CHI NHÁNH KIẾN AN
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
* Ban giám đốc: Ban giám đốc là cơ quan có thẩm quyền cao nhất tại Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Kiến An, có toàn quyền nhân danh chi nhánh để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của chi nhánh. Ban giám đốc giữ vai trò định hướng chiến lược, chỉ đạo và giám sát hoạt động kinh doanh của chi nhánh thông qua các phòng ban.
* Phòng khách hàng
- Tư vấn, giúp khách hàng hiểu rõ về các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp sau đó hướng dẫn khách hàng làm thủ tục, hồ sơ tín dụng, thu thập, cập nhật thông tin cơ bản đề mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng, bán chéo sản phẩm, dịch vụ khách hàng doanh nghiệp.
- Tiến hành thẩm định hồ sơ tín dụng khách hàng, kiểm tra, xác thực thông tin và quyết định xem có nên cho khách hàng vay vốn hay không và phương thức cụ thể để thực hiện thế nào, sau đó trình lên Giám đốc để đề ra quyết định cuối cùng.
- Thực hiện các nghiệp vụ quản lý sau khi vay, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất thông qua các kênh thông tin khác nhau để giám sát tình hình sử dụng vốn của khách hàng, đề ra các biện pháp xử lý sai phạm của khách hàng nếu có.
- Giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng trong phạm vi quyền hạn cho phép, thu thập những phản hồi của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mình và tìm hiểu các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đối thủ cạnh tranh để kịp thời báo cáo và đề xuất với cấp có thẩm quyền nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp để thu hút khách hàng. Khối Kinh doanh Khối Quản lý rủi ro Khối Tác nghiệp Khối hỗ trợ Phòng giao dịch số 1 Phòng Khách hàng rủi ro và nợ cóTổ Quản lý vấn đề Phòng Kế toán giao dịch Phòng Tổ chức hành chính Tổ tiền tệ kho quỹ
- Phân tích thị trường để mở rộng số lượng khách hàng mới.
* Tổ quản lý rủi ro và nợ có vấn đề
- Giám sát việc tuân thủ các tỉ lệ an toàn vốn và thanh khoản, các hạn mức về quản lý rủi ro thanh khoản và quản lý rủi ro lãi suất theo quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và NHNN.
- Theo dõi và phân tích cơ cấu tài sản Nợ-Có của Chi nhánh trong từng giai đoạn.
- Nghiên cứu, xây dựng các quy định, chính sách, quy trình… liên quan đến quản lý rủi ro thanh khoản, quản lý rủi ro lãi suất.
- Phát triển các công cụ quản lý rủi ro thanh khoản, quản lý rủi ro lãi suất. - Thu thập, xử lý, quản trị thông tin để cung cấp cho cán bộ tín dụng khi họ có nhu cầu như: thông tin về khách hàng, thông tin về thị trường, thông tin cạnh tranh,….
- Thu thập dữ liệu, phân tích, đánh giá và đưa ra những đề xuất về việc kiểm định khả năng chịu áp lực của chi nhánh khi có khủng hoảng thanh khoản.
- Lập các báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu liên quan đến quản lý rủi ro thanh khoản và quản lý rủi ro lãi suất.
* Phòng kế toán giao dịch
- Thực hiện hạch toán kế toán để phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi hoạt động kinh doanh và nghiệp vụ phát sinh tại chi nhánh.
- Thực hiện hạch toán các khoản chi tiêu nội bộ, chi trả lương, BHXH, thanh toán công tác phí…và các khoản chi khác liên quan đến người lao động tại chi nhánh.
- Tổng hợp, lưu trữ chứng từ kế toán, cân đối kế toán ngày tháng năm, các báo cáo quyết toán, kiểm toán nội bộ toàn chi nhánh.
- Phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện các chính sách và chế độ của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
- Kết hợp với các phòng, ban có liên quan xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, tiến hành giao và theo dõi thực hiện kế hoạch tài chính đã được phê duyệt đến từng phòng, ban nghiệp vụ và phòng giao dịch trực thuộc.
- Thực hiện báo cáo kế toán với các cơ quan quản lý theo chế độ hiện hành và cung cấp số liệu báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của ban lãnh đạo.
* Tổ kho quỹ
- Bảo quản, giao nhận, vận chuyển tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý. - Phát hiện, xử lý, thu hồi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền giả. - Lập sổ sách báo cáo, thống kê kho quỹ tại chi nhánh.
* Phòng tổ chức hành chính
- Tư vấn, tham mưu cho giám đốc về các vấn đề pháp lý có liên quan đến toàn bộ hoạt động của chi nhánh.
- Thực hiện việc quản lý nhân sự, đào tạo và công tác hành chính, thi đua, khen thưởng.
- Xây dựng, triển khai chương trình giao ban nội bộ giữa các phòng ban và phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh.
- trực tiếp quản lý con dấu, theo dõi công văn đến, công văn đi, công văn nội bộ.
* Phòng giao dịch số 1:
- Phòng giao dịch số 1 thực hiện các giao dịch với khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ nhận tiền gửi, thanh toán trong nước, trao đổi mua bán ngoại tệ…
- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ các giao dịch với khách hàng (từ khâu tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền…), tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng, tiếp thu, đề xuất hướng cải tiến để không ngừng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Trực tiếp thực hiện, xử lý, tác nghiệp và hạch toán các giao dịch với khách hàng (về mở tài khoản tiền gửi và xử lý giao dịch tài khoản theo yêu cầu của khách hàng, các giao dịch nhận tiền gửi, rút tiền, chuyển tiền, thanh toán ngân quỹ, thẻ tín dụng, thẻ ATM, thu hồi ngoại tệ…) và các dịch vụ khác, chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, đúng đắn của các giao dịch, đảm bảo an toàn tiền vốn, tài sản của ngân hàng và khách hàng, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, đúng thẩm quyền và thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch với khách hàng.
- Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt. Thực hiện đúng việc thu nợ gốc và lãi theo đề nghị của phòng tín dụng hoặc thu nợ khi hợp đồng tín dụng đến hạn và quá hạn.
- Đề xuất tham mưu với giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch phục vụ khách hàng.
- Thực hiện quản lý thông tin (lưu trữ, bảo mật và cung cấp) thuộc nhiệm vụ của phòng và lập các loại báo cáo nghiệp vụ theo quy định.
- Thực hiện đúng chức trách, phối hợp với các phòng khác theo quy trình nghiệp vụ.