Rà sóat các doanh nghiê ̣p TM Nhà nước

Một phần của tài liệu Sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong bảo hộ hàng hóa của Việt Nam (Trang 117)

Hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nhà nước mang tính độc quyền có ảnh hưởng không nhỏ đến cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Hơn nữa, hoạt động của một số doanh nghiệp thương mại nhà nước cũng có tác động hạn chế nhập khẩu. Trong tiến trình đổi mới quản lý doanh nghiệp và cải tổ chính sách thương mại thì rà soát và đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nhà nước là một bộ phận không thể thiếu, trong đó cần tập trung đổi mới theo hướng:

 Cổ phần hóa một số doanh nghiệp thuộc một số lĩnh vực đã có sức cạnh tranh.

 Bỏ bớt các đặc quyền về xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp quốc doanh như: phân hạn ngạch dệt may sang một số khu vực, một số nước; thực hiện các hiệp định trả nợ…

 Mở rộng quyền kinh doanh, dịch vụ, phân phối cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

a) Chính sách nội địa hóa

Mặc dù Việt Nam thường nhắc đến định hướng xuất khẩu như là một phương hướng chính của nền kinh tế, tuy nhiên thực tế chính sách trong thời gian qua không thực sự diễn biến như vậy. Xu hướng nhấn mạnh đến chiến lược "nội địa hóa" đã xuất hiện ở nhiều ngành như ô tô, xe máy, điện tử, động cơ, v.v… Ngoài việc xu hướng đi ngược lại định hướng "hướng về xuất khẩu", còn có một nguy cơ tiềm ẩn nữa là các chính sách trên trong nhiều trường hợp đã vi phạm một số định chế quốc tế, mà điển hình là Hiệp định Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIM) của WTO. Việc loại bỏ các biện pháp TRIM là một nghĩa vụ không thể tránh khỏi trong đàm phán thương mại quốc tế với WTO cũng như một số cuộc

đàm phán song phương. Chính vì vậy, Việt Nam cần:

 Xác định rõ và công bố các biện pháp đầu tư không phù hợp với Hiệp định TRIM;

 Xây dựng chương trình loại bỏ các biện pháp trên và công bố công khai chương trình này.

 Không phải mọi biện pháp TRIM không phù hợp với WTO đều có ảnh hưởng xấu đối với nền kinh tế (ví dụ một số biện pháp TRIM được áp dụng để khuyến khích xuất khẩu). Một số nước như Malaysia đã áp dụng các biện pháp này một cách khéo léo và do vậy đã định hướng được luồng đầu tư nước ngoài vào những ngành mà họ thực sự cần thiết. Chính vì vậy, lịch trình loại bỏ TRIM cần hết sức thận trọng, tránh ảnh hưởng đột ngột đến các doanh nghiệp đang hoạt động. Song song với việc loại bỏ TRIM cũng có thể nghiên cứu áp dụng một số biện pháp khác có tác động tương tự nhưng không trái với các qui định hiện hành của các tổ chức quốc tế.

b) Chính sách ngoại hối

Một trong những quan ngại thường trực đối với các nhà hoạch định chính sách thương mại của Việt Nam là cán cân thanh toán và nhu cầu về ngoại tệ của đất nước. Quả thực trong thời gian qua hầu như chưa bao giờ cán cấn thương mại của Việt Nam cân bằng hoặc nghiêng về xuất khẩu. Chính vì vậy, một số biện pháp hạn chế nhập khẩu đã được áp dụng nhằm mục tiêu trên chứ không phải là nhằm mục đích bảo hộ (ví dụ, điển hình là việc buộc các doanh nghiệp phải tự cân đối ngoại tệ trong một khoảng thời gian trước đây hoặc hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng không vượt quá 20% kim ngạch xuất khẩu).

Đặc điểm của các biện pháp về ngoại hối là chúng thường thiếu rõ ràng, khó dự đoán trước và trong nhiều trường hợp rất khó quản lý. Chính vì vậy, cần đưa ra được một số cơ chế khác cũng nhằm mục tiêu tương tự nhưng mang tính minh bạch cao hơn, ít gây ảnh hưởng tới đột ngột đối với doanh nghiệp hơn. Các biện pháp tự vệ để bảo vệ cán cân thanh toán được qui định trong Hiệp định GATT (Điều XII) của WTO là ví dụ có thể tham khảo.

Một phần của tài liệu Sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong bảo hộ hàng hóa của Việt Nam (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)