Tài liệu quản lý về bảo hiểm y tế:

Một phần của tài liệu Xác định thành phần và nội dung tài liệu hình thành trong hoạt động của Bộ Y tế cần nộp vào Trung tâm lưu trữ Quốc gia 3 (Trang 44 - 48)

- Tài liệu chỉ đạo về công tác bảo hiểm y tế

Ví dụ: Công văn số 6440/BTC-HCSN ngày 24/5/2006 của Bộ Tài chính về thanh toán kinh phí khám, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi

- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về phát triển sự nghiệp y tế

- Tài liệu về danh mục thuốc, vật tư tiêu hao

Ví dụ: Công văn số 105/BYT-BH của Vụ Bảo hiểm y tế Bộ Y tế về xây dựng danh mục vật tư y tế, tiêu hao vật tư y tế thay thế, các loại thuốc, chất phóng xạ dùng trong chẩn đoán, điều trị ung thư

- Tài liệu về chính sách viện phí, kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, biện pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế

Ví dụ: + Công văn số 138/BYT-BH ngày 10/5/2006 của Vụ Bảo hiểm y tế Bộ Y tế về đóng góp ý kiến dự thảo giá thu viện phí

+ Công văn số 2648/LĐTBXH- BHXH ngày 17/8/2006 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về góp ý cho sửa đổi bổ sung chế độ khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người nghèo

- Tài liệu chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở y tế thực hiện khám, chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người có thẻ bảo hiểm y tế

Ví dụ: Thông tư số 16/BYT- TT ngày 26/8/1994 về hướng dẫn tổ chức hợp đồng khám, chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế và phương hướng thanh toán bảo hiểm y tế

- Báo cáo tổng kết, đánh giá các hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm y tế Ví dụ:+ Báo cáo số 2/BC-BYT ngày 31/10/2005 của Bộ Y tế về tổng kết công tác năm 2005 và chương trình công tác năm 2006

+ Báo cáo số 1024/BC-BHXH ngày 24/3/2006 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về đánh giá tình hình thực hiện chế độ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ở Việt Nam

+ Báo cáo số 348/BC-BYT ngày 17/01/2006 của Bộ Y tế tổng kết đánh giá chính sách bảo hiểm y tế phục vụ xây dựng Dự án Luật bảo hiểm y tế

+ Báo cáo số 143/BC-BYT ngày 16/5/2006 của Vụ Bảo hiểm y tế Bộ Y tế về công tác tháng 5 năm 20006

1.3 GIÁ TRỊ CỦA TÀI LIỆU HÌNH THÀNH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ Y TẾ ĐỘNG CỦA BỘ Y TẾ

Tài liệu hình thành trong hoạt động của Bộ Y tế đóng một vai trò quan trọng, không thể thiếu trong thành phần Phông Lưu trữ quốc gia Việt Nam. Khối tài liệu này có giá trị trên nhiều mặt khác nhau như chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội v.v…Tuy nhiên trong giới hạn của luận văn, chúng tôi xin đi sâu nghiên cứu giá trị của tài liệu trên hai lĩnh vực: lịch sử, thực tiễn.

1.3.1 Giá trị lịch sử

Tài liệu lưu trữ luôn được sản sinh và phản ánh chân thực sự vật, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ. Tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động

của Bộ Y tế cũng vậy. Đây thực sự là một nguồn tư liệu quý giá, phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử. Để xây dựng những cuốn lịch sử ngành, cơ quan, địa phương có giá trị và chất lượng, cán bộ nghiên cứu phải sưu tầm, khai thác, lựa chọn nhiều nguồn tin khác nhau như: thông tin được tổng hợp trong các hồi ký, nhật ký; thông tin do trao đổi trực tiếp với người đã từng sống, chứng kiến sự kiện, hiện tượng đã từng xảy ra trong quá khứ; thông tin trong các xuất bản phẩm; trên phương tiện đại chúng hoặc qua mạng internet v.v... Song nguồn thông tin có độ tin cậy, chính xác nhất là tài liệu được hình thành trong hoạt động của chính cơ quan, đơn vị, địa phương. Thông qua việc khai thác, sử dụng hiệu quả tài liệu hình thành trong hoạt động của Bộ Y tế như: Tài liệu về thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy; tách, sáp nhập, giải thể các đơn vị tổ chức trực thuộc Bộ; tài liệu phản ánh hoạt động quản lý chuyên môn của Bộ như (công tác dược, y tế dự phòng, khám, chữa bệnh v.v...) cán bộ nghiên cứu có cơ sở, căn cứ pháp lý chân thực để biên soạn lịch sử ngành Y nói chung, cơ quan Bộ nói riêng. Công việc này đã giúp chúng ta có một bức tranh toàn cảnh về quá trình hình thành, tồn tại, phát triển và những đóng góp của Bộ Y tế trong suốt mấy chục năm qua. Qua đây nhiều đơn vị trực thuộc Bộ cũng có thể xác minh được ngày thành lập của cơ quan, đơn vị mình. Bên cạnh đó tài liệu lưu trữ còn giúp cán bộ làm công tác xác định giá trị tài liệu có những cứ liệu chuẩn xác để xây dựng "Bản lịch sử phông và lịch sử đơn vị hình thành phông Bộ Y tế" phục vụ cho công tác chỉnh lý tài liệu lưu trữ.

Ngoài ra, giá trị lịch sử của tài liệu lưu trữ Bộ Y tế còn thể hiện qua những bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Từ ngày thành lập đến nay Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng và đầu tư thích đáng cho công tác phòng chống dịch bệnh, tổ chức khám chữa bệnh, nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Sự quan tâm đó dành cho mọi đối tượng (người già, trẻ em, sản phụ, bộ đội, người nghèo, cán bộ v.v..) và trên nhiều mặt khác nhau (phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe sinh sản v.v...). Điều này được ghi lại tương đối đầy đủ trong các văn bản chỉ đạo về công tác y tế của các cơ quan cấp trên được gửi đến Bộ như:

- Chỉ thị số 34/2005/CT-TTg ngày 15/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung sức triển khai thực hiện đồng bộ có hiệu quả kế hoạch hành động khẩn cấp phòng, chống khi xảy ra dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người

- Chỉ thị 25/2004/CT-TTg ngày 29/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác kết hợp quân - dân y chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân và bộ đội trong giai đoạn mới

- Quyết định 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám và chữa bệnh cho người nghèo v.v...

Để thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách trên, Bộ Y tế đã chủ động tổ chức, quản lý, điều hành công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc Bộ. Việc làm này được thể hiện rõ qua hệ thống tài liệu do Bộ sản sinh. Đó là những hồ sơ hội nghị tổng kết thực hiện văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác y tế; kế hoạch, báo cáo hàng năm, nhiều năm; báo cáo tài chính; tiêu chuẩn kỹ thuật ngành Y v.v...Tất cả đều được ghi lại trong tài liệu lưu trữ. Những tài liệu đó không chỉ phản ánh sự quan tâm, chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta trong từng thời kỳ lịch sử mà còn để lại nhiều bài học vô cùng quý báu. Chẳng hạn thông qua những số liệu về tình hình dịch bệnh trong năm hoặc ở giai đoạn nhất định, cơ quan chức năng có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh một cách hiệu quả (như phòng bệnh viêm não nhật bản ở trẻ em; phòng, chống ngộ độc thực phẩm; phòng, chống cúm gia cầm H5N1 và đại dịch cúm ở người v.v...). Nhờ đó nhiều căn bệnh đã được khống chế, đẩy lùi và đảm bảo sức khỏe cho nhân dân.

1.3.2 Giá trị thực tiễn

Giá trị thực tiễn của tài liệu hình thành trong hoạt động của Bộ Y tế là một trong những giá trị cơ bản và nổi bật. Cũng như tài liệu của các Bộ, ngành khác, tài liệu Phông lưu trữ Bộ Y tế chủ yếu là tài liệu hành chính về công tác quản lý, chỉ đạo ngành và tài liệu chuyên môn như tài liệu điều chế, sản xuất, quản lý thuốc, nghiên cứu phòng bệnh, chữa bệnh v.v…Việc lựa

chọn, lưu giữ, bảo quản, tổ chức sử dụng tốt khối tài liệu này đã, đang và sẽ mang lại hiệu quả thiết thực đối với cuộc sống.

Thông qua việc khảo sát, nghiên cứu khối tài liệu lưu trữ phông Bộ Y tế, chúng tôi nhận thấy giá trị thực tiễn của tài liệu được thể hiện rõ ở một số điểm sau:

Một phần của tài liệu Xác định thành phần và nội dung tài liệu hình thành trong hoạt động của Bộ Y tế cần nộp vào Trung tâm lưu trữ Quốc gia 3 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)