lệ của quốc tế
Việc vận dụng các nguyên tắc của WTO trong chính sách thương mại là điều hết sức cẩn thiết trong hoàn cảnh hiện nay của nước ta. Thứ nhất, các quy tắc của WTO là cơ sở pháp lý cho mọi thể chế và liên kết thương mại khu vực và quốc tế như ASEAN, APEC…mà Việt Nam đang tham gia. Đây là điều kiện cho các cơ quan quản lý của Nhà nước sớm đánh giá mức độ hiệu quả và tìm kiếm một cách thức vận động phù hợp nhất. Việc xây dựng hành lang pháp lý cho việc vận dụng các biện pháp phi thuế phải dần được định hình theo các qui định và phù hợp với thông lệ của WTO nếu không Việt Nam sẽ vi phạm những cam kết đã ký kết trong các cuộc đàm phán để gia nhập WTO.
Tóm lại, từ những quan điểm của nhà nước ta về việc thực thi chính sách bảo hộ các ngành sản xuất trong nước cho thấy việc xây dựng hệ thống chính sách bảo hộ phi thuế quan phải quán triệt những nguyên tắc sau:
- Những biện pháp phi thuế quan phải phù hợp với thông lệ quốc tế đã được cụ thể hóa ở WTO; phù hợp với những qui định cụ thể của ASEAN và APEC
- Hệ thống các biện pháp phi thuế quan phải đủ mạnh để bảo vệ nền sản xuất non trẻ trong nước, song phải tạo đà và thúc đẩy các doanh nghiệp tự đổi mới và tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế.
- Trong quá trình thực thi các chính sách phi thuế với mục tiêu tạo thuận lợi cho thương mại là chính, cần phải có sự khuyến khích và kết hợp chặt chẽ, khéo léo giữa hệ thống hàng rào phi thuế quan với hệ thống các biện pháp phi thuế quan, giữa tự do hóa theo qui định của CEPT với việc bảo hộ trong nước,đặt quyền lợi quốc gia lên hàng đầu. Hệ thống phi thuế quan cần đảm bảo nguyên tắc luôn tạo ra được lối thoát nhất định khi nền thương mại trong nước bị đe dọa trước sự cạnh tranh quốc tế.
3.2 Một số định hƣớng cải tiến các biện pháp phi thuế quan cũ
3.2.1 Các biện pháp hạn chế định lượng
Nên thay thế qui định cấm nhập khẩu một số mặt hàng (thuốc lá, hàng đã qua sử dụng) bằng các biện pháp khác:
Việc áp dụng các biện pháp cấm nhập khẩu tiềm ẩn trong nó những yếu tố có thể gây ra vi phạm các qui định của các tổ chức thương mại quốc tế. Ví dụ như việc Việt Nam cho phép sản xuất thuốc lá trong khi cấm nhập khẩu thuốc lá điều, hay cấm nhập khẩu một số mặt hàng đã qua sử dụng trong khi vẫn cho lưu hành trong nước có thể vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO. Có thể thay thế biện pháp cấm nhập khẩu bằng các biện pháp khác có tác dụng gần như vậy nhưng lại hợp pháp, ví dụ như sử dụng hạn ngạch thuế quan, thuế theo mùa kết hợp với các sắc thuế cao ở nội địa hay tạo ra thủ tục thông quan phức tạp với mặt hàng thuốc lá, hàng đã qua sử dụng. Việc bãi bỏ những biện pháp cấm như vậy có thể đem lại cho Việt Nam một số lợi ích sau:
- Làm cho hệ thống chính sách phù hợp với WTO và do đó giảm sức ép khi đàm phán với một số đối tác chính của tổ chức này;
- Giảm buôn lậu những mặt hàng bị cấm nhập khẩu;
- Có thể đánh thuế nhập khẩu cao đối với các mặt hàng này và nhờ đó tăng thu cho ngân sách.
Không sử dụng biện pháp "tạm thời không nhập khẩu"
Trong thời gian qua, đặc biệt là trong năm 1999, Việt Nam đã áp dụng biện pháp "tạm thời không nhập khẩu" đối với các hàng như phân NPK, một số loại kính xây dựng, một số chủng loại sắt thép v.v… Việc áp dụng các biện pháp này thể hiện tính thiêu minh bạch và nhất quán của hệ thống chính sách thương mại. Một số biện pháp trên được áp dụng với mục đích bảo hộ cho một số ngành hàng gặp khó khăn khi cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ các nước có đồng tiền bị phá giá. Trong một số trường hợp khác thì việc áp dụng chủ yếu do mối quan ngại của Chính phủ về tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam. Tuy nhiên, các mối quan hệ trên vẫn có thể được giải quyết một cách thỏa đáng mà không cần phải áp dụng các biện pháp
"tạm thời không nhập khẩu" thay vào đó có thể áp dụng các biện pháp mang tính khẩn cấp như tự vệ và các biện pháp bảo vệ cán cân thanh toán như đã nêu ở phần trên. Mặc dù những năm gần đây hầu như đã không sử dụng biện pháp này nhưng cố gắng không nên lặp lại trong những năm tới.
Chỉ sử dụng hạn ngạch nằm trong các ngoại lệ cho phép
Việc áp dụng hạn ngạch là hết sức khó khăn trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập vào nền kinh tế quốc tế và khu vực. Trong thời gian gần đây, có xu hướng muốn thuế hóa các biện pháp hạn chế nhập khẩu nói chung và quản lý định lượng nói riêng. Do vậy, khả năng áp dụng là rất nhỏ (chỉ khi đàm phán được WTO chấp nhận). Sau năm 2000, Việt Nam đã hoàn toàn bỏ biện pháp quản lý bằng hạn ngạch. Nhưng không có nghĩa là mãi mãi không áp dụng biện pháp này nữa, mà trong một số trường hợp cá biện như: có sự đe dọa đến chương trình an toàn lương thực quốc gia, cán cân thanh toán bị mất cân đối nghiêm trọng, môi trường sinh thái bị ô nghiêm trọng, môi trường sinh thái bị ô nhiễm và xâm phạm… thì chúng ta vẫn có quyền áp dụng biện pháp này, vì đây là những trường hợp nằm trong ngoại lệ mà WTO cho phép. Do đó có thể cải cách biện pháp hạn ngạch theo hướng sau:
Chỉ sử dụng trong các trường hợp ngoại lệ cho phép như: mất mùa do hạn hạn, lũ lụt, dịch bệnh, hoặc cán cân thanh toán có sự đe dọa… Mà đây là những tình huống hàng năm Việt Nam liên tục phải đối phó.
Công bố công khai mức hạn ngạch mà mức tăng trưởng là một tín hiệu rõ ràng để các doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc đưa ra các quyết định đầu tư cũng như tạo ra áp lực cạnh tranh tăng dần với họ. Mặt khác đây cũng là cách thông tin mang tính minh bạch, rõ ràng thông báo cho các quốc gia có quan hệ buôn bán với Việt Nam, tạo ra khả năng cạnh tranh công bằng.
Đồng thời, trong khi vẫn duy trì một số hạn ngạch cần mở rộng việc đấu thầu hạn ngạch, cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được tham gia đấu thầu khi thỏa mãn những tiêu chuẩn chung mang tính khách quan. Việc đấu thấu hạn ngạch sẽ làm tăng tính cạnh tranh, tăng thu ngân sách cũng như làm giảm
tham nhũng hoặc lợi dụng quota của một số doanh nghiệp.
3.2.2 Các biện pháp quản lý giá
Trong nền kinh tế thị trường, giá cả là nhân tố được coi là quan trọng nhất quyết định đến ứng xử của các doanh nghiệp. Các biện pháp quản lý hành chính đối với giá đã làm lệch lạc tín hiệu giá và do đó làm bóp méo cạnh tranh. Vì vậy, ngoài quản lý giá đối với các mặt hàng độc quyền tự nhiên như điện, nước v.v… cần loại bỏ tất cả các biện pháp quản lý giá mang tính hành chính khác.
* Tiếp tục xác định trị giá hải quan theo hiệp định ACV như đã cam kết. Nên bỏ hẳn cách xác định giá theo số lượng đối với một số mặt hàng đã áp dụng nhưng thực tế hầu như không nhập khẩu (ví dụ như trứng gia cầm).
* Bãi bỏ chế độ định giá tối đa hay định giá tối thiểu trong khi Việt Nam đang đàm phán gia nhập WTO. Mặt khác chúng ta đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế, nên cần để cho các ngành sản xuất, các doanh nghiệp quen dần với những tín hiệu khách quan của thị trường. Không nên áp đặt một cơ chế theo cách áp đặt.
Các biện pháp phụ thu đã được áp dụng đối với nhiều mặt hàng xuất, nhập khẩu ở những giai đoạn khác nhau chủ yếu để ổn định giá, nhưng đôi khi cũng để bảo hộ sản xuất trong nước hay tăng thu ngân sách. Các phụ thu này cũng hay thay đổi và do đó không thể dự đoán trước được và gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp. Các biện pháp này cũng nằm trong diện cần loại bỏ theo các nghĩa vụ mà Việt Nam đã cam kết đối với AFTA và sẽ phải thực hiện trong khuôn khổ WTO. Sau năm 2000 Việt Nam đã loại bỏ hầu như toàn bộ danh mục hàng hóa có phụ thu.
Để thay thế cho những biện pháp này, nhằm tăng khả năng quản lý và bảo hộ sản xuất trong nước, hướng đề xuất thay thế là:
Trong trường hợp thích hợp, có thể thuế hóa biện pháp này theo cách: Mức thuế mới = các mức thuế cũ + tỷ lệ phụ thu dự kiến.
Trong những trường hợp mất cân bằng cán cân thương mại: có thể áp dụng phụ thu với một diện khá rộng mặt hàng trong một giai đoạn nhất định (đây là biện
pháp bảo vệ cán cân thanh toán phù hợp với các qui định của các định chế quốc tế và đã từng được nhiều nước như Hungary, Bulgaria áp dụng thành công).
Áp dụng thuế đánh theo mùa hoặc hạn ngạch thuế quan, nhằm gánh đỡ cho ngân sách và bảo hộ sản xuất trong nước.
3.2.3 Rà sóat các doanh nghiệp TM Nhà nước
Hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nhà nước mang tính độc quyền có ảnh hưởng không nhỏ đến cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Hơn nữa, hoạt động của một số doanh nghiệp thương mại nhà nước cũng có tác động hạn chế nhập khẩu. Trong tiến trình đổi mới quản lý doanh nghiệp và cải tổ chính sách thương mại thì rà soát và đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nhà nước là một bộ phận không thể thiếu, trong đó cần tập trung đổi mới theo hướng:
Cổ phần hóa một số doanh nghiệp thuộc một số lĩnh vực đã có sức cạnh tranh.
Bỏ bớt các đặc quyền về xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp quốc doanh như: phân hạn ngạch dệt may sang một số khu vực, một số nước; thực hiện các hiệp định trả nợ…
Mở rộng quyền kinh doanh, dịch vụ, phân phối cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
a) Chính sách nội địa hóa
Mặc dù Việt Nam thường nhắc đến định hướng xuất khẩu như là một phương hướng chính của nền kinh tế, tuy nhiên thực tế chính sách trong thời gian qua không thực sự diễn biến như vậy. Xu hướng nhấn mạnh đến chiến lược "nội địa hóa" đã xuất hiện ở nhiều ngành như ô tô, xe máy, điện tử, động cơ, v.v… Ngoài việc xu hướng đi ngược lại định hướng "hướng về xuất khẩu", còn có một nguy cơ tiềm ẩn nữa là các chính sách trên trong nhiều trường hợp đã vi phạm một số định chế quốc tế, mà điển hình là Hiệp định Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIM) của WTO. Việc loại bỏ các biện pháp TRIM là một nghĩa vụ không thể tránh khỏi trong đàm phán thương mại quốc tế với WTO cũng như một số cuộc
đàm phán song phương. Chính vì vậy, Việt Nam cần:
Xác định rõ và công bố các biện pháp đầu tư không phù hợp với Hiệp định TRIM;
Xây dựng chương trình loại bỏ các biện pháp trên và công bố công khai chương trình này.
Không phải mọi biện pháp TRIM không phù hợp với WTO đều có ảnh hưởng xấu đối với nền kinh tế (ví dụ một số biện pháp TRIM được áp dụng để khuyến khích xuất khẩu). Một số nước như Malaysia đã áp dụng các biện pháp này một cách khéo léo và do vậy đã định hướng được luồng đầu tư nước ngoài vào những ngành mà họ thực sự cần thiết. Chính vì vậy, lịch trình loại bỏ TRIM cần hết sức thận trọng, tránh ảnh hưởng đột ngột đến các doanh nghiệp đang hoạt động. Song song với việc loại bỏ TRIM cũng có thể nghiên cứu áp dụng một số biện pháp khác có tác động tương tự nhưng không trái với các qui định hiện hành của các tổ chức quốc tế.
b) Chính sách ngoại hối
Một trong những quan ngại thường trực đối với các nhà hoạch định chính sách thương mại của Việt Nam là cán cân thanh toán và nhu cầu về ngoại tệ của đất nước. Quả thực trong thời gian qua hầu như chưa bao giờ cán cấn thương mại của Việt Nam cân bằng hoặc nghiêng về xuất khẩu. Chính vì vậy, một số biện pháp hạn chế nhập khẩu đã được áp dụng nhằm mục tiêu trên chứ không phải là nhằm mục đích bảo hộ (ví dụ, điển hình là việc buộc các doanh nghiệp phải tự cân đối ngoại tệ trong một khoảng thời gian trước đây hoặc hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng không vượt quá 20% kim ngạch xuất khẩu).
Đặc điểm của các biện pháp về ngoại hối là chúng thường thiếu rõ ràng, khó dự đoán trước và trong nhiều trường hợp rất khó quản lý. Chính vì vậy, cần đưa ra được một số cơ chế khác cũng nhằm mục tiêu tương tự nhưng mang tính minh bạch cao hơn, ít gây ảnh hưởng tới đột ngột đối với doanh nghiệp hơn. Các biện pháp tự vệ để bảo vệ cán cân thanh toán được qui định trong Hiệp định GATT (Điều XII) của WTO là ví dụ có thể tham khảo.
3.2.4 Cải tiến thủ tục hành chính
Hệ thống quản lý chuyên ngành hiện nay đã bộc lộ nhiều khiếm khuyến cần sớm khắc phục. Những nhược điểm đó là: có quá nhiều cơ quan quản lý, thủ tục trong nhiều trường hợp còn quá phức tạp và đôi khi mang tính tùy tiện, hiệu quả kiểm soát cán cân thương mại nói chung thấp v.v… Chính vì vậy trong thời gian tới cần khắc phục bằng cách:
Giảm bớt các mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành, vì việc cấp phép của những cơ quan này mang tính chất của loại giấy phép không tự động thường áp dụng theo danh mục hàng quản lý định lượng, mà WTO không cho phép sử dụng (trừ các ngoại lệ);
Nâng cao hơn nữa tính rõ ràng trong cấp phép;
Thông báo công khai theo các qui định của Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu của WTO (tiến tới tuân thủ hoàn toàn Hiệp định ILP).
3.3 Đề xuất một số biện pháp phi thuế quan mới Việt Nam có thể áp dụng thời hậu WTO hậu WTO
3.3.1 Mở rộng quản lý hàng hóa bằng hạn ngạch
a) Nội dung:
Hạn ngạch thuế quan thực ra là một biến tướng của biện pháp hạn chế định lượng theo đó cho phép duy trì mức thuế suất đối với hàng nhập khẩu nằm trong phạm vi hạn ngạch và mức thuế suất cao hơn đối với hàng nhập khẩu nằm ngoài hạn ngạch. Có thể nói hạn ngạch thuế quan là một đặc trưng của thương mại nông sản. Theo Hiệp định nông sản (AOA), hạn ngạch thuế quan liên quan trực tiếp đến tiếp cận hiện đại và tiếp cận tối thiểu đối với các sản phẩm đã được thuế hóa mà các nước thành viên WTO cam kết đưa các mức tiếp cận thị trường hiện tại. Nghĩa là mức tiếp cận thị trường ít nhất phải tương đương với lượng nhập khẩu trung bình của giai đoạn 86- 89 tại mức thuế trước khi thuế hóa. Đối với các nước gia nhập sau thì giai đoạn cơ sở có thể là 3 năm gần nhất. Đối với các sản phẩm đã được thuế hóa nhưng trước đó vì một lý do nào đó chưa có nhập khẩu thì áp dụng tiếp cận tối thiểu. Nghĩa là mức tiếp cận cho hàng nhập khẩu ít nhất là 3% lượng tiêu
dùng nội địa và mức tiếp cận này được mở rộng lên 5% trong một thời gian nhất định (5 năm).
b)Ý nghĩa:
Hạn ngạch thuế quan có thể coi là một biện pháp phi thuế khá hiện đại bởi những lý do sau:
- Phù hợp với những qui định của các tổ chức thương mại quốc tê.s
- Bảo hộ tích cực nền kinh tế, bởi thông qua hạn ngạch thuế quan có thể hạn chế số lượng hàng hóa nhập khẩu song vẫn đảm bảo cung cầu của thị trường trong