Tài liệu về hoạt động của Đoàn Thanh niên

Một phần của tài liệu Xác định thành phần và nội dung tài liệu hình thành trong hoạt động của Bộ Y tế cần nộp vào Trung tâm lưu trữ Quốc gia 3 (Trang 110)

III. NHÓM TÀI LIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẢNG, CÔNG ĐOÀN VÀ ĐOÀN THANH NIÊN

3.Tài liệu về hoạt động của Đoàn Thanh niên

3.1 Hồ sơ Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

3.2 Chương trình và báo cáo tổng kết công tác năm, nhiệm kỳ của Đoàn Thanh niên

3.3 Kế hoạch, báo cáo thực hiện triển khai các Nghị quyết và các cuộc vận động lớn của Đoàn Thanh niên

KẾT LUẬN

Bộ Y tế là một cơ quan của Chính phủ, có vai trò, vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tài liệu Phông lưu trữ Bộ Y tế là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong thành phần tài liệu Phông Lưu trữ quốc gia Việt Nam.

Xác định thành phần, nội dung tài liệu lưu trữ của cơ quan Bộ Y tế cần nộp vào Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3 là công việc quan trọng, cần thiết. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã khái quát nội dung, thành phần, giá trị của tài liệu Phông lưu trữ Bộ Y tế; vận dụng cơ sở lý luận vào thực tế tài liệu lưu trữ của Bộ. Từ đó xây dựng Danh mục tài liệu Phông lưu trữ Bộ Y tế cần nộp vào Lưu trữ lịch sử.

Danh mục này sẽ giúp cán bộ chuyên môn của các Vụ, Cục, Văn phòng, Thanh tra Bộ lựa chọn và giao nộp hồ sơ có giá trị vào lưu trữ; cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để Lưu trữ Bộ hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn đối với các đơn vị trực thuộc Bộ. Đồng thời giúp cán bộ Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3 có căn cứ thu thập đầy đủ hồ sơ, tài liệu thuộc thành phần giao nộp vào Lưu trữ cố định.

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến sau:

- Công tác xác định thành phần, nội dung tài liệu lưu trữ của một cơ quan, ngành cần nộp vào Lưu trữ cố định là một công việc khó khăn, phức tạp. Công việc này đòi hỏi người thực hiện phải có một cơ sở lý luận, thực tiễn vững và có sự phối kết hợp của các đơn vị chức năng trong cơ quan.

- Kết quả nghiên cứu phải được đánh giá khách quan và áp dụng trong thực tế công tác thu thập, giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ lịch sử.

- Bên cạnh những quy định về xác định giá trị tài liệu, thành phần, nội dung tài liệu lưu trữ cần nộp vào Lưu trữ cố định, chúng tôi thiết nghĩ các cơ quan có thẩm quyền cần đưa ra những quy định cụ thể về khen thưởng, các

chế tài xử lý vi phạm trong công tác lưu trữ nói chung, công tác lựa chọn và giao nộp tài liệu vào lưu trữ nói riêng. Điều này sẽ góp phần nâng cao tinh thần, ý thức tự giác của cán bộ, nhân viên và đưa công tác xác định thành phần, nội dung tài liệu lưu trữ của các cơ quan là nguồn nộp lưu vào Lưu trữ nhà nước đi vào nề nếp.

Có thể nói những vấn đề về công tác xác định thành phần, nội dung tài liệu được đề cập trong đề tài mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu. Nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới như: Xác định thành phần, nội dung tài liệu lưu trữ của một ngành cần nộp vào lưu trữ cố định. Tuy nhiên, do thời gian có hạn và kinh nghiệm bản thân nên luận văn không tránh khỏi sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô và đồng nghiệp.

Một lần nữa chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới các thầy cô giáo và cơ quan đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ chân tình của TS. Nguyễn Thị Liên Hương.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

NGƢỜI THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Xác định thành phần và nội dung tài liệu hình thành trong hoạt động của Bộ Y tế cần nộp vào Trung tâm lưu trữ Quốc gia 3 (Trang 110)