Sau khi thống nhất đất nước , hoạt động xuất nhập khẩu được coi trọng hơn với sự tham gia của các doanh nghiệp ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Song công tác tổ chức và quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu cơ bản vẫn mang tính chất độc quyền như những năm trước kia với những đặc trưng cơ bản sau:
Mọi hoạt động ngoại thương được kế hoạch hoá và tập trung cao độ với hệ thống các chỉ tiêu pháp lệnh.
Các công ty kinh doanh, xuất nhập khẩu vẫn là công ty quốc doanh. Hệ thống tổ chức theo chuyên ngành, tức là thành lập và kinh doanh theo nhóm hàng và theo chức năng (xuất, hoặc nhập khẩu).
Bộ Ngoại thương Iôxtrâylia này là cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu, nhưng các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp lại phải thuộc Bộ Ngoại thương. Có nghĩa Bộ Ngoại thương thực hiện cả hai chức năng quản lý vĩ mô và quản lý doanh nghiệp (Vi mô)
Nhà nước thông qua hệ thống ngân hàng để quản lý độc quyền ngoại hối. Tuy nhiên từ năm 1981 trở đi, cụ thể ngày 26/5/1981 3.1.2. Hội đồng Chính phủ ban hành nghị định 200/CP quy định về chính sách và biện pháp nhằm phát triển hàng xuất khẩu. Tại Điều 1 của Nghị định này quy định các tổ chức sau đây được trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu (gọi tắt là được trực tiếp xuất nhập khẩu):
(1) Các Tổng công ty, công ty chuyên doanh ngoại thương do Bộ Ngoại thương trực tiếp quản lý.
(2) Các tổng công ty, công ty, liên hiệp các xí nghiệp, xí nghiệp liên hợp và xí nghiệp thuộc các cơ quan quản lý ngành sản xuất ở Trung ương (gọi tắt là xí nghiệp Trung ương) nếu có các điều kiện cụ thể sau:
* Có trình độ chuyên môn và tập trung sản xuất cao, sản xuất chuyên để xuất khẩu hoặc chủ yếu để xuất khẩu, hoặc sản phẩm xuất khẩu chiếm tỷ trọng đáng kể
trong tổng giá trị thương phẩm của đơn vị.
* Có cán bộ nắm vững đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quan hệ kinh tế với nước ngoài, có phẩm chất chính trị tốt và có trình độ chuyên môn về ngoại thương.
Riêng với hàng nhập khẩu phải là tư liệu sản xuất, có tính chất chuyên dùng cho sản xuất của xí nghiệp mình (hàng thông dụng vẫn phải nhập khẩu thông qua các công ty chuyên doanh ngoại thương). Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Ngoại thương ấn định.
Quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu đối với các địa phương còn được thể hiện rõ hơn nữa trong Điều 32, 34 Nghị định 04/CP ngày 07/03/1980: Các liên hiệp công ty xuất nhập khẩu và công ty liên hiệp xuất nhập khẩu thuộc các địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp quản lý (gọi tắt là công ty xuất nhập khẩu địa phương) được phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp với các điều kiện sau:
*Có sản phẩm xuất khẩu là hàng của địa phương gồm: Các mặt hàng nhà nước không giao chỉ tiêu cho địa phương hoặc vượt chỉ tiêu xuất khẩu được giao và hàng nhà nước giao chỉ tiêu xuất khẩu nhưng không cung cấp đủ nguyên liệu, vật tư để sản xuất, địa phương phải tự sản xuất bằng nguyên liệu, vật tư tự có.
* Có cán bộ nắm vững đường lối của Đảng và nhà nước về quan hệ kinh tế với nước ngoài, có phẩm chất chính trị tốt, có trình độ và năng lực cần thiết để kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
Đây coi là thời kỳ tiền thực hiện chính sách mở cửa (sau 1986) thể hiện nhiều ưu điểm hơn những năm chiến tranh rất nhiều.
Từ năm 1996 trở đi,tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành viên kinh tế đều có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng phải có những điều kiện nhất định: Doanh nghiệp phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định về nhân sự và tài chính, về thị trường và chỉ được phép xuất nhập khẩu những mặt hàng, ngành hàng được qui định cụ thể thì sẽ được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
hành ngày 10/06/1989 nhằm quy định về chế độ và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam gồm 5 phần với 28 Điều hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện một cách dễ dàng và đúng pháp luật.
Ngày 30/05/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành chỉ thị số 131/ CT về việc "tiếp tục đổi mới chính sách và cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu". Cùng với chỉ thị là Quyết định Số 725/TN-XNK của Bộ Thương Nghiệp (nay là Bộ Thương mại) nhằm quy định rõ ràng hơn về điều kiện kinh doanh xuất, nhập khẩu trực tiếp, đặc biệt năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ngày 07/04/1992, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 114/HĐBT về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Nghị định gồm 6 chương, 29 điều hướng dẫn tiếp tục thực hiện chinh sách cải cách kinh tế, đẩy mạnh và khuyến khích xuất khẩu, hướng nhập khẩu phục vụ tốt sản xuất và tiêu dùng nước và nâng cao hiệu quả ngoại thương, mở rộng hợp tác kinh tế - thương mại với nước ngoài, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là văn bản có sự đổi mới hơn so với Nghị định số 64/ HĐBT và Chỉ thị quản lý quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, Nghị định số 114/CP còn quy định về những biện pháp khuyến khích xuất khẩu.
Ngày 19/04/1994 Chính phủ đã ban hành Nghị định Số 33/CP về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Nghị định 33/CP gồm 6 chương, 30 Điều quy định về hàng hoá, doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu, chính sách khuyến khích của Việt Nam. Điều 6,7 và 8 Chương III của Nghị định này quy định điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
1. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì cần phải đáp ứng được 4 điều kiện sau: (1) Thành lập đúng pháp luật và cam kết tuân thủ các quy định của luật pháp hiện hành; (2) Có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu ổn định; (3) Có thị trường tiêu thụ ở nước ngoài; (4) Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ kinh doanh ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương.
đáp ứng được 4 điều kiện sau: (1) Thành lập đúng pháp luật và cam kết tuân thủ các quy định của luật pháp hiện hành; (2) Doanh nghiệp phải có vốn lưu động tối thiểu tính bằng tiền Việt Nam tương đương 200.000 usd tại thời điểm đăng ký kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. Riêng đối với một số đối tượng (các doanh nghiệp thuộc các tỉnh miền núi, các tỉnh có khó khăn về kinh tế, doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng cần khuyến khích xuất khẩu mà không đòi hỏi nhiều vốn), mức vốn lưu động được quy định tương đương 100.000 sud:
3. Trong trường hợp các doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu, nếu có khả năng kinh doanh những mặt hàng ngoài ngành hàng đã được quy định trong giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, có quyền đề nghị Bộ Thương mại bổ sung ngành hàng kinh doanh xuất nhập khẩu sau khi đã đăng ký bổ sung các doanh nghiệp và đăng ký tại trọng tài kinh tế.
4. Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ kinh doanh, ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương.
Do có sự cải cách không ngừng nhằm mở rộng quyền kinh doanh xuất , nhập khẩu nên số lượng các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này ngày càng có số lượng lớn. Theo thông kê trước ngày 30/10/1997 có 1630 doanh nghiệp trên tổng số 3200 doanh nghiệp trong nước có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu mà phần lớn trong số đó là các doanh nghiệp nhà nước.
Bảng 2-6: Số doanh nghiệp được phép xuất nhập khẩu đến ngày 30/11/1997
Loại doanh nghiệp Số lượng
Phân loại bằng sở hữu
Các doanh nghiệp nhà nước 1361
Các doanh nghiệp ngoài nhà nước 269
Phân loại bằng hình thức công ty
Doanh nghiệp sản xuất 867
Nhà nước 648
Ngoài nhà nước 219
Các doanh nghiệp thương mại 763
Nhà nước 713
Ngoài nhà nước 50
Tổng số 1630
Nguồn: Nghiên cứu các biện pháp phi thuế quan ảnh hưởng đến thương mại - NXB Công an nhân dân - Hà Nội 1999.
Tiếp theo sự đổi mới về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu mà Nghị định 33/CP và Nghị định 89/CP đã quyết định, các năm sau 1997 và 1998, Chính phủ đều ban hành các quyết định nhằm quy định thống nhất lại cơ chế điều hành chính sách mặt hàng xuất khẩu như Quyết định 28/TTg ngày 13/01/1997, Quyết định số 11/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998. Song sự cải cách tiếp theo phải kể việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 55/1998/QĐ-TTg ngày 30/30/1998 về việc xuất khẩu tự do ở mọi thành phần kinh tế theo nội dung đăng ký kinh doanh nội địa khi thành lập doanh nghiệp trừ một số mặt hàng, nhóm hàng sau (Điều 1,2 Quyết định số 55/ CP):
- Gạo;
- Chất nổ, dễ cháy (trừ mặt hàng diêm); - Sách báo ;
Và ngày 31/07/1998 Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 57/CP trong đó quy định về quyền kinh doanh xuất khẩu như sau "thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo qui định của pháp luật được phép xuất khẩu hàng hoá được đăng kí trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh" đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc bất cứ thành phần kinh tế nào cũng được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, thêm vào đó phạm vi hoạt động thương mại của các doanh nghiệp này cũng không còn chỉ bó hẹp ở giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu nữa. Nhờ có Nghị định này, các thủ tục xuất nhập khẩu cũng trở lên thông thoáng hơn rất nhiều, thay vì phải qua quá nhiều bước như trước kia, khi thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục một lần là đăng kí mã số các sản phẩm trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại cơ quan hải quan có thẩm quyền.
Tuy nhiên, Nghị định 57/ CP không phải không có thiếu sót khi đã không đề cập đến quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư nguyên liệu, phương tiện để thực hiện dự án đầu tư, phục vụ sản xuất theo qui định trong giấy phép đầu tư. Đây có thể coi như một khiếm khuyết rất không công bằng trái với những cam kết quốc tế của Việt Nam về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà chúng ta đang cố gắng khắc phục.