Căn cứ vào nhóm tiêu chuẩn xuất xứ của tài liệu cụ thể là ý nghĩa cơ quan đơn vị hình thành phông, ý nghĩa tác giả, thời gian và địa

Một phần của tài liệu Xác định thành phần và nội dung tài liệu hình thành trong hoạt động của Bộ Y tế cần nộp vào Trung tâm lưu trữ Quốc gia 3 (Trang 63 - 69)

- Ba là thông tin trong tài liệu hình thành trong hoạt động của Bộ Y tế

2.2.4Căn cứ vào nhóm tiêu chuẩn xuất xứ của tài liệu cụ thể là ý nghĩa cơ quan đơn vị hình thành phông, ý nghĩa tác giả, thời gian và địa

NỘP VÀO TRUNG TÂM LƢU TRỮ QUỐC GIA 3 2.1 CƠ SƠ LÝ LUẬN

2.2.4Căn cứ vào nhóm tiêu chuẩn xuất xứ của tài liệu cụ thể là ý nghĩa cơ quan đơn vị hình thành phông, ý nghĩa tác giả, thời gian và địa

nghĩa cơ quan đơn vị hình thành phông, ý nghĩa tác giả, thời gian và địa điểm hình thành tài liệu. Căn cứ này sẽ giúp chúng ta lựa chọn tài liệu có giá trị thông tin, độ tin cậy và tính pháp lý cao.

Ý nghĩa cơ quan đơn vị hình thành phông thể hiện rõ vai trò, vị trí của Bộ Y tế trong bộ máy quản lý nhà nước. Bộ là một cơ quan có vị trí, vai trò quan trọng trong trong bộ máy quản lý nhà nước. Tài liệu hình thành trong hoạt động của Bộ Y tế đều phản ánh quá trình hoạt động, phát triển và tầm quan trọng, vị trí của Bộ trong hệ thống các cơ quan nhà nước. Vì vậy tài liệu do Bộ sản sinh là một nguồn bổ sung có ý nghĩa hàng đầu cho thành phần tài liệu Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam. Do đó khi lựa chọn tài liệu lưu trữ của cơ quan Bộ cần nộp vào Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3, chúng ta phải chú ý, quan tâm đặc biệt đến tài liệu phản ánh chức năng, nhiệm vụ chuyên môn, đặc

thù của Bộ và tỉ lệ tài liệu được lựa chọn ở đây sẽ cao hơn so với các cơ quan khác trong cùng hệ thống.

Tác giả tài liệu là cơ quan, tổ chức, cá nhân sản sinh ra văn bản. Trong thành phần tài liệu của một phông lưu trữ cơ quan thường gồm tài liệu của nhiều tác giả khác nhau. Tác giả tài liệu có thể chia thành hai nhóm:

- Một là do chính cơ quan sản sinh. - Một là do các cơ quan khác gửi đến.

Đối với phông lưu trữ cơ quan khi căn cứ vào tác giả tài liệu để xác định thành phần, nội dung tài liệu cần nộp vào Lưu trữ cố định phải chú ý đến vai trò, ý nghĩa của cơ quan sản sinh ra tài liệu. Thông thường cơ quan có vai trò, vị trí, ý nghĩa quan trọng thì tài liệu do cơ quan đó sản sinh sẽ có giá trị cao. Trong một phông lưu trữ cơ quan tài liệu có giá trị cao thường là tài liệu do chính cơ quan hình thành phông lưu trữ sản sinh. Sau đó mới xét đến tài liệu do cấp trên gửi xuống để chỉ đạo, hướng dẫn công tác; tài liệu do cấp dưới gửi lên để báo cáo kết quả hoạt động và tài liệu do các cơ quan hữu quan gửi tới để trao đổi công tác.

Căn cứ vào ý nghĩa tác giả, trước hết chúng tôi chú trọng lựa chọn khối tài liệu do Bộ Y tế sản sinh nhằm chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác y tế. Đó là chỉ thị, quyết định, thông tư và kế hoạch, báo cáo công tác năm, hàng năm, báo cáo chuyên đề và một số văn bản khác về quản lý thuốc, công tác khám, chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, tiêu chuẩn nghiệp vụ, hợp tác quốc tế v.v...

Ví dụ: "Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ Y tế về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2000"

"Chỉ thị, công văn của Bộ Y tế về quản lý thuốc năm 1997" "Tài liệu về ngân sách của Bộ năm 2000"

"Hồ sơ kiểm, thanh tra công tác tài chính tại Bộ Y tế và các đơn vị trực thuộc năm 2001"

Bên cạnh việc lựa chọn tài liệu do Bộ Y tế sản sinh, chúng tôi cũng cân nhắc lựa chọn tài liệu do các cơ quan cấp trên, hữu quan gửi đến mà nội dung

của nó thuộc về đường lối, chủ trương, chính sách, chỉ đạo, hướng dẫn các mặt hoạt động liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ.

Ví dụ: "Pháp lệnh, nghị định, thông tư, công văn của Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng, Bộ Y tế quy định danh hiệu danh dự nhà nước, nhà giáo, thầy thuốc"

"Tập tài liệu của Bộ Thương mại, Bộ Khoa học công nghệ môi trường, Bộ Y tế, Cục Thú y, Cục Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm về nhập khẩu thực phẩm từ EU năm 1999"

"Thông tư, công văn của Bộ Văn hóa - Giáo dục, Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ về đẩy mạnh công tác phòng chống HIV/AIDS năm 1993"

Ngoài ra, đối với tài liệu của các sở, bệnh viện, tỉnh, khu, các đơn vị trực thuộc có nội dung phản ánh các hoạt động y tế ở địa phương, cơ quan, đơn vị cấp dưới giúp Bộ Y tế nắm được mọi mặt hoạt động ở các địa phương, cơ quan và tổng hợp công tác y tế trong toàn ngành cũng được chúng tôi cần nhắc lựa chọn, bảo quản ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3.

Ví dụ: "Báo cáo của Vụ Quản lý sức khỏe và một số đơn vị thuộc Bộ về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh"

"Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 1991 của ngành đường sắt, viện, bệnh viện thuộc Bộ"

"Báo cáo công tác y tế của các tỉnh miền núi năm 1971"

Những hồ sơ trên không chỉ phản ánh chân thực, cụ thể đặc điểm tình hình, kết quả hoạt động y tế của các Ty, Sở y tế, các địa phương mà còn giúp Bộ Y tế tổng hợp tình hình, đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra tồn tại, nguyên nhân và đưa ra phương hướng công tác đối với ngành, Bộ trong thời gian tới. Chẳng hạn qua "Báo cáo công tác y tế của các tỉnh miền núi" đã cho chúng ta thấy rõ đặc điểm, tình hình thực hiện nhiệm vụ và những nhận xét, đánh giá về công tác y tế của các Ty Y tế. Nhìn chung, các địa phương đã hoàn thành nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến, thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng dịch, chữa bệnh cho nhân dân. Thông qua một vài số liệu trong Báo cáo 468/YT - BC ngày 16/12/1971 của Ty Y tế Yên Bái, chúng ta có thể thấy

được những đóng góp, thành tựu của tỉnh Yên Bái trên lĩnh vực phòng chống dịch, tổ chức khám và chữa bệnh:

Tên dịch bệnh Năm 1971 Năm 1970

Mắc Chết Mắc Chết

Bại liệt 1 0 0 0

Bạch hầu 3 3 0 0

Thương hàn 6 0 0 0

Sốt rét lâm sàng 8. 500 0 10. 055 2

Hội viên não 18 3 42 20

Viên gan siêu vi trùng 58 0 53 1

Cúm 3. 376 0 20. 061 3 Ho gà 632 2 1. 004 2 Quai bị 2. 306 0 63 0 ỉa chảy 2. 410 4 1. 619 4 Kiết lỵ 758 2 480 0 Đau mắt đỏ APC 289 0 0 0 Nghi chó dại cắn 48 0 90 6

"Về giường bệnh: kế hoạch năm 1971 tăng 45 giường đã thực hiện được, đặc biệt là trong năm đã khai trương nhà điều dưỡng cán bộ. Tổng số giường hiện có 350 giường (20 giường điều dưỡng, 330 giường điều trị), phân phối cho các chuyên khoa như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội: 105 giường Ngoại: 35 giường Sản: 53 giường Nhi: 63 giường Lây: 20 giường Lao: 20 giường Răng hàm mặt: 2 giường

Đông y: 14 giường Tai mũi họng: 6 giường Thần kinh: 6 giường"

Mặc dù trên đây chỉ là những con số thông thường nhưng xét trong thời điểm sản sinh ra tài liệu - năm 1971 thì những số liệu này nói riêng, tài liệu trong "Báo cáo công tác y tế của các tỉnh miền núi" nói chung lại có giá trị vô cùng to lớn. Đây là minh chứng cho sự lãnh đạo sáng suốt, kịp thời của Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế, sự nỗ lực phấn đấu, tinh thần vượt khó của cán bộ ngành Y, y tế các tỉnh miền núi. Qua đây cũng để lại nhiều bài học quý báu về chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác vệ sinh phòng dịch, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Vì vậy hồ sơ này cần được lựa chọn bảo quản trong Lưu trữ lịch sử.

Thời gian và địa điểm hình thành tài liệu cũng là một trong những căn cứ cơ bản được vận dụng để lựa chọn tài liệu lưu trữ trong một phông lưu trữ bất kỳ cần nộp vào Lưu trữ lịch sử.

Vận dụng căn cứ này trong lựa chọn tài liệu Phông lưu trữ Bộ Y tế cần nộp vào Lưu trữ nhà nước, chúng tôi tập trung lựa chọn những tài liệu được sản sinh ở những thời điểm lịch sử như giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong những năm đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc. Chẳng hạn đối với "Công văn, thông báo, giấy báo tử đối với cán bộ ngành Y tế hy sinh, mất tích trong chiến tranh năm 1972"

Mặc dù hồ sơ chỉ là những văn bản hành chính thông thường song nó lại có giá trị về nhiều mặt. Đây là những công văn, thông báo, giấy báo tử đối với cán bộ y tế đã hy sinh, mất tích trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm để giành độc lập dân tộc. Nó là những tài liệu quý, không chỉ phản ánh chân thực những thành tích, đóng góp của ngành Y tế trong chiến tranh, phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử dân tộc, Ngành mà đây còn là những tư liệu quý để gia đình các cán bộ, nhân viên y tế chứng minh cho những đóng góp của người thân trong kháng chiến đồng thời giúp cho các cơ quan chức năng giải quyết chế độ, chính sách đối với các thân nhân của cán bộ y tế đã hy sinh.

Hoặc qua một vài số liệu dưới đây trong "Danh sách cán bộ y tế chi viện cho miền Nam năm 1973"

"Ở Nam Bộ gồm Bác sĩ: 13 người Y sĩ: 15 người

Xét nghiệm trung cấp: 8 người Dược sĩ cao cấp: 8 người Dược sĩ trung cấp: 42 người Khu 5 gồm: Bác sĩ: 6 người

Y sĩ: 20 người

Xét nghiệm trung cấp: 11 người Dược sĩ cao cấp: 5 người

Dược sĩ trung cấp: 5 người Chi viện cho miền Nam

trong năm 1973

Bác sĩ: 400 người

Dược sĩ cao cấp: 70 người Dược sĩ trung cấp: 350 người

Y sĩ chuyên khoa và đa khoa: 1900 người"

đã cho chúng ta thấy rõ hơn lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng chiến đấu, quyết tâm giành độc lập, thống nhất của dân tộc Việt Nam nói chung, cán bộ ngành Y tế nói riêng. Vì vậy theo chúng tôi những hồ sơ này cũng cần được lựa chọn và bảo quản trong các kho Lưu trữ nhà nước.

Hoặc đối với "Báo cáo công tác chi viện cho B - C từ năm 1968 đến 1970" Đây là một báo cáo được hình thành trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước và có liên quan đến những chiến trường ác liệt đã để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử Việt Nam: Đó là chiến trường B (miền Nam) và C (nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào). Báo cáo đã khẳng định "nhờ có chủ trương của Trung ương Đảng, Chính phủ, sự lãnh đạo của Đảng đoàn Bộ và sự nhiệt tình, lo lắng giúp đỡ của các trường, đơn vị và địa phương, chúng ta đã chi viện cho B hàng nghìn cán bộ y tế các loại, đã góp phần cho miền Nam xây dựng được ngành dân y tương đối hoàn chỉnh và hệ thống từ tỉnh đến xã, ấp, bảng, buông". Không chỉ chi viện cho miền Nam, chúng ta còn giúp đỡ

Lào trên nhiều lĩnh vực trong đó có công tác y tế. Từ năm 1965 đến 1970: "chúng ta đã điều động hàng trăm cán bộ y tế các loại đi Lào và đã giúp bạn xây dựng được ngành dân y từ trung ương đến tỉnh, huyện, v.v…; công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch bước đầu vận động nhân dân có ý thức ăn, uống, ở có vệ sinh, vận động phòng dịch tiêm chủng có một số nơi làm tốt; công tác chữa bệnh đã xây dựng được bệnh viện trung ương 50 giường, mỗi tỉnh đều có bệnh viện - bệnh xá 30 - 50 giường, ở huyện có bệnh viện 20 - 30 giường và một số xã có trạm y tế 5 - 10 giường"

Bên cạnh đó, Báo cáo cũng đề ra phương hướng và yêu cầu chi viện cho B, C trong những năm 1970 cho đến 1973. Đối với C là "tăng cường chất lượng cán bộ có trình độ tổ chức, quản lý để giúp bạn ở cấp trung ương, tỉnh và huyện. Ở bệnh viện trung ương, trường y sĩ, xí nghiệp dược phẩm trung ương tăng cường chất lượng cán bộ, trình độ chuyên môn vững giúp các khoa nội, ngoại, điện quang, sinh hoá ở bệnh viện trung ương, cán bộ giảng dạy ở trường y sĩ tỉnh, cán bộ có năng lực sản xuất ở xí nghiệp dược phẩm trung ương". Đối với chiến trường miền Nam phải "vừa tăng số lượng các loại cán bộ, vừa tăng cường chất lượng về tổ chức lãnh đạo và chuyên môn. Phấn đấu đến năm 1970 - 1971 mỗi tỉnh có 6 - 7 bác sĩ, 1 dược sĩ cao cấp, 2 - 3 dược sĩ trung cấp, có các cán bộ chuyên khoa trung cấp xét nghiệm, răng hàm mặt, tai mũi họng, mắt; mỗi huyện tối thiểu có 1 bác sĩ, 1 dược sĩ trung cấp và 3 - 4 y sĩ"

Thông qua những nội dung trên, chúng ta thấy rõ hơn sự quan tâm, giúp đỡ, chi viện của ngành Y về cán bộ cho B, C, giúp đỡ hai chiến trường hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu và sản xuất. Đồng thời cũng thấy được sự cố gắng, nỗ lực của nhân dân, cán bộ y tế nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào và miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy gian khổ. Có thể nói hồ sơ này gắn với lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt và sự giúp đỡ, hợp tác với các nước Đông Dương - Cụ thể là Lào trên lĩnh vực y tế. Đây là sự giúp đỡ hết sức quý báu, chân tình. Việc lựa chọn và nộp hồ sơ vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia là đúng đắn, cần thiết.

Một phần của tài liệu Xác định thành phần và nội dung tài liệu hình thành trong hoạt động của Bộ Y tế cần nộp vào Trung tâm lưu trữ Quốc gia 3 (Trang 63 - 69)