Kinh nghiệm Trung Quốc

Một phần của tài liệu Sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong bảo hộ hàng hóa của Việt Nam (Trang 58)

Là một nước đang phát triển, trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế, Trung Quốc có những đặc điểm kinh tế, chính trị và địa lý tương đồng với Việt Nam. Do đó, các kinh nghiệm của Trung Quốc đặc biệt là kinh nghiệm xử lý mối quan hệ giữa bảo hộ sản xuất trong nước đồng thời vẫn đáp ứng được các yêu cầu chung của Tổ chức thương mại thế giới(WTO) đáng để Việt Nam nghiên cứu và học hỏi.

1.3.3.1 Các biện pháp hạn chế định lượng

Trung Quốc cho phép xuất nhập khẩu tự do hàng hoá và công nghệ (trừ những hàng hoá phải tuân theo những quy định và luật lệ khác). Đối với hàng hoá nhập khẩu phải tuân theo những hạn chế của Chính phủ, Trung Quốc thực thi quota và giấy phép.

Năm 2001, 33 loại hàng hoá phải chịu quản lý quota và giấy phép. Trong số đó, 14 loại hàng hoá phải chịu quota thông thường và giấy phép thông thường, 12 loai máy móc và sản phẩm điện tử phải có quota và giấy phép, 7 loại hàng hoá chỉ chịu quota nhưng không chịu giấy phép.

Năm 2001, 33 loại hàng hoá phải chịu quản lý quota và giấy phép. Trong số đó, 14 loại hàng hoá phải chịu quota thông thường và giấy phép thông thường, 12 loại máy móc và sản phẩm điện tử phải có quota và giấy phép, 7 loại hàng hoá chỉ chịu quota nhưng không chịu giấy phép.

Hàng hoá chịu quota và giấy phép nhập khẩu Hàng hoá thông thường (14)

Đầu qua chế biến, sợi polyester, sợi acrylic, polyester chips, cao su tự nhiên, lốp xe ôtô, sodium cyanide, đường tinh chế, thuốc lá, thuốc trừ sâu, cellulose diacetate fiber tows cotton và Trichioroethance (methylchloro form)

Chịu sự điều chỉnh của Cục Ngoại thương và Hợp tác kinh tế, cơ cquan có quyền cấp giấy phép và quota nhập khẩu đối với hàng hoá thông thường. Máy

móc và hàng điện tử

Ôtô và những phụ tùng chính, xe máy và động cơ, khung xe, TV màu, radio và máy ghi âm, tủ lạnh và máy nén khí, thiết bị quay video và phụ tùng chính, camera và những bộ phận liên quan, đồng hồ, trục ôtô, khung gầm ôtô, máy điều hoà, flow loóm.

Xin giấy phép nhập khẩu của Phòng ngoại thương và hợp tác kinh tế, trên cơ sở của Giấy chứng nhận quota do Phòng quản lý quốc gia phụ trách về xuất nhập khẩu máy móc và sản phẩm điện tử.

chịu điều chỉnh của quota nhưng phải có giấy phép nhập khẩu

nguyên liệu nhạy cảm với màu, hoá chất chịu sự kiểm soát (trong đó có 12 loại hoá chất được sử dụng như vũ khi hoá học, 14 loại mang vũ khí hoá học và 17loại nguyên liệu thô để chế tạo vũ khí hoá học), hoá chất có thể được sử dụng để sản xuất ma tuý và thiết bị sản xuất CD và VCD.

2)

3)

4)

Lưu ý:

1) Để nhập khẩu ngũ cốc, dầu thực vật, đồ uống có cồn, các chất nhạy cảm với màu, nhà nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu trên cơ sở nộp đăng ký xin giấy chứng nhận nhập khẩu hàng hoá đặc biệt và những tài liệu khác do Phòng đăng ký nhập khẩu cấp.

2) Để nhập khẩu hoá chất bị giám sát và kiểm soát, nhà nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu của Phòng Ngoại thương và Hợp tác kinh tế trên cơ sở phê chuẩn chứng từ của Uỷ ban Thương Mại và Kinh tế Quốc gia.

3) Để nhập khẩu hóa chất sử dụng để sản xuất dược phẩm, nhà nhập khẩu phải xin Giấy phép nhập khẩu của Phòng Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế trên cơ sở phê chuẩn chứng từ của Phòng này.

4) Để nhập khẩu thiết bị sản xuất CD và VCD, nhà nhập khẩu phải xin Giấy phép nhập khẩu của Phòng Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế trên cơ sở sự phê chuẩn chứng từ của Cục Xuất bản và In ấn Quốc gia và Giấy chứng nhận đăng ký nhập khẩu máy móc và sản phẩm điện tử.

Căn cứ theo “Danh mục hàng hoá quản lý bằng giấy phép nhập khẩu năm 2005” vừa được Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố, từ năm 2005 duy chỉ có 3 loại sản phẩm đặc biệt thuộc hàng hoá thông thường vẫn chịu sự quản lý bằng Giấy phép hạn ngạch nhập khẩu đó là: hoá chất thuộc diện bị quản lý, hoá chất dễ bị sử dụng để chế tạo ma tuý, hoá chất phá hoại tầng ozon.

xuất CD sẽ không phải chịu sự quản lý bằng hạn ngạch. Như vậy cộng thêm các loại hàng hoá thông thường đã được bãi bỏ hạn ngạch, toàn bộ hạn ngạch nhập khẩu của hàng hoá thông thường sẽ bị bãi bỏ từ 1/1/2005. Điều đó có nghĩa là bất kỳ doanh nghiệp nào có quyền kinh doanh về ngoại thương đều có thể xin được nhập khẩu hàng hoá thông thường.

Tính đến nay, Trung Quốc đã tiến hành 4 lần cắt giảm các loại hàng hoá chịu sự quản lý bằng Giấy phép hạn ngạch nhập khẩu. Từ 1/1/2002, Trung quốc đã bãi bỏ quản lý hạn ngạch nhập khẩu của 14 loại hàng hoá thông thường, giảm số lượng hàng hoá thông thường vẫn chịu sự quản lý hạn ngạch nhập khẩu xuống chỉ còn 12 loại. Bắt đầu tư 1/11/2003, Trung Quốc tiếp tục cắt giảm tiếp 8 loại, 2004 cắt giảm thêm 2 loại và từ 1/1/2005 bãi bỏ hoàn toàn.

1.3.3.2 Các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp

Đối với các công ty nhà nước Chính phủ Trung Quốc đưa ra những ưu đãi nhất định: Các công ty ngoại thương nhà nước Trung Quốc được ưu tiên quyền kinh doanh xuất nhập khẩu. Ví dụ: máy bay chỉ được nhập khẩu qua cơ quan mua sắm hàng không dân dụng; việc xuất khẩu hàng dệt may thuộc quyền quản lý và kiểm soát của các cơ quan nhà nước nắm độc quyền ngoại thương các cơ quan này kiểm soát nhập khẩu và phân phối hàng dệt may trong nước.

Đối với các doanh nghiệp dân doanh chính phủ Trung Quốc đặt ra những quy định như sau:

 Doanh nghiệp có vốn nước ngoài chỉ được phép nhập khẩu nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất.

 Doanh nghiệp nước ngoài không được phép thành lập chi nhánh để phân phối hàng hoá ở Trung Quốc.

 Các doanh nghiệp tư nhân không được kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. Gần đây, Trung Quốc đã có những cải cách đáng kể trong vấn đề quản lý các doanh nghiệp. Trước đây, các công ty ngoại thương nhà nước đều thuộc quyền quản lý trực tiếp của MOFTEC, nhưng nay MOFTEC không can thiệp vào công việc hàng ngày của các công ty này nữa. Trung Quốc cũng khẳng định rằng, tất cả các

doanh nghiệp sở hữu nhà nước hoặc doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư sẽ chỉ tiến hành các hoạt động mua, bán căn cứ theo tiêu chí thương mại và đảm bảo cho doanh nghiệp của các nước thành viên WTO dành được đãi ngộ quốc gia so với doanh nghiệp nhà nước có đủ cơ hội tham gia vào các hoạt động mua, bán với các doanh nghiệp trên của Trung Quốc. Chính phủ Chính Quốc sẽ can thiệp vào quyết định thương mại của các doanh nghiệp trên.

1.3.3.3 Xác định trị giá Hải quan

Cơ quan hải quan Trung Quốc xác định trị giá hàng hoá theo hoá đơn bán hàng. Tuy nhiên, bảng giá tham khảo không chính thức vẫn được cập nhật thường xuyên. Hải quan Trung Quốc còn có thể định giá lại hàng hoá bằng cách sử dụng giá ước tính của Phòng Thương mại. Các quy định áp dụng trong việc xác định trị giá hàng hoá không được công bố. Trên thực tế, cùng một sản phẩm có thể chịu thuế suất khác nhau tuỳ thuộc vào cửa khẩu.

Quy định về xác định trị giá tính thuế quan không rõ ràng là một biện pháp hạn chế nhập khẩu của Trung Quốc.

Sau khi gia nhập WTO, các quy định xác định trị giá tính thuế hải quan của Trung Quốc đã được chuẩn đoán theo Hiệp định trị giá hải quan.

1.3.3.4 Trợ cấp

Trung Quốc sử dụng nhiều hình thức trợ cấp như : cho nhà sản xuất hưởng giá điện thấp; cho doanh nghiệp nhà nước và công ty thương mại nhà nước được vay ngân hàng với những điều kiện ưu đãi, trong đó rất nhiều khoản vay không phải hoàn trả; các doanh nghiệp đáp ứng mục tiêu nhất định thì được vay ưu đãi và được cung cấp các phương tiện nghiên cứu và phát triển; các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong các đặc khu kinh tế và vùng ven biển được ưu đãi về thuế.

1.3.3.5 Các biện pháp liên quan đến đầu tư

Trung Quốc quy định yêu cầu về hàm lượng nội địa, thành tích xuất khẩu và yêu cầu cân đối thương mại đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp do nước ngoài sở hữu hoàn toàn. Ngoài ra, còn có những yêu cầu

mua hàng gián tiếp khi ký hợp đồng mua sắm với các công ty nước ngoài (ví dụ: để ký được hợp đồng bán máy bay thì các nhà cung cấp nước ngoài có thể phải mua một số hàng hoá khác của Trung Quốc).

Trung Quốc cam kết sẽ tuân thủ Hiệp định TRIMs ngay khi gia nhập WTO, nghĩa là loại bỏ các yêu cầu cân đối ngoại tệ, yêu cầu về hàm lượng nội địa, yêu cầu về xuất khẩu. Ngoài ra, Trung Quốc còn đảm bảo việc cấp phép nhập khẩu, cấp hạn ngạch, hạn ngạch thuế quan sẽ không căn cứ vào các yêu cầu về hàm lượng nội địa, chuyển giao công nghệ, tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc.

1.3.3.6 Các biện pháp kiểm định và kiểm dịch hàng hóa XNK

Trung Quốc bắt buộc tất cả các hàng hoá trong danh mục hàng hoá phải kiểm tra do Nhà nước ban hành, hay bắt buộc kiểm tra theo những điều liệt và quy định khác, hoặc theo các điều khoản trong hợp đồng mua bán ngoại thương, sẽ được kiểm tra trước khi nhập khẩu, tiêu thụ hoặc sử dụng tại Trung Quốc.

Ngoài ra, các mặt hàng nhập khẩu thuốc men, thực phẩm, sản phẩm động thực vật, sản phẩm cơ khí và điện tử đều phải có giấy phép an toàn. Nhà nhập khẩu Trung Quốc hoặc các đại lý mua hàng của họ phải đăng ký kiểm hoá ở cảng đến. Phạm vi kiểm tra được cơ quan kiểm hoá địa phương tiến hành gồm yêu cầu về chất lượng sản phẩm, tính năng kỹ thuật, số lượng, trọng lượng, đóng gói và những yêu cầu an toàn khác.

Tiêu chuẩn kiểm hoá chủ yếu dựa vào những tiêu chuẩn quốc gia bắt buộc, tiêu chuẩn nội thương, hoặc nếu không có thì dựa vào những tiêu chuẩn được quy định trong hợp đồng mua bán. Để đáp ứng những yêu cầu kiểm tra ở cảng đến, nhà xuất khẩu tốt nhất nên lấy giấy chứng nhận chất lượng của Trung Quốc trước khi chuyển hàng tới đây.

1.3.3.7 Chính sách chống bán phá giá

Trong trường hợp một sản phẩm nhập khẩu, bằng việc bán phá giá hoặc trợ cấp, đã gây ra những thiệt hại đáng kể, hoặc góp phần là mối đe doạ gây ra những thiệt hại đáng kể, hoặc góp phần là mối đe doạ gây ra những thiệt hại đáng kể đến những ngành liên quan của Trung Quốc, hoặc gây ra những rào cản nghiêm trọng

đối với việc thiết lập những ngành liên quan tại Trung Quốc, những cơ quan chức năng liên quan của Chính phủ Trung Quốc có thể tiến hành những biện pháp chống phá giá hoặc chống trợ cấp theo Quy định chống phá giá và chống trợ cấp của nước CHND Trung Quốc.

Một nhà sản xuất nội địa có sản phẩm tương tự hoặc giống hệt sản phẩm nhập khẩu hoặc một tổ chức có liên quan có thể phát đơn kiện bán phá giá lên Bộ ngoại thương và Hợp tác kinh tế. Bộ này là một tổ chức có thẩm quyền nhận các đơn kiện xin điều tra về các vụ bán phá giá và sau khi thảo luận với Uỷ ban Kinh tế và Thương mại Quốc gia sẽ quyết định xem có nên giải quyết và thông báo hai bên về các quyền lợi của mình.

Khi phát hiện hành động bán phá giá của các nhà sản xuất nước ngoài, gây ra những tổn thất cho công nghiệp trong nước, những biện pháp chống bán phá giá tạm thời sau đây được áp dụng:

1) Áp đặt thuế chống phá giá tạm thời trong vòng 4 tháng kể từ ngày tuyên bố quyết định liên quan đến những biện pháp chống phá giá và có thể kéo dài tới 9 tháng trong những trường hợp đặc biệt.

2) Yêu cầu có một quỹ đảm bảo bằng tiền mặt hoặc những hình tức đảm bảo khác.

Một nhà xuất khẩu những sản phẩm bán phá giá hoặc Chính phủ nước xuất khẩu có thể nộp một đơn cam kết về giá lên Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế. Sau khi thảo luận với Uỷ ban Kinh tế và Thương mại Quốc gia, Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế có thể quyết định chấp nhận những cam kết giá này hay không. Nếu không thể thực thi những cam kết này, quá trình điều tra bán phá giá sẽ được tiếp tục cho đến khi có kết luận và phán quyết cuối cùng của Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế.

Một phần của tài liệu Sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong bảo hộ hàng hóa của Việt Nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)