1.2.2.1Các qui định kỹ thuật tiêu chuẩn và thủ tục xác định sự phù hợp
WTO yêu cầu các qui định kỹ thuật, tiêu chuẩn cũng như thủ tục xác định sự phù hợp với các qui định kỹ thuật và tiêu chuẩn này không được tạo ra các trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế, phải đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử và đãi ngộ quốc gia, phải minh bạch và tiến tới hài hòa hóa. Nhưng các thành viên có thể đưa ra các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường, sức khỏe con người và động thực vật, ngăn ngừa các hành động xấu…mà nước này cho là thích hợp, với điều kiện là các biện pháp đó không được áp được áp dụng theo cách thức tạo ra sự phân biệt đối xử tùy tiện hay hạn chế vô lý đối với thương mại quốc tế.
Hiệp định Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) đề cập đến mục đích sử dụng hàng rào kỹ thuật như sau:
- Đối với người tiêu dùng: Dễ dàng lựa chọn và sử dụng những sản phẩm
thích hợp có chất lượng và thông số kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của mình.
- Đối với sản xuất: Giúp cho việc sản xuất quy mô lớn theo một thông số nhất định về kích thước,tiêu hao nguyên liệu, bán thành phẩm được sản xuất từ
nhiều nguồn gốc khác nhau(một máy tính có thể được sản xuất từ nhiều quốc gia, song vẫn có thể được lắp ráp ở một nước vì có tiêu chuẩn chất lượng thống nhất)
- Đối với người bán: Có thể dễ dàng hiểu nhau khi đàm phán về một mặt
hàng
WTO yêu cầu các thành viên tích cực soạn thảo các tiêu chuẩn và tham gia vào Tổ chức Tiêu chuẩn đo lường Quốc tế ISO (International Standard Organisation).Trong trường hợp các quốc gia không có các tiêu chuẩn quốc tế hoặc không thể áp dụng các tiêu chuẩn này vì lý do gây phương hại tới lợi ích quốc gia thì :
- Các quốc gia sớm công bố trên báo chí giúp các nước khác biết tiêu chuẩn mà nước mình áp dụng.
- Các quốc gia thông báo cho ban thư ký WTO biết về hệ thống tiêu chuẩn mà mình áp dụng và phải giải trình mục đích nước mình áp dụng
- Khi có yêu cầu các quốc gia phải cung cấp chi tiết chuẩn kỹ thuật mà nước mình áp dụng cho các nước thành viên khác.
- Các quốc gia phải dành một thời gian hợp lý để các nước khác góp ý đối với việc soạn thảo các tiêu chuẩn này.
Ngoài ra, Hiệp định TBT còn qui định về thủ tục đánh giá sự phù hợp với các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật. Theo hiệp định này, các nước thành viên phải thực hiện các quy định sau đây đối với các sản phẩm sản xuất tại lãnh thổ nước khác:
- Tuân thủ các nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT) về thủ tục đánh giá sự phù hợp. Cụ thể: (1) Các điều kiện ưu đãi khi kiểm nghiệm sản phẩm nhập khẩu đối với các nước phải như nhau;(2) Phương pháp kiểm tra và trình tự quản lý sản phẩm nhập khẩu khong quá phức tạp hay chậm hơn với các sản phẩm cùng loại của nước mình và của nước khác (3) Phí kiểm nghiệm đối với hàng nhập khẩu phải tương đương phí kiểm nghiệm hàng nội địa và nước khác.
- Nếu người xuất khẩu hoặc nhập khẩu hoặc đại lý yêu cầu thì phải cung cấp cho họ kết quả kiểm nghiệm
- Không gây khó khăn về địa điểm kiểm nghiệm và kiểm tra chọn mẫu đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu hoặc đại lý
- Phải giữ bí mật tài liệu kiểm nghiệm sản phẩm nhập khẩu như giữ bí mật tài liệu kiểm nghiệm sản phẩm trong nước.
1.2.2.2 Kiểm dịch động vật và thực vật
Kiểm dịch động thực vật được coi là những biện pháp phi thuế quan nằm trong nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật và không thuộc loại bị WTO ngăn cấm chặt chẽ. Điều 2, Hiệp định SPS quy định cụ thể như sau: “Các thành viên không bị ngăn cản ban hành hay thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người, động vật và thực vật với điều kiện các biện pháp này không được áp dụng theo cách thức tạo ra sự phân biệt đối xử không hợp lý và tùy tiện , hay hạn chế một cách vô lý tới thương mại quốc tế”.[6,25]
Các thành viên không nhất thiết phải thay đổi mức độ bảo vệ thích hợp của họ đối với sức khỏe con người, động vật và thực vật
Các thành viên có quyền đưa ra các biện pháp về kiểm dịch động thực vật cần thiết với điều kiện phải tuân theo các qui định của Hiệp định SPS
Các thành viên phải đảm bảo là việc áp dụng của bất kỳ biện pháp nào cũng chỉ ở trong phạm vi cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người, động vật và thực vật cũng như phải dựa trên cơ sở khoa học đầy đủ. Trong trường hợp chứng cớ khoa học liên quan không đầy đủ, một thành viên có thể áp dụng một cách tạm thời các biện pháp kiểm dịch động vật và thực vật trên cơ sở thông tin xác đáng sẵn có kể cả thông tin bổ sung cần thiết cho sự đánh giá rủi ro khách quan hơn. Đồng thời tiến hành xem xét đánh giá các biện pháp thời này trong một thời hạn hợp lý.
Các thành viên đảm bảo rằng các biện pháp SPS được dựa trên đánh giá rủi ro đối với sức khỏe con người, động vật và thực vật, tùy theo hoàn cảnh, có cân nhắc tới những kỹ thuật đánh giá rủi ro của các tổ chức quốc tế liên quan.