Thực trạng hợp tác quốc tế Tiểu vùng

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế tiểu vùng Mekong mở rộng và sự tham gia của Việt Nam (Trang 39)

2.1.1.1 Giao thông vận tải

Giao thông vận tải là một trong những lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu cũng như được triển khai sớm nhất. Trong khuôn khổ hợp tác GMS, giao thông được xem xét khá toàn diện. Giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, hàng không và các thể chế chung trong hợp tác về giao thông đều được tập trung thảo luận trong các hội nghị chuyên ngành hoặc các cuộc họp cấp cao của cơ chế hợp tác.

Từ khi hình thành cho đến nay, GMS luôn đặt ưu tiên hàng đầu cho phát triển hạ tầng giao thông và đây cũng là lĩnh vực hợp tác có hiệu quả nhất. Nguồn vốn huy động được phần lớn dành cho việc chuẩn bị và thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, xây dựng các kết nối giao thông Tiểu vùng. Tổng số vốn đầu tư cho các dự án giao thông vận tải đạt khoảng 9,3 tỷ USD tính đến năm 2010, chiếm gần 90% danh mục đầu tư tổng thể cho GMS [56]. Đây là hướng đi đúng đắn của sáng kiến hợp tác GMS mà chưa có sáng kiến hợp tác khu vực nào chú ý tới một cách thỏa đáng. Nhờ vậy, trong nhiều năm qua, các nước GMS đã thực hiện thành công nhiều chương trình trọng điểm, các dự án giao thông đầu mối kết nối giữa các nước.

Việc xây dựng các tuyến Hành lang giao thông Bắc-Nam, Đông-Tây và Hành lang giao thông phía Nam đã góp phần rất lớn trong việc phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa các vùng theo dọc các tuyến hành lang. Các tuyến giao thông đã tạo ra mạng lưới kết nối Tiểu vùng GMS bền chặt hơn, hoạt động hiệu quả hơn trong toàn bộ Tiểu vùng. Việc xây dựng hành lang kinh tế khởi động từ năm 1998 là chiến lược quan trọng thúc đẩy hợp tác kinh tế GMS, mang ý nghĩa kết hợp giữa xây dựng hành lang giao thông với phát triển kinh tế ở tiểu khu vực, tạo thuận

39

lợi cho việc trao đổi và hợp tác giữa các nước. Ba hành lang kinh tế được thiết lập gắn liền với việc cải thiện các tuyến giao thông trong Tiểu vùng (xem hình 2.1).

Hình 2.1 Các Hành lang kinh tế GMS

Nguồn: Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)

Hành lang kinh tế Bắc-Nam (NSEC) bao gồm các tuyến hành lang Côn

40

là tuyến đường trao đổi thương mại trực tiếp giữa miền Nam Trung Quốc với miền Bắc Việt Nam. Hành lang có vị trí thuận lợi đóng vai trò là một cửa ngõ cho quan hệ thương mại giữa ASEAN với Trung Quốc. Các kết nối của NSEC còn mở rộng ra phía bắc, vượt ra ngoài ranh giới của tỉnh Vân Nam và Quảng Tây tới các địa phương còn lại của Trung Quốc và mở rộng ra phía nam, tới Malaysia, Singapore và các quốc gia khác trong ASEAN. NSEC có nhiều tiềm năng, cơ hội đầu tư và hợp tác rộng mở về nông nghiệp, du lịch, năng lượng, dịch vụ hậu cần, công nghiệp chế tạo.

Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC) dài 1450 km, bắt đầu từ thành phố

cảng Mawlamyine (Mianma) chạy qua Thái Lan và các tỉnh Savanakhet (Lào), Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng (Việt Nam). Đầu năm 2007, với việc hoàn thành cây cầu quốc tế thứ 2 qua sông Mekong, giao thông đường bộ của hành lang EWEC đã thông suốt và EWEC trở thành hành lang đi vào hoạt động đầu tiên trong GMS. EWEC ra đời đem lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho các quốc gia thành viên, tạo cơ hội cho các quốc gia tiếp cận tốt hơn các nguồn tài nguyên khoáng sản, hải sản và năng lượng phục vụ cho các ngành sản xuất và chế biến; tạo điều kiện phát triển cho các thành phố, thị trấn nhỏ dọc hành lang đồng thời thúc đẩy thương mại xuyên biên giới; thu hút đầu tư từ các nguồn địa phương, khu vực và thế giới.

Hành lang kinh tế phía Nam (SEC) gồm 3 tuyến đường nối phía Nam Thái

Lan qua Campuchia với Việt Nam. SEC có tiềm năng lớn để phát triển vì nó có các yếu tố quan trọng cần thiết cho việc hội nhập các hoạt động kinh tế dọc hành lang. SEC đã tạo hiệu quả nhất định về giao thông khi hình thành ba tuyến đường bộ nối Bangkok (Thái Lan)-Campuchia-Kiên Giang, Cà Mau (Việt Nam); Bangkok- Siemriep-Quy Nhơn và Bangkok-Phnom Penh-TP HCM, Vũng Tàu.

Ban đầu các hành lang kinh tế này vốn là kết quả về hợp tác giao thông vận tải của Chương trình hợp tác GMS; Sau đó, được phát triển trở thành hành lang kinh tế trên cơ sở kết hợp với các cơ hội kinh tế khác như thương mại, đầu tư và nỗ lực để giải quyết các tác động xã hội cũng như các tác động khác nảy sinh từ tính kết nối được tăng cường. Các nước GMS đã lập Diễn đàn Hành lang kinh tế để hỗ trợ

41

những nỗ lực chuyển đổi các hành lang giao thông GMS sang hành lang kinh tế. Diễn đàn này giúp tăng cường hợp tác giữa các khu vực dọc hành lang, giữa các nhóm công tác theo từng lĩnh vực của GMS và sẽ đóng vai trò là một tổ chức duy nhất tập trung vào phát triển hành lang kinh tế.

Hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ phát triển gắn liền với hạ tầng giao thông cũng đạt được nhiều kết quả lớn. Thành quả lớn nhất là việc ký kết Hiệp định tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua biên giới (Hiệp định GMS) ngày 26/11/1999 tại Vienchan (Lào). Hiệp định này được hình thành để làm giảm các rào cản phi vật chất đối với sự đi lại tự do của các phương tiện, hàng hóa và người dân qua các biên giới quốc tế, làm giảm cản trở trong việc tạo ra các tiêu chuẩn phương tiện khác nhau, hải quan, thủ tục kiểm tra và kiểm dịch khó khăn và mâu thuẫn. Đồng thời, các nước GMS bắt đầu bổ sung vào kế hoạch phát triển giao thông từng nước hệ thống 9 hành lang giao thông GMS mở rộng nằm trong Chiến lược giao thông GMS (2006-2015). Mục đích của Chiến lược này là nhằm đảm bảo đủ năng lực vận tải phục vụ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả vận tải để gia tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa GMS.

Nhờ việc cải tạo các tuyến giao thông Tiểu vùng kết hợp với việc triển khai các Hiệp định, cơ cấu hoạt động giao thông trong các nước GMS và giữa các nước GMS có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, tạo điều kiện thúc đẩy giao thương, du lịch và đầu tư.

2.1.1.2 Năng lượng

Tiểu vùng sông Mekong có tiềm năng lớn về năng lượng, song các nguồn năng lượng lại phân bổ không đồng đều về mặt địa lý, việc khai thác và sử dụng năng lượng trong Tiểu vùng vẫn chưa được triển khai hiệu quả. Thực tế này là một trong những nhân tố thúc đẩy hợp tác trong Tiểu vùng.

Hợp tác GMS trong lĩnh vực năng lượng tập trung chủ yếu vào thiết lập một thị trường điện năng cạnh tranh và hòa nhập của vùng nhằm khai thác triệt để tài

42

nguyên năng lượng phong phú của GMS và giúp xác định các mục tiêu giảm nghèo đói và phát triển kinh tế của các nước GMS.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán và truyền tải điện nước trong Tiểu vùng, các nước GMS đã ký Hiệp định Thương mại và Năng lượng khu vực tại Hội nghị thượng đỉnh GMS tháng 11/2002 và Bản ghi nhớ về nguyên tắc triển khai Hiệp định Thương mại và Năng lượng khu vực tháng 7/2005. Bản ghi nhớ cung cấp các nghiên cứu kỹ thuật và nhiệm vụ hỗ trợ cho hiệp định hoạt động thương mại điện Tiểu vùng. Để mở rộng hợp tác năng lượng trong Tiểu vùng, ADB đã lập ra Lộ trình năng lượng với mục tiêu chính là nâng cao hiệu suất năng lượng và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo mới (tại Hội nghị Bộ trưởng GMS ngày 15/6/2009).

Hợp tác phát triển ngành năng lượng đã và đang được đẩy nhanh, thu lại được nhiều thành quả. Các nước GMS đã huy động được một khối lượng lớn nguồn vốn để đầu tư phát triển các dự án hợp tác trong lĩnh vực năng lượng Tiểu vùng. Các đường điện xuyên quốc gia được hoàn thiện sẽ góp phần làm tăng hiệu quả và tính cạnh tranh của ngành năng lượng trong khu vực. Lợi ích kinh tế của các nước ở đây là bổ sung các nguồn năng lượng cho nhau, tạo nên tính đa dạng trong quá trình khai thác và sử dụng, tăng khả năng cung cấp năng lượng thực tế, giảm thiểu thất thoát, lãng phí năng lượng.

Các nước GMS cũng đang hướng đến mở rộng hợp tác trong các tiểu ngành năng lượng khác như hiệu suất năng lượng, năng lượng tái tạo, khí và than để đảm bảo nguồn cung, giữ giá thấp và đạt được các lợi ích kinh tế. Hợp tác sẽ giúp các nước GMS giải quyết được cả các vấn đề môi trường, kinh tế, xã hội nảy sinh từ các ảnh hưởng của việc phát triển thủy điện (như lũ lụt, ảnh hưởng đến khu vực dân cư xung quanh đập thủy điện,…).

Nhìn chung, lĩnh vực hợp tác năng lượng đã đạt được nhiều thành công trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành điện như xây dựng các nhà máy điện, đường chuyển tải kết nối các nước GMS, cải thiện các phần mềm thông qua việc chuẩn bị,

43

ký kết và triển khai thực hiện các quy định, các hiệp định hợp tác GMS trong lĩnh vực điện năng làm cơ sở cho hợp tác lâu dài về điện năng trong GMS.

2.1.1.3 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Cơ sở nền tảng cho hợp tác Tiểu vùng trong lĩnh vực môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên xuất phát từ việc các quốc gia trong Tiểu vùng đều phải đối mặt với các vấn đề và thách thức trong lĩnh vực này như gia tăng dân số, phát triển thiếu bền vững, khai thác tài nguyên bừa bãi, nạn phá rừng… Điều này gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và tài nguyên, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống hiện tại và gây hậu quả khó lường trong tương lai. Hợp tác Tiểu vùng tạo ra một cơ chế bổ sung cho các nỗ lực của từng quốc gia trong việc giảm thiểu và cải tạo sự suy thoái của môi trường.

Do nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên nên hầu hết các chương trình hợp tác Tiểu vùng đều bao gồm hợp tác trong lĩnh vực này. Trong khuôn khổ chương trình GMS, nhóm công tác về môi trường (WGE) được thành lập và triển khai hoạt động từ tháng 10/1995. Tháng 8/2003, cuộc họp các chuyên gia về phát triển cơ chế cho hợp tác quản lý môi trường và phát triển bền vững được tổ chức tại Manila (Philippin). Đây là cuộc họp quan trọng trong hợp tác kinh tế gắn liền với phát triển bền vững về môi trường. Ngoài ra, chương trình môi trường của Ủy ban sông Mekong cũng được triển khai tập trung vào khu vực Hạ lưu sông Mekong. Chương trình này đưa ra các cơ sở dữ liệu, thông tin và các kiến thức cho việc hoạch định chính sách, tạo cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Thêm vào đó, một hệ thống giám sát tình hình môi trường, góp phần hoàn thiện chính sách, cơ sở pháp lý, khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia ven sông được thành lập. Những điều này là nhân tố tích cực góp phần quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường hiệu quả hơn.

Các quốc gia GMS đã tham gia vào các hoạt động hợp tác môi trường trong khu vực kể từ năm 2006 thông qua Chương trình Môi trường Nòng cốt và Sáng kiến các Hành lang Bảo tồn Đa dạng Sinh học (CEP-BCI). CEP-BCI đã thành công trong

44

việc đưa ra các cách tiếp cận và công cụ để quản lý môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học một cách hiệu quả. GMS là một trong những khu vực phát triển kinh tế mạnh mẽ nhất trên thế giới. Phần lớn sự tăng trưởng này phụ thuộc vào việc khai thác các nguồn tài nguyên quý giá của khu vực. Thách thức trước mắt là làm thế nào để cân bằng giữa tăng trưởng toàn diện với việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên. Hội nghị Bộ trưởng GMS 16 (28/7/2011 tại Phnom Penh, Campuchia) đã thảo luận hướng hợp tác chiến lược và soạn thảo Khung kế hoạch Giai đoạn II của Chương trình CEP-BCI (2012-2016) hướng tới các biện pháp quản lý môi trường và khí hậu. Bên cạnh đó, chính phủ các nước quan tâm đến dòng nước chảy vì đây là nguồn nước quan trọng nhất nhằm đảm bảo môi trường và đời sống dân cư.

Trong hai thập kỷ qua, Ngân hàng ADB đã phê duyệt 1,7 tỉ USD vốn vay và 215 triệu USD cho các dự án hỗ trợ kỹ thuật có nội dung bảo tồn đa dạng sinh học. Trong khuôn khổ GMS, ADB đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật không hoàn lại với tổng trị giá trên 57 triệu đô-la Mỹ cho các sáng kiến môi trường cụ thể [5]. Hợp tác về môi trường trong GMS đã đạt được nhiều hiệu quả trong việc phát triển môi trường Tiểu vùng.

2.1.1.4 Du lịch

Với các ưu đãi về điều kiện tự nhiên, hình thái địa lý tự nhiên đa dạng, lịch sử văn hóa lâu đời với các di sản phong phú.. đã tạo nên sức hấp dẫn cho Tiểu vùng, mang lại tiềm năng lớn trong việc phát triển ngành du lịch. Việc phát triển ngành này sẽ góp phần giải quyết được nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội, văn hóa như tăng nguồn thu ngoại tệ, giải quyết công ăn việc làm, góp phần quảng bá và bảo tồn di sản của các nền văn hóa. Trước những lợi ích to lớn đó, các nước trong Tiểu vùng đều bày tỏ mong muốn hợp tác và xem du lịch là một trong các lĩnh vực tất yếu phải phát triển một cách đồng bộ.

Hợp tác du lịch Tiểu vùng đã đưa GMS vào bản đồ du lịch thế giới. Trong khuôn khổ Chương trình GMS, ngay sau khi được khởi động vào năm 1994, đầu tư và du lịch là hai lĩnh vực đầu tiên đã được đưa ra thảo luận tại các hội thảo chuyên

45

ngành. Đến tháng 3/1995, cuộc họp đầu tiên của nhóm công tác về du lịch (WGT) được tổ chức tại Bangkok (Thái Lan). Một trong những hoạt động chủ yếu là thúc đẩy GMS mở rộng thành một địa điểm du lịch bằng cách tổ chức Diễn đàn Du lịch Mekong vào tháng 3/1996. Nhìn chung, các chủ đề trọng tâm được quan tâm và thảo luận tại Diễn đàn và cuộc họp của các nhóm công tác là các phương pháp, cách thức nhằm xúc tiến đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, tăng lợi nhuận, các chuyến tham quan du lịch, nâng cao mức độ an toàn, an ninh và các tiêu chuẩn về chất lượng, mở rộng các hoạt động quảng cáo, chú ý hơn nữa đến các vấn đề khác có liên quan như các điều luật về lữ hành quốc tế, biên giới,..

Các nước đã đề ra Chiến lược phát triển du lịch và kế hoạch hành động cho giai đoạn 2006-2015. Điểm chính trong chiến lược là thúc đẩy phát triển GMS như là một điểm đến du lịch bằng cách đảm bảo sự phát triển mở rộng hoạt động du lịch bền vững và tăng tính hấp dẫn của cả Tiểu vùng nhằm giảm đói nghèo và phân bổ hợp lý lợi ích do du lịch mang lại trong khi giảm thiểu mọi tác động tiêu cực đến xã hội và môi trường từ du lịch.

Có thể nói, hợp tác GMS đạt được nhiều thành công trong hợp tác du lịch. Với những nỗ lực cho một GMS thịnh vượng và phát triển, đặc biệt trên lĩnh vực du lịch, tiến trình hợp tác du lịch Tiểu vùng sông Mekong đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Đó là một loạt các chương trình hợp tác du lịch song phương và đa phương như: “Ba đất nước-một điểm đến” giữa Thái Lan-Lào-Việt Nam hay Việt Nam-Lào- Campuchia; “Hai vương quốc-một điểm đến” giữa Thái Lan-Mianma; các tour theo đường sông Mekong qua Thái Lan, Lào, Việt Nam…; Triển khai dự án “Phát triển bền vững du lịch Tiểu vùng GMS” ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Bên cạnh đó là rất nhiều sự hợp tác trên các lĩnh vực khác liên quan trực tiếp đến du lịch như hợp tác

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế tiểu vùng Mekong mở rộng và sự tham gia của Việt Nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)