Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương các cấp trong việc

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế tiểu vùng Mekong mở rộng và sự tham gia của Việt Nam (Trang 100)

thực hiện các cam kết quốc gia về hợp tác GMS.

Chính quyền địa phương các cấp có vai trò khá quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách, xác định dự án hợp tác trong khuôn khổ hợp tác GMS. Hiện tại, chính quyền cấp tỉnh và các cấp địa phương ở các quốc gia có quyền chủ động nhất định trong việc lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, trong việc sử dụng ngân sách địa phương vào việc cung cấp dịch vụ công. Họ đóng góp vào quá trình cải thiện cơ sở hạ tầng địa phương, đặc biệt là cơ sở hạ tầng mềm, tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gia tăng độ hấp dẫn của địa phương đối với các nhà đầu tư, các nhà tài trợ nước ngoài.

Bởi vậy, cần nâng cao vai trò của các cấp chính quyền địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể, khai thác hiệu quả lợi thế so sánh của địa phương trên cơ sở có sự hỗ trợ của chính phủ trung ương về nhân lực, tài chính; Nâng cao năng lực cho cán bộ tại các cơ quan công quyền thông qua đào tạo và hợp tác trao đổi kinh nghiệm với các địa phương láng giềng; Chính quyền địa phương cần thu hút và điều phối hiệu quả sự tham gia của tất cả các bên liên quan, bao gồm các cộng đồng địa phương, các tổ chức xã hội dân sự, khu vực tư nhân và cải cách chính sách an sinh xã hội.

3.4.7 Phối hợp hiệu quả giữa Chương trình GMS với các liên minh, các

đối tác chiến lược và các cơ chế hợp tác khác.

Các nước GMS cần tích cực triển khai phát triển các liên kết mạnh hơn với các sáng kiến khu vực khác như ASEAN, ASEAN+3,.. Chương trình GMS sẽ góp phần thúc đẩy những mục tiêu rộng hơn liên quan đến hội nhập ASEAN và việc

100

hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN. Chương trình GMS cũng cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức và sáng kiến khác của tiểu vùng, bao gồm Ủy ban sông Mekong (về các vấn đề liên quan đến nước), AMBDC (phát triển cơ sở hạ tầng), Hợp tác Hai hành lang, Một vành đai kinh tế (đầu tư cho các tuyến giao thông thuộc hai hành lang giữa Việt Nam và Trung Quốc)...

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế tiểu vùng Mekong mở rộng và sự tham gia của Việt Nam (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)