Xuất một số biện pháp phi thuế quan mới ViệtNam có thể áp dụng thờ

Một phần của tài liệu Sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong bảo hộ hàng hóa của Việt Nam (Trang 119)

hậu WTO

3.3.1 Mở rộng quản lý hàng hóa bằng hạn ngạch

a) Nội dung:

Hạn ngạch thuế quan thực ra là một biến tướng của biện pháp hạn chế định lượng theo đó cho phép duy trì mức thuế suất đối với hàng nhập khẩu nằm trong phạm vi hạn ngạch và mức thuế suất cao hơn đối với hàng nhập khẩu nằm ngoài hạn ngạch. Có thể nói hạn ngạch thuế quan là một đặc trưng của thương mại nông sản. Theo Hiệp định nông sản (AOA), hạn ngạch thuế quan liên quan trực tiếp đến tiếp cận hiện đại và tiếp cận tối thiểu đối với các sản phẩm đã được thuế hóa mà các nước thành viên WTO cam kết đưa các mức tiếp cận thị trường hiện tại. Nghĩa là mức tiếp cận thị trường ít nhất phải tương đương với lượng nhập khẩu trung bình của giai đoạn 86- 89 tại mức thuế trước khi thuế hóa. Đối với các nước gia nhập sau thì giai đoạn cơ sở có thể là 3 năm gần nhất. Đối với các sản phẩm đã được thuế hóa nhưng trước đó vì một lý do nào đó chưa có nhập khẩu thì áp dụng tiếp cận tối thiểu. Nghĩa là mức tiếp cận cho hàng nhập khẩu ít nhất là 3% lượng tiêu

dùng nội địa và mức tiếp cận này được mở rộng lên 5% trong một thời gian nhất định (5 năm).

b)Ý nghĩa:

Hạn ngạch thuế quan có thể coi là một biện pháp phi thuế khá hiện đại bởi những lý do sau:

- Phù hợp với những qui định của các tổ chức thương mại quốc tê.s

- Bảo hộ tích cực nền kinh tế, bởi thông qua hạn ngạch thuế quan có thể hạn chế số lượng hàng hóa nhập khẩu song vẫn đảm bảo cung cầu của thị trường trong nước.

Đây có thể coi là một biện pháp hạn chế nhập khẩu khá phù hợp đối với Việt Nam, cần có thêm nhiều nghiên cứu về những kinh nghiệm áp dụng của các nước khác để trong thời gian tới chúng ta có thể đưa vào sử dụng một cách hiệu quả. Việt Nam đã áp dụng biện pháp này từ 3 năm nay, nhưng hiệu quả và tác dụng còn rất hạn chế. Năm 2004, 2005 chúng ta đưa 7 nhóm hàng vào danh mục quản lý nhưng trong đó thực chất chỉ có 2 nhóm hàng đưa ra định lượng còn lại là nhập theo nhu cầu. Làm như vậy hoàn toàn chỉ mang tính danh nghĩa. Do vậy hướng tới có thể thay thế bằng hàng loạt những hàng hóa cần quản lý (đặc biệt là hàng nông sản sang dạng này).

3.3.2 Áp dụng biện pháp tự vệ

a) Nội dung:

Theo Điều II Hiệp định Tự vệ của WTO các thành viên có thể áp dụng biện pháp tự vệ đối với một sản phẩm không phân biệt xuất xứ khi thành viên này đã xác định theo những qui định chặt chẽ rằng số lượng nhập khẩu đang tăng lên một cách tuyệt đối hoặc tương đối của sản phẩm này đang gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước sản xuất các sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm nhập khẩu đó. Nước có qui định về biện pháp tự vệ được quyền áp dụng các biện pháp khẩn thiết trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu đe dọa đến nền kinh tế của quốc gia này.

Hiệp định Nông nghiệp của WTO như sau: nếu sản phẩm nông nghiệp của một quốc gia thành viên đã được thuế hóa và bảo lưu điều khoản tự vệ đặc biệt trong biểu cam kết quốc gia thì quốc gia này được phép áp dụng các biện pháp tương tự như biện pháp tự vệ khi lượng nhập khẩu vượt quá số lượng giới hạn nhập khẩu hoặc khi giá nhập khẩu xuống thấp hơn mức giá giới hạn. Biện pháp này được phép áp dụng mà không cần bất cứ một sự chứng minh nào về việc các lĩnh vực có liên quan trong nước bị tổn thương hay bị đe dọa tổn thương.

b)Ý nghĩa:

Biện pháp này có tầm quan trọng rất lớn bởi khả năng phát huy tác động nhanh chóng và mạnh mẽ của nó. Tuy nhiên một nhược điểm không thể phủ nhận của biện pháp này là nó không thể duy trì được một trong thời gian dài và dễ gây ra các hành động trả đũa.

Trong thời gian qua Việt Nam đã áp dụng các biện pháp này để bảo vệ một số ngành sản xuất trong nước đặc biệt là các mặt hàng nông sản. Tuy vậy, cho đến ngày 25/ 5/ 2002 Việt Nam mới ban hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam, có hiệu lực ngày 1/ 9/ 2002. Song do nội dung còn có những vấn đề chung chung, cần phải giải thích và hướng dẫn, như cần phải nắm chắc khái niệm cũng như cần hiểu rõ thế nào là trợ cấp, thế nào là phá giá. Nhưng sau gần 1 năm, đến 8/ 3/ 2003 Chính phủ mới có Nghị định số 150/2003NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này. Cho đến này những biện pháp tự vệ vẫn chưa phát huy một cách có hiệu quả, trong khi hàng hóa của nhiều nước vẫn đang phá giá tại thị trường Việt Nam, hoặc đang đe dọa tới ngành công nghiệp nội địa, thậm chí cả những hàng hóa có ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, nhân cách… vẫn đang nhập lậu vào Việt Nam.

3.3.3 Trợ cấp

a)Nội dung:

Trợ cấp là việc một lợi ích được chuyển giao nhờ có sự hỗ trợ của Chính phủ về giá hay thu nhập, hay có sự đóng góp tài chính của Chính phủ hay các tổ chức nhà nước, chẳng hạn như chuyển giao trực tiếp các khoản tiền hay bảo lãnh tín

dụng, hoặc bỏ qua các khoản tiền hay bảo lãnh tín dụng, hoặc bỏ qua các khoản tiền lẽ ra phải thu cho ngân sách nhà nước, chẳng hạn như các ưu đãi về thuế (trừ thuế gián thu), hoặc chính phủ cung cấp các hàng hóa và dịch vụ không thuộc nhóm cơ sở hạ tầng, hay thông qua việc mua hàng hóa.

b)Ý nghĩa:

Trợ cấp là một biện pháp rất có lợi cho Việt Nam vào thời điểm này với những lý do chính sau đây:

Trợ cấp là phổ biến và tất yếu.

Trợ cấp là một công cụ chính sách được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở tất cả các nước. Trong bối cảnh thị trường không hoàn hảo, Chính phủ các nước đều muốn ngăn cản các công ty nước khác tham gia cạnh tranh để giành thị trường béo bở cho công ty nước mình. Do đó, Chính phủ phải chủ động tiến hành trợ cấp cho công ty, sản phẩm trong nước. Xuất phát từ lý thuyết chiến lược này, mọi quốc gia đều nhận thấy trợ cấp là cần thiết và đều tiến hành trợ cấp dưới hình thức này hay hình thức khác.

Trợ cấp được WTO cho phép

Điều XVI.1 của GATT/1994 và Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO cho phép các nước duy trì các hình thức trợ cấp không gây bóp méo thương mại hoặc gây tổn hại tới lợi ích của các nước thành viên khác. Điều 27 của Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng thừa nhận trợ cấp là một công cụ phát triển hợp pháp và quan trọng của các thành viên đang phát triển và quy định dành đãi ngộ đặc biệt và khác biệt liên quan đến trợ cấp cho các thành viên này.

Trợ cấp góp phần phát triển kinh tế - xã hội tổng thể.

- Trợ cấp góp phần phát triển công nghiệp nội địa: Mọi quốc gia đều mong muốn xây dựng và phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn hoặc ngành có tầm quan trọng chiến lược đối với lợi ích quốc gia, an ninh quốc phòng, v.v… Để đạt mục tiêu này, Chính phủ các nước có thể trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp cho ngành đó. Nhờ vậy, lợi thế cạnh tranh của những ngành được trợ cấp sẽ tăng lên,

do đó mở rộng tiềm năng xuất khẩu và tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường thế giới.

Trợ cấp cho các ngành sản xuất trong nước có tác dụng hạn chế nhập khẩu sản phẩm cạnh tranh vào trong nước, đồng thời có thể làm giảm tác dụng của cam kết ràng buộc hoặc cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ WTO. Trợ cấp xuất khẩu có thể làm vô hiệu hóa thuế nhập khẩu mà nước khác đánh lên sản phẩm xuất khẩu của nước trợ cấp, làm tăng lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu của nước trợ cấp so với hàng xuất khẩu của các nước khác vào thị trường thứ ba.

Đối với những ngành công nghiệp non trẻ, bước đầu còn nhỏ bé về quy mô, yếu kém về năng lực cạnh tranh thì trợ cấp từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng quy mô, góp phần khởi động và đẩy nhanh sự phát triển của ngành. Đối với những công ty mới gia nhập thị trường, thiếu vốn để trang trải chi phí rất cao trong thời gian đầu, khó cạnh tranh nổi với những công ty lớn đã trụ vững trên thị trường thì hỗ trợ của Chính phủ có thể bù đắp cho những khoản thua lỗ phát sinh trong những năm đầu, đưa công ty vào quỹ đạo phát triển ổn định.

- Trợ cấp góp phần phát triển vùng.Chính sách hỗ trợ vùng khó khăn giúp thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch thu nhập cũng như trình độ và quy mô phát triển giữa các vùng trong cùng một nước. Nhờ trợ cấp của Chính phủ, các nhà đầu tư được bù đắp phần nào chi phí đầu tư cao hơn mức bình thường khi quyết định lập cơ sở sản xuất kinh doanh tại một địa bàn khó khăn hoặc đang cần được phát triển.

- Trợ cấp góp phần điều chỉnh cơ cấu. Trợ cấp góp phần duy trì ổn định công ăn việc làm, hạn chế thất nghiệp, bảo đảm trật tự và ổn định xã hội, đặc biệt là những khoản trợ cấp dành cho các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, đứng trước nguy cơ bị đóng cửa, phá sản. Sự hỗ trợ của Chính phủ có thể giúp các doanh nghiệp này khỏi bị sụp đổ nhanh chóng, Ôxtrâylia đẩy các doanh nghiệp cơ cấu lại sản xuất, tự điều chỉnh khả năng thích nghi và cạnh tranh trong thời kỳ quá độ do những khó khăn mà môi trường thương mại quốc tế tạo ra.

sản xuất kém sức cạnh tranh giảm công suất dƣ thừa hoặc rút khỏi những lĩnh vực hoạt động không hiệu quả hoặc không sinh lợi. Nhờ đó, quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động được diễn ra suôn sẻ hơn, góp phần thúc đẩy phân bổ nguồn lực thích hợp, hiệu quả và khuyến khích nhập khẩu sản phẩm cạnh tranh từ bên ngoài thay tự cố gắng sản xuất và cung cấp những sản phẩm kém cạnh tranh với chi phí đầu tư tốn kém.

- Trợ cấp đem lại lợi ích cho ngƣời tiêu dùng. Trợ cấp giúp nhà sản xuất trong nước cung cấp nhiều hàng hóa hơn trong điều kiện chi phí sản xuất không thay đổi. Do đói người tiêu dùng sẽ được lợi do mua được nhiều hàng hóa với giá rẻ hơn. Mặc dù mang tính chất bảo hộ sản xuất trong nước nhưng trong trường hợp này trợ cấp lại đem lại lợi ích cho người tiêu dùng vì giá sản phẩm liên quan được giảm xuống.

- Trợ cấp kích thích sự lan truyền của hiệu ứng tích cực và khắc phụ hiệu ứng tiêu cực.Theo nguyên lý sự lan truyền của hiệu ứng tích cực (external benefit), trợ cấp còn có khả năng tạo ra hiệu ứng tích cực theo dây chuyền. Vi dụ, việc Chính phủ hỗ trợ ngành viễn thông sẽ góp phần phát triển cơ sở hạ tầng thông tin của nền kinh tế, tạo điều kiện cho các ngành khác hạ giá thành sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh. Như vậy, lợi ích của trợ cấp có thể lan rộng sang các ngành khác ngoài chính bản thân ngành được cấp trực tiếp.

` Bên cạnh tác dụng kích thích sự lan truyền của hiệu ứng tích cực, trợ cấp còn có thể khắc phục các thất bại của thị trường một cách có hiệu quả. Ví dụ, một công ty bỏ công sức đào tạo nhân công, đầu tư vào nghiên cứu công nghệ mới nhưng rồi công nghệ mới bị sao chép hoặc nhân công đã được đào tạo lại bị lôi kéo và sử dụng bởi đối thủ cạnh tranh không phải tốn công sức và chi phí ban đầu để đầu tư cho đào tạo hoặc nghiên cứu. Chi phí đối thủ phải bỏ ra rất nhỏ (trả lương cao hơn một chút cho người lao động đã được đào tạo so với mức lương cũ của họ,…) trong khi lợi ích thu về lại rất lớn. Còn công ty ban đầu khó duy trì được khả năng cạnh tranh như trước trên thương trường vì chi phí sản phẩm bao hàm cả chi phí đào tạo kiến thức cho công nhân, v.v… Do tác động ngoại ứng này, nếu không có sự hỗ trợ

từ phía Chính phủ, không công ty nào muốn đầu tư vào đào tạo nghề nghiệp chuyên môn cho nhân viên hoặc đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển, cải tiến công nghệ trong khi những hoạt động này lại rất cần thiết cho sự phát triển ngành và xã hội trên tổng thể.

- Trợ cấp có thể đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ để mặc cả. Nếu một nước không duy trì trợ cấp thì vị thế mặc cả của nước đó trong đàm phán thương mại có thể kém hơn một nước duy trì trợ cấp. Chẳng hạn, nước duy trì trợ cấp có thể chấp nhận loại bỏ một số biện pháp trợ cấp hoặc cắt giảm mức trợ cấp nhất định để đánh đổi lấy nhân nhượng giảm thuế của các nước khác.

Hiện nay rất nhiều quốc gia áp dụng biện pháp này kể cả những nước kém phát triển đến những nước giàu mạnh như EU, Hoa Kỳ, Nhật… Nhưng khi sử dụng cần chú ý tới những trường hợp trợ cấp đèn đỏ đối với sản phẩm công nghiệp và trợ cấp màu hổ phách đối với hàng nông sản vì đây là hai trường hợp cấm. Mặt khác trong trường hợp trợ cấp đèn vàng, có thể sẽ bị thiếu kiện, do vậy trường hợp này cần phải có những minh chứng rõ ràng, tránh bị hiểu lầm.

3.3.4 Chống bán phá giá

a) Nội dung:

Việc bán phá giá một sản phẩm là việc sản phẩm của các nước này được đưa vào hoạt động thương mại của một nước khác với mức giá trị thấp hơn thông thường. Bán phá giá xảy ra nếu giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước đến một nước khác thấp hơn giá so sánh của các sản phẩm tương tự dùng để tiêu thụ tại nước xuất khẩu trong những điều kiện thương mại thông thường. Biện pháp chống bán phá giá là biện pháp đặt ra mức thuế suất cao đối với hàng bán phá giá để ngăn chặn không cho các mặt hàng này thâm nhập thị trường trong nước.

b)Ý nghĩa:

* Đối phó với hành vi thương mại không lành mạnh của các nước

Khi một nước trợ cấp cho ngành công nghiệp nội địa hoặc ngành sản xuất xuất khẩu, lợi thế cạnh tranh tự nhiên của các đối tượng tham gia thị trường sẽ bị bóp méo. Hàng xuất khẩu của các nước không trợ cấp khó xâm nhập vào thị trường

nước trợ cấp cho dù có lợi thế cạnh tranh cao hơn tron thị trường cạnh tranh tự do. Hàng nhập khẩu được trợ cấp tràn vào gây thiệt hại cho sản xuất nội địa của các nước nhập khẩu.

Để đối phó với hành vi cạnh tranh không lành mạnh đó, các nước bị ảnh hưởng có thể sử dụng thuế đối kháng đánh vào hàng nhập khẩu được trợ cấp nhằm triệt tiêu tác động tiêu cực của trợ cấp hoặc nhằm khắc phục, bù đắp những tổn thất bị mất do hành động trợ cấp của các nước khác gây ra.

Trong trường hợp ngoại lệ đặc biệt, Điều VI.6 GATT/1994 còn cho phép nhập khẩu được phép đánh thuế đối kháng lên hàng nhập khẩu được trợ cấp của một nước xuất khẩu khi đi trợ cấp của nước xuất khẩu này gây tổn hại cho ngành sản xuất của nước khác cùng cạnh tranh xuất khẩu sang thị trường nước nhập khẩu.

* Các biện pháp chống phá gí có thể đem lại nguồn thu cho ngân sách.

Một phần của tài liệu Sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong bảo hộ hàng hóa của Việt Nam (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)