- EUR (1đv tiền tệ) 626 325 403 48.08% +24%
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH KIẾN AN
3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay ngắn hạn
* Tuân thủ chặt chẽ các quy định và nguyên tắc khi thẩm định cho vay
Đối với một hợp đồng tín dụng, thẩm định là một khâu quan trọng quyết định tới chất lượng của khoản vay. Có thể nói, thẩm định toàn diện mọi nội dung của dự án là một trong những yêu cầu quan trọng giúp việc ra quyết định đầu tư của ngân hàng được chính xác, khách quan. Công tác thẩm định dự án vay vốn nhằm khẳng định hai vấn đề:
- Phương án phải thỏa mãn các điều kiện, nguyên tắc cho vay theo thể lệ, chế độ quy định cụ thể đối với các khoản vay để có thể thu hồi được nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn.
- Hồ sơ và thủ tục vay vốn phải hợp pháp, hợp lệ, nếu xảy ra tranh chấp phải đảm bảo tính pháp lý cho ngân hàng.
Quá trình thẩm định dự án là được thực hiện để đưa ra quyết định có cho vay hay không. Như vậy, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Kiến An cần kiểm tra hồ sơ và thủ tục vay vốn của doanh nghiệp có đáp ứng được các yêu cầu: tính chính xác của thông tin và tính khả thi của dự án mang lại, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khi tiến hành thẩm định, ngân hàng cần xem xét các khía cạnh:
- Thẩm định về phương diện thị trường: Phân tích khả năng tiêu thụ sản phẩm, giá cả, quy cách phẩm chất, mẫu mã, thị hiếu của người yêu dùng, đồng thời xem xét các hợp đồng bao tiêu sản phẩm về số lượng, chủng loại, giá cả và phương thức thanh toán.
- Thẩm định về phương diện kỹ thuật: Xem xét quy mô dự án có phù hợp với năng lực tiêu thụ sản phẩm hay không, khả năng cung cấp nguyên vật liệu, năng lực quản lý của doanh nghiêp, dây chuyền công nghệ sản xuất…
- Thẩm định tính khả thi của dự án về nội dung tài chính: Đây là yếu tố quyết định trực tiếp đến việc lựa chọn các dự án đầu tư của ngân hàng. Cán bộ tín dụng có thể sử dụng một số chỉ tiêu như lợi nhuận ròng, tỷ suất lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn, điểm hòa vốn… hoặc phân tích khả năng của dự án bằng phương pháp giá trị hiện tại, tỷ suất hoàn vốn nội bộ để đánh giá mức độ nhạy bén của dự án. Bên cạnh đó, cần xem xét các yếu tố về chính trị xã hội, kinh tế vĩ mô…
Trong những năm gần đây, các quy chế. chính sách về cho vay của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được bổ sung và thay đổi thường xuyên để phù
hợp với chính sách kinh tế, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, trong thực tế giải quyết công việc, các cán bộ tín dụng cần nắm được đầy đủ và kịp thời các văn bản pháp quy để thực hiện nghiêm túc các quy chế cho vay.
* Đảm bảo tính chính xác trong việc đánh giá tài sản đảm bảo
Việc đánh giá chính xác tài sản đảm bảo là khá khó khăn đối với các cán bộ tín dụng. Tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Kiến An, tài sản đảm bảo chủ yếu là bất động sản hoặc các thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải của doanh nghiệp. Đối với tài sản đảm bào là bất động sản, ngân hàng cần áp dụng các biện pháp đối chiếu, so sánh với các bất động sản tương đồng trên thị trường (giống nhau về vị trí địa lý, chất lượng công trình tương đương nhau…) được giao dịch trong thời gian gần nhất để đưa ra việc định giá chính xác. Đối với tài sản đảm bảo là máy móc sản xuất, thiết bị vận tải, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho tài sản. Khi đó, cán bộ tín dụng có thể căn cứ vào giá trị tài sản được xác định bởi công ty bảo hiểm (một cơ quan thẩm định chuyên nghiệp, độc lập) để đưa ra quyết định về quy mô khoản vay.