1.3.1. Khái niệm
Có rất nhiều quan điểm và cách đánh giá khác nhau về giá trị thương hiệu:
Giá trị thương hiệu là tổng hoà các mối liên hệ và thái độ của khách hàng và các nhà phân phối đối với một thương hiệu. Nó cho phép công ty đạt lợi nhuận và doanh thu lớn hơn từ sản phẩm so với trường hợp không có thương hiệu. Điều này giúp cho thương hiệu trở nên có thế
mạnh, ổn định và lợi thế khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. (Marketing Science Institute)
Giá trị thương hiệu là phần giá trị tăng thêm cho công ty và khách hàng của sản phẩm được gắn thương hiệu đó. (Peter Farquhar, Claremont Granduate School)
Giá trị thương hiệu là một tập hợp các tài sản mang tính vô hình gắn liền với tên và biểu tượng của một thương hiệu, nó góp phần làm tăng thêm (hoặc giảm ) giá trị của một sản phẩm hoặc một dịch vụ đối với công ty và khách hàng của công ty. Các thành phần chính của tài sản này gồm có: Sự nhận biết vể tên thương hiệu; Lòng trung thành với thương hiệu; Chất lượng được cảm nhận; Các liên hệ về thương hiệu. (David Aaker, University of California at Berkeley)…..
Theo như một giám đốc thương hiệu của một trong những công ty sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất nước Mỹ nói về tầm quan trọng của thương hiệu mạnh: “ Nếu tất cả các văn phòng nhà xưởng sản xuất đều bị cháy trong một đêm thì chỉ trong một ngày, họ đã có thể tái thiết lại hàng triệu đôla vốn đầu tư. Giữa đống đổ nát, thương hiệu vẫn là thứ giữ được giá trị phi thường của nó và một đám cháy hay một vụ nổ đều không thể phá hoại nó được”. Như vậy, giá trị thương hiệu có một sức mạnh rất lớn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Thương hiệu có thể giúp cho công ty vượt qua mọi khó khăn thách thức và nó là rào cản cho các công ty khác muốn ra nhập thị trường.