- EUR (1đv tiền tệ) 626 325 403 48.08% +24%
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH KIẾN AN
3.2.6. Nâng cao chất lượng công tác quản lý nợ
Đối với NHTM, hoàn tất việc cho vay mới chỉ là bước đầu của quy trình tín dụng. Để đảm bảo khách hàng trả nợ đầy đủ, đúng hạn, hạn chế thấp nhất các rủi ro phát sinh và đề ra những biện pháp hữu hiệu xử lý món vay có vấn đề, các cán bộ tín dụng cần thực hiện tốt các công việc sau:
* Giám sát món vay
Sau khi giải ngân cho khách hàng, các cán bộ tín dụng cần thường xuyên theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó đánh giá tiến độ,
hiệu quả của việc thực hiện phương án vay vốn. Đây là công việc hết sức quan trọng vì nhờ đó, cán bộ tín dụng có thể sớm phát hiện những vấn đề phát sinh và kịp thời đưa ra biện pháp xử lý hợp lý, phù hợp với tình hình. Muốn thực hiện tốt công việc này, cán bộ tín dụng cần làm một số công việc sau:
- Thu thập các thông tin từ nhiều nguồn để có thể so sánh mức độ khác biệt giữa phương án xin vay với thực tế, doanh thu, lợi nhuận và quy mô hoạt động tăng hay giảm so với phương án vay vốn.
- Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp như khả năng luân chuyển tiền mặt có đáp ứng được cho sản xuất kinh doanh và trả nợ hay không, nợ phải thu nhiều hay ít, xem xét biến động tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh ra sao.
- Cán bộ tín dụng cũng cần thường xuyên hoặc định kỳ đánh giá lại giá trị thực tế của tài sản đảm bảo, xem giá trị đó có đủ để thu hồi nợ hay không trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán, từ đó có những điều chỉnh kịp thời trong việc cung ứng vốn vay. Nếu giá trị tài sản bảo đảm giảm xuống, cán bộ tín dụng cần thỏa thuận với khách hàng giảm mức dư nợ xuống đúng quy định cho phép.
Các thông tin trên cần được cập nhật thường xuyên dưới hình thức báo cáo và biên bản kèm theo hồ sơ vay vốn. Điều đó giúp cán bộ tín dụng quản lý chặt chẽ món vay cũng như phát hiẹn kịp thời và xử lý những món vay có vấn đề đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế được rủi ro đạo đức từ phía khách hàng, góp phần nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn cho ngân hàng.
* Các biện pháp xử lý món vay có vấn đề:
Món vay có vấn đề bao gồm những món vay quá hạn và cả những món vay tuy chưa đến hạn nhưng khách hàng có nguy cơ không trả được nợ do mất khả năng thanh toán, do thua lỗ hoặc doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm pháp luật. Xử lý các món vay có vấn đề chính là việc áp dụng các biện pháp khác nhau để thu hồi nợ. Việc xử lý này được thực hiện dựa trên nguyên tắc cơ bản là tận dụng hết lượng tiền mặt sẵn có của doanh nghiệp để thu hồi nợ, buộc doanh nghiệp bán sản phẩm hay dịch vụ ở mức giá hợp lý để có khả năng thanh toán bằng tiền mặt, tìm cách chuyển hóa tài sản của doanh nghiệp thành tiền mặt tạo ra nguồn trả nợ cho ngân hàng, bên cạnh đó xem xét các yếu tố liên quan đến tiền mặt để đưa ra biện pháp xử lý thỏa đáng.
Đối với doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và có triển vọng thì ngân hàng có thể áp dụng hình thức giãn nợ, gia hạn nợ, yêu cầu khách hàng trả nợ theo lịch trình dựa trên nguồn thu nhập do hoạt động kinh doanh tạo ra
trong thời gian tới, tạm thời chưa xử lý tài sản đảm bảo để tránh quy trình thu nợ mất thời gian, tốn kém.
Đối với doanh nghiệp thua lỗ lớn, không thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và cam kết xử lý tài sản để trả nợ, ngân hàng có thể cho phép doanh nghiệp sử dụng số tiền sau khi bán tài sản để trả nợ trong một thời gian chấp nhận được, tránh thiệt hại cho doanh nghiệp do phải bán tài sản ngay ở mức giá thấp và không thể trả nợ ngân hàng.
Các biện pháp mang tính thương lượng trên chỉ áp dụng với những khách hàng thực sự có tiền và thiếu biện pháp trả nợ. Ngược lại, với bất kỳ lý do không chính đáng nào cho thấy doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết của mình, vi phạm nghiêm trọng hợp đồng tín dụng thì ngân hàng cần có biện pháp kiên quyết để thu hồi nợ, kể cả đưa hồ sơ ra cơ quan pháp luật có thẩm quyền xử lý.