Đảm bảo cân đối giữa lợi ích quốc gia và lợi ích quốc tế trong quá

Một phần của tài liệu Sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong bảo hộ hàng hóa của Việt Nam (Trang 112)

trình hội nhập

Trong quan hệ thương mại ngày nay, thị trường là vấn đề sống còn đối với không chỉ các doanh nghiệp mà của cả nền kinh tế. Chúng ta thường coi tự do hóa thương mại là sự nhân nhượng cho các quốc gia đối tác bằng việc mở cửa thị trường trong nước. Ngược lại, duy trì bảo hộ lại có vẻ đồng nghĩa với việc đảm bảo các lợi ích thương mại của đất nước. Quan niệm đó đã trở nên quá quen thuộc tới mức mọi cuộc đàm phán thương mại của Việt Nam đều theo đuổi mục tiêu bảo hộ như vậy. Thành công của đàm phán được xem là việc duy trì bảo hộ ở mức cao nhất có thể, hoặc ít nhất cũng là việc thực hiện cam kết ràng buộc thấp hơn. Ví dụ: Việc tham gia vào AFTA, Việt Nam phải cam kết thực hiện tự do hóa thương mại trong đó có việc giảm mức độ bảo hộ bằng các biện pháp phi thuế chậm hơn so với các nước dối tác khác trong khi vẫn có thể chủ động khai thác một cách bình đẳng thị trường của các nước đối tác. Tuy nhiên, “luật chơi” trong quá trình đàm phán và thực hiện các cam kết quốc tế về thương mại luôn thay đổi. Cách thức đạt được sự nhân nhượng một chiều như chúng ta đã có khit ham gia CEPT/AFTA khó có thể tái diễn trong các thể chế hay quan hệ thương mại khác. Thực tiễn đàm phán trong Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ hay AFTA là những minh chứng sinh động cho thấy nếu không có sự nhận nhượng của nước ta thì sẽ không có sự nhân nhượng của các nước đối tác. Điều này chắc chắn sẽ vẫn còn tiếp tục tồn tại khi Việt Nam thực hiện đàm phán với hơn 30 nước đối tác trong quá trình đàm phán gia nhập WTO.

Một phần của tài liệu Sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong bảo hộ hàng hóa của Việt Nam (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)