện ra hành vi ở mức độ tƣơng ứng. Do vậy để tìm hiểu nhận thức của NCT về cái chết, chúng tôi đã khảo sát ý kiến về hành vi của NCT khi còn sống. Kết quả điều tra chúng tôi thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.9. Những hành động trong thời gian còn sống

mức độ đúng Đúng hoàn toàn Phần lớn đúng Phân vân Phần lớn sai Sai hoàn toàn ĐTB SL % SL % SL % SL % SL %

79

Hành vi

Một phần của tài liệu Nhận thức của người cao tuổi về cái chết tại một số huyện tỉnh Thái Bình (Trang 86)