Có thể thấy, Việt Nam luôn coi trọng và tích cực tham gia cơ chế Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng GMS thông qua các sáng kiến, đóng góp cụ thể trong tất cả các Chương trình hợp tác. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa cũng như định hướng phát triển của cơ chế Hợp tác GMS trong thời gian tới; Tác giả xin đưa ra một số gợi mở trong chính sách của Việt Nam như sau:
Thứ nhất, tích cực và chủ động hợp tác GMS.
Để đạt được thành quả nhiều hơn nữa trong hợp tác GMS, Việt Nam cần tăng cường năng lực của các Bộ ngành/cơ quan tham gia thực hiện các hoạt động hợp tác Tiểu vùng. Việt Nam nên xem sáng kiến hợp tác GMS là sáng kiến hợp tác quan trọng đối với Việt Nam vì hợp tác GMS diễn ra trong lãnh thổ của các nước bao quanh Việt Nam, các biến động lớn nhỏ diễn ra đều có tác động đến Việt Nam trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua Tiểu vùng GMS. Do vậy, chính phủ cần quan tâm thích đáng tới hợp tác GMS, sớm có chiến lược, có kế hoạch huy động và phân bổ nguồn lực, có cơ cấu tổ chức đủ mạnh để thực hiện tốt vai trò của Việt Nam trong hợp tác GMS.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả trong phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức, viện, trung tâm nghiên cứu đặc biệt là kiểm soát, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án Hợp tác; Đánh giá hiệu quả dự án.
Chính phủ cần tập trung chỉ đạo việc hình thành các định hướng chiến lược và chính sách hợp tác GMS làm cơ sở cho các Bộ, cơ quan liên quan tham gia hợp tác kinh tế GMS. Cần tăng cường các biện pháp tích cực, mạnh mẽ và cương quyết
101
nhằm khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trong Tiểu vùng GMS. Cụ thể là, Chính phủ sớm có chiến lược định hướng, kế hoạch tham gia hợp tác GMS, cụ thể hoá chiến lược 3C, lồng ghép chiến lược, kế hoạch tham gia GMS vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho giai đoạn từ nay đến năm 2020.
Các Bộ, cơ quan liên quan của Việt Nam dựa vào chức năng, nhiệm vụ được giao trong công tác quản lý ngành để hình thành các định hướng tham gia và xác định các hoạt động hợp tác của Việt Nam trong các lĩnh vực hợp tác Tiểu vùng GMS.
Thứ ba, tăng cường xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh, có thể đứng vững lâu dài và hoạt động thành công trong thị trường các nước GMS.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn tìm kiếm thị trường tại các nước GMS, mở rộng kinh doanh, tăng cường đầu tư sang các nước này nhưng lại khó duy trì, khó đứng vững được và cuối cùng họ lại phải quay về hoạt động ở Việt Nam vì họ phải gặp vô số các khó khăn nảy sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, và ngay cả khi kinh doanh có lợi nhuận vẫn khó có khả năng rút vốn về nước hoặc khó thu hồi vốn để tái đầu tư.
Do đó, để hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ cần tăng cường xúc tiến đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Chính phủ cần hình thành cơ chế khuyến khích đầu tư, tăng cường xúc tiến đầu tư sang các nước GMS để mở rộng thị trường ở các nước Lào, Campuchia, Mianma, tăng cường tìm kiếm cơ hội đầu tư sang các nước có tiềm lực kinh tế phát triển hơn trong GMS như Thái Lan, Trung Quốc. Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam bằng các phương thức phù hợp với thông lệ quốc tế và trong nước để các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng đứng vững tại các thị trường này. Tăng cường khuyến khích xuất khẩu hàng hoá mà Việt Nam có ưu thế hơn thị trường Thái Lan, Trung Quốc.
102
Thứ tư, tăng cường huy động vốn đầu tư.
Việt Nam cần phải tăng cường huy động vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng, cũng như củng cố và hoàn thiện về mặt thể chế hợp tác Tiểu vùng; thúc đẩy sự phối hợp giữa các bên liên quan từ Trung ương đến địa phương, giữa Chính phủ và khu vực tư nhân trong việc phát triển hành lang kinh tế.
Chính phủ Việt Nam cần hình thành cơ chế thông thoáng nhằm huy động các nguồn vốn của các Chính phủ, tổ chức quốc tế, khu vực tư nhân trong và ngoài nước phát triển cho các dự án hợp tác Tiểu vùng. Các Bộ ngành, cơ quan liên quan cần chủ động đưa ra các sáng kiến hợp tác và các dự án đầu tư nhằm tăng cường huy động nguồn vốn của ADB và các nhà tài trợ khác cho Việt Nam và Tiểu vùng để thúc đẩy phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng trong nước kết nối với Tiểu vùng GMS.
Thứ năm, ưu tiên lựa chọn các nội dung hợp tác khả thi, phát huy lợi thế của Việt Nam trong khu vực.
Để có thể nâng hợp tác GMS lên tầm cao mới, Việt Nam cần chủ trương đẩy mạnh hợp tác với các nước trong các lĩnh vực: Tạo điều kiện thuận lợi về giao thông, thương mại; Phát triển cân bằng và bền vững của các hành lang kinh tế; Bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu và đặc biệt, trong bối cảnh thiên tai lũ lụt xảy ra và gây hậu quả nặng nề đối với các nước Tiểu vùng, sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong vì sự phát triển chung của Tiểu vùng.
Bên cạnh đó, cần nâng cao công tác quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp cùng với bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, thúc đẩy nông nghiệp như là mấu chốt của tái tạo năng lượng khu vực nông thôn và hỗ trợ cung cấp các chuỗi sản phẩm kết hợp với chế biến sản phẩm nông nghiệp và buôn bán vùng biên.
103
Tiểu kết Chương 3
Việc phân tích và đánh giá hiện trạng hợp tác quốc tế GMS cũng như sự biến động của tình hình kinh tế thế giới, nhìn nhận ra những xu hướng hợp tác quốc tế đã góp phần xác định các giải pháp, định hướng để thúc đẩy phát triển GMS. Hợp tác GMS đã chứng tỏ là một sáng kiến có triển vọng phát triển tốt, có khả năng phát triển lâu dài trong tương lai. Để có thể hướng tới sự phát triển bền vững của khu vực này, các nước thành viên GMS cần phải đoàn kết hợp tác và xây dựng một cơ chế hoạt động hoàn chỉnh, nâng cao chất lượng hiệu quả.
Hợp tác quốc tế GMS tại Việt Nam đã thành công và chắc chắn sẽ mang lại kết quả to lớn cho Việt Nam trong tương lai. Bởi vậy, ngoài việc thực hiện những biện pháp chung, hướng theo định hướng chung cho tất cả các nước thành viên, Việt Nam cần phải tận dụng tối đa những lợi thế thuận lợi từ địa-chính trị, địa-kinh tế; đồng thời tiếp tục hoàn thiện chính sách và tạo điều kiện cho các Bộ ngành/cơ quan tích cực và chủ động hội nhập GMS, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển tại thị trường trong nước và trong khu vực.
104
KẾT LUẬN
Hợp tác quốc tế GMS là sáng kiến quan trọng, cần thiết, phù hợp với xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá. Hợp tác quốc tế GMS đã, đang và sẽ góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng. Sau 20 năm phát triển, trưởng thành, hợp tác kinh tế này đã chứng tỏ được vai trò quan trọng trong khu vực và thế giới; có khả năng thu hút sự tham gia của nhiều nhà tài trợ, nhiều đối tác ở mọi nơi trên thế giới.
Các hoạt động hợp tác trong Tiểu vùng không ngừng được mở rộng và phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nổi bật lên trong lĩnh vực hợp tác giao thông vận tải là tạo ra một hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông hoàn chỉnh và thống nhất, giúp liên kết giữa các nước trong Tiểu vùng. Chương trình hợp tác đã góp phần thúc đẩy hội nhập, tăng cường kết nối cơ sở hạ tầng, nâng cao tri thức nguồn nhân lực, tạo thuận lợi cho phát triển giao thông, thương mại, du lịch, năng lượng,.. Đặc biệt, một thành tựu quan trọng không thể không nhắc đến đó là việc xây dựng lòng tin và nhận thức chung của các nước đối với hợp tác Tiểu vùng. Cho đến nay, tất cả các thành viên Tiểu vùng đều bày tỏ thiện chí, ủng hộ và nhiệt tình đối với các hoạt động hợp tác. Đây là cơ sở, nền tảng cơ bản và quan trọng để hình thành, duy trì và phát triển các hợp tác trong Tiểu vùng.
Hợp tác phát triển Tiểu vùng sông Mekong mở rộng đang ngày càng nhận được sự quan tâm ủng hộ của cộng đồng quốc tế cũng như của chính các quốc gia tại Tiểu vùng. Những khó khăn, thách thức mà các bên tham gia phải đối mặt là không nhỏ. Song các vấn đề này có thể khắc phục và giải quyết từng bước. Bước vào thập kỷ mới 2012-2022, các nước GMS vẫn tiếp tục có những định hướng mới nhằm tăng cường và thúc đẩy sự phát triển toàn diện hơn nữa trong sự thành công của GMS.
Việt Nam đã tích cực tham gia từ đầu các chương trình hợp tác GMS và cũng thu được những lợi ích quan trọng từ hợp tác. Trong quá trình hoạt động, Việt Nam gặp nhiều khó khăn cũng như thuận lợi. Tuy nhiên, Việt Nam luôn xem GMS là thị
105
trường quan trọng với mình, biết tận dụng lợi thế địa chính trị, địa kinh tế, cơ cấu dân số trẻ, có tiềm năng để phát huy thế mạnh của mình trong khi triển khai các hoạt động hợp tác. Triển vọng tham gia của Việt Nam trong hợp tác quốc tế GMS là rất lớn, lâu dài và bền vững.
Có thể nói trong 20 năm qua, Hợp tác phát triển Tiểu vùng Mekong đã có những đóng góp quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các nước trong khu vực. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hợp tác Tiểu vùng Mekong lên xứng với tiềm năng và lợi thế của khu vực, trong giai đoạn tới, các nước Mekong cần tiếp tục tăng cường phối hợp, chính sách ở tầm vĩ mô, và tìm hướng đi thích hợp cho các cơ chế và khuôn khổ hợp tác. Về phần mình, Việt Nam luôn coi trọng các cơ chế hợp tác khu vực Mekong và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nước Mekong cũng như các đối tác phát triển để có những đóng góp tích cực và cụ thể hơn nữa, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, hoà bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.
106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. BVK tổng hợp, Ủy hội sông Mekong (MRC),
http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30690& cn_id=396953, 2/4/2010.
2. Chương trình hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS), http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr091019080134/nr091019081633/nr0 91023094106/nr091203090227/ns101228091909/view
3. Nguyễn Duy Dũng, Nguyễn Ngọc Hà (2010), “Sự phát triển của Tiểu vùng sông Mekong và vai trò của Nhật Bản”, Những vấn đề kinh tế và chính trị Thế Giới, (11), tr. 39-47.
4. Bích Diệp, Vốn vay của Nhật cho Việt Nam đạt kỷ lục trong 2 thập kỷ qua, http://dantri.com.vn/c76/s76-581123/von-vay-cua-nhat-cho-viet-nam-dat-ky- luc-trong-2-thap-ky.htm, 01/04/2012.
5. Thùy Dung, GMS thảo luận giai đoạn mới về hợp tác môi trường, http://www.thesaigontimes.vn/Home/xahoi/sukien/58004/, 26/7/2011. 6. Nguyên Đức, Hướng tới khu vực GMS thịnh vượng, hòa bình,
http://www.baodautu.vn/portal/public/vir/baivietkinhtedautu/repository/colla boration/sites%20content/live/vir/web%20contents/chude/kinhtedautu/doiso ngxahoi/32002bb27f000001017b631bcee621eb, 17/8/2012.
7. Đường cao tốc Côn Minh – Bangkok,
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_cao_t%E1 %BB%91c_C%C3%B4n_Minh-Bangkok
8. Bùi Trường Giang (2012), Hướng tới chiến lược FTA của Việt Nam: Cơ sở lý luận và thực tiễn Đông Á, tr. 98 – 99.
107
9. Bảo Hạnh, Xây đập thủy điện trên sông Mê Kông,
http://www.cwrpi.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id= 1207%3Axay-dap-thuy-dien-tren-song-me-kong-huy-hoai-mot-he-sinh-thai- &catid=3%3Atin-tai-nguyen-nc&Itemid=7&lang=vi, 19/10/2011.
10. Hội thảo quốc tế (9/2004), GMS: Những vấn đề cần nghiên cứu và hợp tác,
Hội An, Đà Nẵng.
11. Hội thảo quốc tế (7/2004), Hợp tác kinh tế khu vực: Chiến lược phát triển
EU-GMS, Chiangrai, Thái Lan.
12. Hội thảo quốc tế (11/2005), Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh –
Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và vai trò của tỉnh Lào Cai, Lào Cai.
13. Hội thảo quốc tế (2/2006), Hợp tác quốc tế GMS và hành lang kinh tế Đông
– Tây, Hà Nội.
14. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hạ nguồn Mekong - Mỹ,
http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/The-gioi/553190/hoi-nghi-bo-truong- ngoai-giao-ha-nguon-mekong--my.htm, 14/7/2012.
15. Đào Việt Hưng (10/2006), Trung Quốc trong hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam, Hà Nội.
16. Hoàng Viết Khang (2009), Hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mekong mở rộng: Hiện
trạng, định hướng và giải pháp, Luận án tiến sỹ kinh tế, Hà Nội.
17. Hoàng Viết Khang (2005), “Hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mekong mở rộng và sự tham gia của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (4), tr. 22-24.
18. Phạm Khắc (2009), Mekong ký sự, Nhà xuất bản Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh.
19. Chu Khang, Nước Myanmar đổi mới,
http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/BAICHU/2012/3/2C74B1AACFB562FD/ 30/03/2012.
108
20. Phương Linh, Phát triển bền vững du lịch Tiểu vùng sông Mê Kông,
http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/Du-lich/515232/phat-trien-ben-vung-du- lich-tieu-vung-song-me-kong.htm, 29/06/2011
21. Nguyễn Hồng Nhung (9/2006), “Hợp tác GMS trong việc nâng cao hiệu quả
sử dụng các hành lang kinh tế: Trường hợp hành lang kinh tế Đông – Tây và
Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng”, Viện kinh tế và chính trị thế
giới.
22. Nguyễn Hồng Nhung (2007), “Việt Nam trong hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng”, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, (5), tr.15-23. 23. Nguyễn Hồng Nhung (2010), “Vai trò của chính quyền địa phương trong
thực hiện các cam kết quốc gia về hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mekong mở rộng”, Những vấn đề kinh tế và chính trị Thế giới, (10), tr. 8-19.
24. Nguyễn Trần Quế (2007), Hợp tác phát triển Tiểu vùng Mekong mở rộng trong những điều kiện mới, Đề tài khoa học, Viện Kinh tế và chính trị thế giới, Hà Nội.
25. Nguyễn Trần Quế, Kiều Văn Trung (2001), Sông và Tiểu vùng Mê Kông: Tiềm năng và hợp tác phát triển quốc tế, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
26. Đỗ Tiến Sâm (2005), “Trung Quốc với việc tham gia hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, (5), tr.44-53 .
27. Trần Cao Thành (2008), “Hợp tác phát triển Tiểu vùng Mekong mở rộng và vai trò tác động xây dựng cộng đồng ASEAN”, Tạp chí nghiên cứu Đông
Nam Á, 6 (99), tr.17-24.
28. Trần Cao Thành (2006), “Khu vực Tiểu vùng Mekong: Một số nét khái quát và đặc điểm”, Nghiên cứu Đông Nam Á, (6), tr. 14-27.
109
30. Nguyễn Quang Trung (2009), “Mỹ thúc đẩy hợp tác với các nước Tiểu vùng Mekong”, Kiến thức Quốc phòng Hiện đại, (10), tr. 9-11.
31. Tố Uyên, Viễn cảnh kinh tế toàn cầu năm 2012-2013: Bài cuối: Năm 2013, kinh tế thế giới đi về đâu?
http://www.baotintuc.vn/128N20120620085807864T0/vien-canh-kinh-te- toan-cau-nam-2012-2013-bai-cuoi-nam-2013-kinh-te-the-gioi-di-ve-dau.htm, 20/6/2012.
32. Về sáng kiến hạ nguồn sông Mê Kông của Hoa Kỳ, http://biendong.net/su- kien/148-ve-sang-kien-ha-nguon-song-me-kong-cua-hoa-ky.html
33. Xây dựng Mê Kông thành dòng sông của đoàn kết và hội nhập,
http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/doi_ngoai/319480/xay-dung-me- kong-thanh-dong-song-cua-doan-ket-va-hoi-nhap.htm, 5/4/2010.
34. http://www.asean.or.jp/en/asean/know/statistics/2.html
Tiếng Anh
35. ADB (1992), Proceedings of the 1st Ministerial Conference on GMS, Manila