Tầm quan trọng của hợp tác Tiểu vùng đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế tiểu vùng Mekong mở rộng và sự tham gia của Việt Nam (Trang 72)

Sáu nước dọc theo sông Mekong đang cùng nhau sử dụng, khai thác và hưởng lợi từ nguồn tài nguyên thiên nhiên mà con sông mang lại. Lưu vực của sông Mekong nằm trên phần lãnh thổ Việt Nam có diện tích khoảng 39.000 km2 và là một trong những khu vực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Nhờ những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và khí hậu cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, khu vực này đóng góp khoảng 90% lượng gạo và 53% lượng cá và tôm xuất khẩu hàng năm của Việt Nam, trong khi dân số chỉ chiếm khoảng 1/5 của cả nước. Sông Mekong còn cung cấp khoảng 57% khối lượng nước cần thiết cho Việt Nam. Ngoài ra, đường biên giới biển dài trên 3000 km với nhiều bãi biển đẹp và các cảng biển quốc tế đã và đang giúp Việt Nam có được những lợi thế nhất định để phát triển ngành du lịch và dịch vụ vận tải cho khu vực. Bên cạnh đó, hợp tác GMS được thực hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau giúp Việt Nam cải thiện cơ sở hạ tầng, cả cứng và mềm, cải thiện môi trường thương mại và đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, từ đó có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế với các nước khác trong tiểu khu vực, cũng như với bên ngoài.

Hợp tác Tiểu vùng GMS sẽ giúp Việt Nam vượt qua những thách thức, khó khăn trong khai thác và sử dụng sông Mekong. Sự phá rừng, xói mòn đất, sự xâm nhập mặn ở lưu vực sông Mekong, ô nhiễm nước, gia tăng ô nhiễm công nghiệp và suy giảm đa dạng sinh học là những vấn đề môi trường đang rất được quan tâm ở Việt Nam. Ngoài ra, việc kiểm soát, ngăn chặn và dự báo về lũ lụt, việc phối hợp giữa các nước GMS, đặc biệt là các nước thượng nguồn, trong việc sử dụng nguồn nước sông Mekong cho phát triển kinh tế đã và đang là trọng tâm trong hoạt động GMS của Việt Nam.

72

Hợp tác GMS có tầm quan trọng nhất định trong việc hỗ trợ Việt Nam giải quyết vấn đề xã hội. Hầu hết các tỉnh biên giới của Việt Nam dọc theo các tuyến hành lang kinh tế đều là các tỉnh nghèo, trình độ phát triển kinh tế còn thấp. Việc tham gia vào các chương trình hợp tác GMS, đặc biệt là chương trình về các hành lang kinh tế, đã và đang giúp các tỉnh này cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, viễn thông, hệ thống cung cấp điện năng, tạo điều kiện mở rộng quan hệ trao đổi với các tỉnh biên giới của các nước trong Tiểu vùng. Nhờ đó, đời sống của nhân dân ở các tỉnh biên giới này được cải thiện rõ rệt.

Hợp tác GMS không chỉ mang lại cho Việt Nam những nguồn lợi kinh tế nhất định ở hiện tại và tương lai, mà còn góp phần giúp Việt Nam đối mặt được với những thách thức môi trường do việc cùng với các nước thành viên khác sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên do sông Mekong mang lại và những vấn đề xã hội.

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế tiểu vùng Mekong mở rộng và sự tham gia của Việt Nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)