Với các điều kiện kinh tế, chính trị thuận lợi cùng với nhận thức một cách rõ ràng và đúng đắn về hợp tác phát triển Tiểu vùng, Việt Nam tích cực tham gia vào các hoạt động hợp tác phát triển Tiểu vùng Mekong thông qua việc tham gia hầu hết và tích cực vào các chương trình hợp tác đa phương của Tiểu vùng như Ủy ban sông Mekong (MRC), Diễn đàn hợp tác phát triển châu thổ sông Mekong (AMBDC), Chương trình hợp tác GMS,... Để cho hoạt động hợp tác GMS được thực hiện tốt, ngay từ năm 1992, Việt Nam đã thành lập cơ chế điều phối và quản lý hợp tác GMS. Ủy ban kế hoạch nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và đầu tư) là cơ quan đầu mối điều phối các hoạt động hợp tác GMS tại Việt Nam.
2.2.3.1 Việt Nam tham gia Ủy ban sông Mekong (MRC)
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Việt Nam cùng với 3 nước Campuchia, Lào, Thái Lan đã tham gia Ủy ban sông Mekong, được thành lập nhằm phối hợp và kiểm soát việc lập kế hoạch, triển khai các dự án sử dụng hiệu quả nguồn nước trong khu vực cho phát triển kinh tế. Sau năm 1975, khi Ủy ban ngừng hoạt động, Việt Nam vẫn tiếp tục đóng góp vào hoạt động chung của Ủy ban lâm thời và sau này là Ủy ban sông Mekong (1995). Xuất phát từ nhu cầu khai thác hiệu quả và bền vững nguồn nước trên sông Mekong, Việt Nam đã tham gia rất tích cực vào các chương trình trọng điểm của MRC như Chương trình sử dụng nước (WUP), kế hoạch phát triển lưu vực (BDP), chương trình môi trường (EP) và chương trình quản lý và giảm nhẹ lũ lụt (FMMP). Để phối hợp và tham gia hiệu quả vào hoạt động của các cơ quan trong MRC, Việt Nam đã thành lập Ủy ban sông Mekong Việt Nam (18/9/1978). Trong suốt quá trình hoạt động, Ủy ban sông Mekong Việt Nam đã đóng góp đáng kể vào các hoạt động chung của quốc gia và Ủy ban sông
75
Mekong quốc tế, tích cực phối hợp với các cơ quan trong nước đẩy mạnh công tác quản lý tài nguyên nước, giám sát chất lượng nước xuyên biên giới.
Với tư cách là thành viên sáng lập MRC, Việt Nam đã tham gia rất tích cực trong các hoạt động của Ủy ban. Trong đó đặc biệt quan tâm đến việc phối hợp các nước vùng hạ lưu để bàn bạc kế hoạch sử dụng nguồn nước trên sông Mekong với các nước thượng nguồn.
2.2.3.2 Việt Nam tham gia Diễn đàn hợp tác phát triển châu thổ sông Mekong (AMBDC)
AMBDC là sáng kiến về tăng cường hợp tác khu vực của các nước ASEAN với các nước thành viên mới thuộc vùng lưu vực sông Mekong, bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Mianma. Mục đích của nó là hướng tới tăng trưởng kinh tế bền vững của lưu vực sông Mekong, tăng cường mối liên kết kinh tế cùng có lợi giữa các nước thành viên cũ và mới trong ASEAN. Hầu hết các lĩnh vực khuyến khích hợp tác trong AMBDC đều là các lĩnh vực hợp tác trọng điểm của GMS. Chính vì thế, Việt Nam rất quan tâm đến việc thực hiện các chương trình hợp tác trong AMBDC. Trong đó, đặc biệt quan trọng là dự án tuyến đường sắt Singapore-Côn Minh (SKRL), qua Malaysia, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và Côn Minh (Trung Quốc). Việt Nam đã tham gia đầy đủ và tích cực vào các kỳ họp các bộ trưởng – cơ chế hợp tác chính của AMBDC và Nhóm làm việc đặc biệt về SKRL. Cho đến nay, đóng góp của Việt Nam vào việc thực hiện dự án tuyến đường sắt xuyên Á này là rất đáng kể. Các dự án đang được triển khai với sự tham gia của Việt Nam là dự án nâng cấp tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh-Hà Nội-Lào Cai dài 2020 km, trong đó đoạn từ TP Hồ Chí Minh-Hà Nội đang được nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống đèn tín hiệu, hệ thống viễn thông, các đường ngầm và hệ thống cầu, dự án xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai theo tiêu chuẩn quốc tế, với sự hỗ trợ vốn của ADB và hoàn thành nghiên cứu khả thi về tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh-Lộc Ninh, để kết nối với Campuchia. Ngoài ra, Việt Nam đang cùng với các nước liên quan tiến hành các dự án về xây dựng, nâng cấp các ga biên giới, cải tiến
76
và ban hành mới các qui định liên quan đến việc vận hành tuyến đường sắt xuyên quốc gia trong tương lai.
2.2.3.3 Việt Nam tham gia Chương trình hợp tác GMS
Việt Nam tích cực tham gia vào Chương trình hợp tác GMS kể từ ngày đầu sáng kiến GMS được đưa ra. Chính phủ Việt Nam luôn nhận thức được tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mình. Việt Nam tham gia Chương trình GMS trên tất cả mọi lĩnh vực hợp tác và được các nước thành viên cũng như các nhà tài trợ, trước hết là ADB và Nhật Bản đánh giá rất cao.
Việt Nam thể hiện vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn bị và triển khai thực hiện các nội dung hợp tác, thông qua việc tham gia các sáng kiến hợp tác GMS như: Hiệp định Giao thông qua biên giới các nước GMS; Chiến lược Ngành Giao thông Tiểu vùng; Khung Chiến lược thúc đẩy thương mại và đầu tư; Diễn đàn Kinh doanh GMS; ... Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tích cực đề xuất các sáng kiến nhằm tăng cường hợp tác trong GMS như: Dự án quản lý, sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn nước sông Mekong (tại Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 1); đề xuất đưa việc sử dụng và quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong vào chương trình hợp tác chính của GMS (Tại Hội nghị thượng đỉnh GMS lần thứ 4); Sáng kiến phát triển hệ thống vận tải đa phương thức nhằm tăng cường kết nối giữa các hành lang kinh tế trong khu vực, tạo thuận lợi cho du lịch, lưu thông thương mại hàng hóa, góp phần bảo vệ môi trường (tại Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 4); Sáng kiến về quản lý nước ngầm và quản lý nước mùa hạn lưu vực sông Mekong (tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hạ nguồn Mekong-Mỹ lần thứ 5),.. Các đề xuất, sáng kiến này đều nhận được sự ủng hộ của các thành viên trong hội nghị, một số đã được thực hiện từng bước.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của các hành lang kinh tế đối với tăng trưởng kinh tế của đất nước, đồng thời để thực hiện tốt quan điểm 3C (Liên kết (Connectivity), Cạnh tranh (Competitiveness), Cộng đồng (Community)) của hợp
77
tác GMS, Việt Nam đóng vai trò quan trọng việc thực hiện Chiến lược 3C và là thành viên duy nhất đã tham gia vào cả ba hành lang kinh tế Bắc-Nam, Đông-Tây và phía Nam. Sự tham gia này đã giúp Việt Nam cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, cải tạo và nâng cấp đường quốc lộ số 9, kết nối các tỉnh miền Trung (Việt Nam) với Lào, nâng cấp cảng biển Tiên Sa (Đà Nẵng), xây dựng đường hầm qua đèo Hải Vân, cải tạo và nâng cấp đoạn đường nối TP Hồ Chí Minh với Phnom Penh (Campuchia)...
Đoạn đường thành phố Hồ Chí Minh-Mộc Bài trên tuyến đường xuyên Á Phnom Penh-thành phố Hồ Chí Minh do ADB tài trợ 140 triệu USD đã chính thức hoàn thành vào tháng 11 năm 2005, bao gồm cả việc xây dựng hai trạm kiểm soát biên giới tại cửa khẩu biên giới Bà Vẹt và Mộc Bài. Các thủ tục kiểm tra hải quan một cửa, một điểm dừng đã được đề xuất trong Hiệp định Giao thông xuyên biên giới GMS (CBTA), được áp dụng tại các trạm kiểm soát này trong năm 2007. Dự án tài trợ hành lang giao thông Đông-Tây, đoạn đường từ Đông Hà-Lao Bảo do ADB tài trợ 30 triệu USD, đã được hoàn thành năm 2005.
Cùng với việc hoàn tất xây dựng Đường hầm Hải Vân và nâng cấp cảng Đà Nẵng, xây dựng cầu quốc tế Mekong thứ hai nối Mukdahan và Savannakhet hoàn thành vào cuối năm 2006, dự án Hành lang giao thông Đông-Tây về cơ bản hoàn thành các hạng mục từ Thái Lan sang Lào và Việt Nam. Việc thực thi CBTA đầu tiên đã được tiến hành theo hình thức một cửa một điểm dừng tại cửa khẩu Dansavanh-Lao Bảo từ tháng 6 năm 2005. Dự án này đã mang lại các kết quả tích cực, bao gồm sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các cơ quan hải quan cửa khẩu của hai nước, chia sẻ thông tin trước, cho phép giải phóng nhanh các loại hàng hoá thông thường và rút ngắn thời gian xử lý thông quan cho người, phương tiện và hàng hoá.
Với vị trí cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC), tỉnh Quảng Trị đang chủ động tham gia vào chương trình hợp tác kinh tế GMS, xây dựng và triển khai nhiều chương trình phát triển kinh tế-xã hội gắn với EWEC. Tỉnh Quảng Trị đã đặc biệt chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và đầu tư phát triển du lịch. Hiện nay, trên 32% tổng chiều dài đường giao thông nông thôn của tỉnh đã
78
được kiên cố hóa, cầu Cửa Tùng, Cửa Việt,.. đã thông xe, nối thông thương các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Trong lộ trình từ nay đến năm 2020, tỉnh Quảng Trị sẽ cơ bản hoàn thành hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, hướng mạnh vào khai thác lợi thế trên EWEC.
Thực hiện thành công việc xây dựng các tuyến giao thông Tiểu vùng trên lãnh thổ Việt Nam trong các hành lang kinh tế GMS sẽ tạo đà phát triển cho các địa phương nằm trong hành lang Tiểu vùng và tối đa hoá các lợi ích kinh tế thu được từ kết nối giao thông, qua các hoạt động kinh tế được tăng cường và cải thiện đầu tư từ khu vực tư nhân trong các vùng ảnh hưởng của các tuyến hành lang kinh tế. Việt Nam và các quốc gia GMS có thể cùng nhau phát triển các khu vực biên giới của mình phù hợp với xu thế ngày nay. Khu vực đô thị trong các tuyến hành lang là các trung tâm tăng trưởng của các hành lang kinh tế GMS và ngày càng phát triển mạnh mẽ, xứng đáng là các cực tăng trưởng của Tiểu vùng Mekong trong hiện tại và tương lai.
Để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi các hành lang giao thông thành các hành lang kinh tế thực sự trong GMS, Việt Nam đã rất tích cực tham gia các dự án vận tải và thuận lợi hoá thương mại qua biên giới. Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia vào 106 dự án hỗ trợ kỹ thuật khu vực (RETA) do ADB tài trợ. Những dự án quan trọng trong số đó là Hiệp định Vận tải Xuyên biên giới GMS, xây dựng Khung khổ Chiến lược hoạt động về Thuận lợi hoá Thương mại và Đầu tư, Hiệp định liên chính phủ về trao đổi năng lượng khu vực, xây dựng chiến lược năng lượng… Các hoạt động này đã tạo điều kiện cho các địa phương dọc theo các tuyến hành lang của Việt Nam cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu quốc gia cũng như quốc tế, hoàn thiện các thủ tục hải quan, tạo điều kiện mở rộng trao đổi thương mại và đầu tư với các tỉnh, cũng như các nước láng giềng. Từ đó, không chỉ có cơ hội mở rộng thị trường, mà nhiều địa phương của Việt Nam dọc theo các tuyến hành lang còn trở thành các điểm chốt giao thông quan trọng của khu vực.
Việt Nam nhận thức rất rõ rằng việc tối đa hoá hiệu quả của các hàng lang giao thông như là cầu nối giữa các vùng, miền khác nhau giữa các nước thành viên
79
phụ thuộc rất nhiều vào quá trình cải cách và hài hoà các qui định và thể chế liên quan đến việc di chuyển hàng hoá, lao động, thậm chí cả vốn giữa các nước trong vùng. Vì thế, những kết quả đạt được trong lĩnh vực giao thông vận tải, cụ thể là việc ký kết Hiệp định Vận tải Xuyên biên giới và các văn kiện liên quan, có ý nghĩa rất quan trọng. Hoạt động vận tải sẽ không có “biên giới” trong phạm vi Tiểu vùng. Thực tế này mở ra một triển vọng tốt đẹp cho sự phát triển trao đổi thương mại và đầu tư trong vùng.
Tính đến hết tháng 6/2012, Việt Nam đã tham gia vào 16 khoản vay, với tổng vốn khoảng 3 tỷ USD, để thực hiện các dự án như đường cao tốc Phnom Penh- TP.HCM; Hành lang giao thông Đông-Tây; Phát triển Du lịch GMS; Đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai… Trong giai đoạn 2012- 2014, Việt Nam sẽ tham gia vào 23 dự án (cả vốn vay, viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật), với trị giá khoảng 1,434 tỷ USD [6].
Trong các hoạt động của Nhóm công tác về đầu tư Tiểu vùng, Việt Nam rất quan tâm đến các vấn đề như cải thiện hệ thống cung cấp thông tin, các biện pháp khuyến khích đầu tư, các hoạt động của Diễn đàn doanh nghiệp GMS nhằm thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong Tiểu vùng. Xúc tiến thương mại, các biện pháp đầu tư của Việt Nam và các nước GMS được định hướng bởi Khung chiến lược tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư (SFA-TFI), được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh GMS 2. SFA-TFI tập trung giải quyết các vướng mắc: thủ tục hải quan, các biện pháp thanh tra và kiểm dịch, dịch vụ thương mại và sự đi lại của doanh nhân.
Xuất phát từ nhận thức rất rõ ràng vai trò của viễn thông trong thời đại tri thức và kỹ thuật số, Việt Nam đã rất quan tâm đến việc xây dựng và phát triển mạng lưới viễn thông trong Tiểu vùng, bao gồm cả việc cải thiện cơ sở hạ tầng, cải cách chính sách và nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực. Lĩnh vực hợp tác này rất quan trọng. Nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp thông tin cũng như kết nối các vùng, các tỉnh nghèo dọc theo các tuyến hành lang với các trung tâm kinh tế của mỗi nước thành viên và của cả khu vực. Đồng thời, nó là cơ sở để phát triển thương
80
mại điện tử, chính phủ điện tử và các ứng dụng khác của công nghệ thông tin vào sản xuất và kinh doanh. Hơn nữa, kết quả của hợp tác GMS trong lĩnh vực này góp phần quan trọng trong việc làm tăng tính kết nối giữa các địa phương khác nhau trong Tiểu vùng. Trong thời gian qua, Việt Nam tham gia tích cực vào các nỗ lực cải thiện mạng viễn thông Tiểu vùng, cải thiện khung chính sách và luật lệ cần thiết cho việc thu hút vốn đầu tư tư nhân tốt hơn vào lĩnh vực này. Cùng với Campuchia và Lào, Việt Nam đã đưa vấn đề này vào trong nghiên cứu xây dựng năng lực và phát triển chính sách ngành Viễn thông GMS. Khung khổ của hợp tác viễn thông GMS đang dần dần được hoàn tất. Sự tham gia của Việt Nam hiện nay tập trung vào việc xây dựng mạng siêu xa lộ thông tin GMS. Siêu xa lộ này cung cấp đường truyền viễn thông rộng gắn kết 6 quốc gia GMS. Các dịch vụ cơ bản sẽ được khai thác cho các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội như: Thương mại điện tử, chính phủ điện tử và giáo dục điện tử. Việt Nam cũng tham gia vào việc phát triển công nghệ giao tiếp và thông tin trong các địa bàn nông thôn; Xây dựng năng lực công nghệ thông tin; Lập kế hoạch cho sự phát triển viễn thông nhằm định hướng cho các sáng kiến hợp tác giữa các nước Tiểu vùng trong tương lai.
Thương mại điện năng và mối liên kết điện năng trong Tiểu vùng GMS thông qua các đầu tư sản xuất và truyền tải điện năng đang mang lại lợi ích to lớn cho Việt Nam. Hiệp định thương mại điện năng Tiểu vùng giữa Việt Nam với các nước Tiểu vùng Mekong đã được ký kết, là yếu tố rất quan trọng trong việc đáp ứng các yêu cầu điện năng của Việt Nam trong tương lai. Hợp tác phát triển năng lượng GMS giúp Việt Nam xác định, chuẩn bị và đầu tư cho các sáng kiến ưu tiên nhằm thúc đẩy thương mại điện năng, cũng như thiết lập các thể chế theo định hướng đảm bảo an ninh điện năng trong Tiểu vùng Mekong mở rộng. Việt Nam tham gia rất tích cực vào Uỷ ban phối hợp Thương mại Năng lượng Tiểu vùng (SPTCC) và tăng