khai giữa các nước GMS
Các nước GMS cần xem xét việc xây dựng một cơ cấu tổ chức chính thức, có Ban thư ký riêng của GMS với vai trò điều phối và kết nối các cơ quan, tổ chức GMS của từng nước thành viên để phối hợp nhịp nhàng, hoạt động hiệu quả, tránh lãng phí thời gian, công sức, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình xử lý công việc. Đối với đơn vị đầu mối GMS ở các nước phải tuyển đủ số lượng cán bộ làm việc, có chuyên môn, chuyên trách, chức năng, nhiệm vụ rõ ràng.
Đồng thời, hài hoà thủ tục giữa các nước GMS để thúc đẩy hợp tác kinh tế. Thực tế, rào cản luật pháp, cơ chế, chính sách và văn hoá của các nước GMS còn lớn. Hài hoà thủ tục sẽ làm tinh giản, đồng bộ hoá, giúp dễ dàng áp dụng. Hài hoà hoá và đơn giản hoá các thủ tục đăng ký, chuẩn bị và triển khai thực hiện các dự án hợp tác trong các lĩnh vực hợp tác kinh tế GMS. Có như vậy mới có thể mở rộng và tăng cường hợp tác GMS. Đặc biệt, các nước GMS cần hài hoà các thủ tục cần thiết
96
cho công tác vận chuyển hàng hoá, hành khách và các dịch vụ khác qua biên giới, bởi trong 20 năm hoạt động chương trình GMS, các hành lang giao thông đã được đầu tư khá nhiều và đem lại những kết quả tích cực trong việc tăng khả năng kết nối GMS với những hình thức vận chuyển dễ dàng hơn, nhanh hơn và tiết kiệm hơn. Nhưng để hành lang giao thông thực sự trở thành hành lang kinh tế đòi hỏi sự kết hợp của rất nhiều yếu tố, mà một trong số đó là việc tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và thương mại, là một phần thiết yếu của cơ sở hạ tầng mềm. Đối với đơn giản hoá thủ tục vận tải, các nước GMS đã ký kết Hiệp định Giao thông vận tải vùng biên CBTA (3 nước ký vào năm 1999 và năm 2003 là hoàn thành). Tuy nhiên, mức độ thực hiện của CBTA vẫn còn yếu như Thái Lan mới phê chuẩn 11 trong 20 giao thức và phụ lục, Mianma chưa phê chuẩn bất kỳ phụ lục và giao thức nào. Nâng cao và mở rộng hoạt động của hệ thống quá cảnh giữa các nước mà hiện tại mới chỉ thực hiện trên EWEC.
Ở mức độ cao hơn, các thành viên GMS cần phối hợp chính sách tốt hơn nữa, để cùng đưa ra những lĩnh vực ưu tiên thống nhất trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước, trong đó đặc biệt chú ý phát triển cơ sở hạ tầng cứng và mềm, giao thông vận tải, nhất là các hành lang kinh tế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các ngành dịch vụ then chốt như tài chính-ngân hàng, viễn thông, các nguồn năng lượng mới và tái tạo được. Ở đây, vấn đề xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo đảm phát triển cân bằng, bền vững phải là một ưu tiên hàng đầu.