Thứ nhất, các nguồn lực kết hợp với các chương trình hợp tác còn thiếu và
hạn chế. Vốn đối ứng của dự án nhiều khi không được bố trí đầy đủ và kịp thời. Việt Nam chưa bố trí nguồn vốn dành riêng cho các hoạt động hợp tác Tiểu vùng, do vậy, việc tham gia của Việt Nam vào các sáng kiến này thường bị động về nguồn lực, trông chờ ở sự hỗ trợ tài chính từ các nhà tài trợ bên ngoài. Việc không có quy định, quy chế và cơ sở bố trí vốn cho các hoạt động hợp tác Tiểu vùng đã gây khó khăn, cản trở lớn cho việc huy động nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực để thực hiện các hoạt động hợp tác Tiểu vùng. Trước tiên là việc giải quyết các vấn đề như thiếu vốn đầu tư, thiếu công nghệ, kỹ năng quản lý tiên tiến và thiếu nhiều điều kiện cần thiết khác để triển khai các chương trình, dự án ưu tiên của Việt Nam trong GMS là thách thức lớn đối với Việt Nam trong bối cảnh khó khăn kinh tế như hiện nay.
Thứ hai, việc điều phối và quản lý hiệu quả các hoạt động hợp tác GMS tại
Việt Nam. Việt Nam đã tham gia trên 12 sáng kiến trong khu vực trong địa bàn GMS là một thách thức không nhỏ trong điều kiện hệ thống pháp lý của Việt Nam còn thiếu nhiều, và đang trong giai đoạn hoàn chỉnh theo hướng phát triển đồng bộ. Các sáng kiến hợp tác trong GMS đều có cơ chế, thể chế hợp tác độc lập và hoạt động trên cùng một địa bàn, do vậy thường gây ra sự chồng chéo giữa các nỗ lực hợp tác, gây ra lãng phí nguồn lực tài chính vốn đã hạn hẹp, khó huy động được cho các dự án Tiểu vùng. Nhiều sáng kiến hợp tác cùng tồn tại trong cùng một địa bàn
83
là nguyên nhân gây ra sự nhầm lẫn, ảnh hưởng xấu và đe doạ thực sự đến hoạt động điều phối và quản lý GMS tại Việt Nam.
Thứ ba, việc hoàn thiện cơ chế chính sách cho hợp tác vùng nói chung và
hợp tác GMS nói riêng là thách thức lớn đối với Việt Nam. Thực tế cho thấy, cơ chế điều phối và quản lý hợp tác Tiểu vùng GMS ở Việt Nam còn chưa đồng bộ. Văn bản pháp quy còn thiếu, chồng chéo làm kéo dài thời gian xử lý các dự án hợp tác GMS, giảm hiệu quả đầu tư và cản trở các hoạt động hợp tác GMS tại Việt Nam, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong GMS.
Thứ tư, việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản lý GMS tại Việt Nam trong điều
kiện có nhiều cơ quan là đầu mối cùng tham gia điều phối và quản lý hợp tác Tiểu vùng (cơ quan điều phối quốc gia, cơ quan điều phối ngành, cơ quan điều phối các diễn đàn…). Hiện nay, bộ máy quản lý hợp tác GMS của Việt Nam chưa có đồng bộ, thiếu nhiều khâu gây trở ngại trong quá trình điều phối hợp tác GMS tại Việt Nam.
Tiểu kết Chương 2
Trong suốt 20 năm hoạt động, Chương trình Hợp tác GMS đã phát triển mạnh mẽ, từ một số lĩnh vực hợp tác ưu tiên nay đã trở thành Sáng kiến tương đối toàn diện, diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội. Các lĩnh vực hợp tác không chỉ dừng ở phần cứng là các dự án đầu tư cụ thể mà còn bao gồm cả hợp tác phần mềm thông qua việc hình thành các Hiệp định hợp tác, chiến lược hợp tác, phụ lục và nghị định thư để triển khai thực hiện. Các lĩnh vực hợp tác đã và đang mang lại những thành quả to lớn cho các nước tham gia, tạo cơ sở hợp tác lâu dài giữa các nước GMS. Có thể đánh giá đây là Sáng kiến hợp tác thành công nhất trong các Chương trình hợp tác của các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng.
Từ khi tham gia đến nay, Việt Nam luôn coi trọng và tích cực tham gia các Cơ chế Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng thông qua các sáng kiến, đóng góp cụ thể trong tất cả các chương trình hợp tác. Việt Nam đã và đang cùng với các thành
84
viên xây dựng cơ chế làm việc hiệu quả, phát huy thế mạnh của các bên tham gia và đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực Tiểu vùng sông Mekong.
85
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY HỢP TÁC QUỐC TẾ TIỂU VÙNG MEKONG MỞ RỘNG, GỢI
Ý GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM