Các công ty biết rằng không thể tách rời những quyết định về thị trường mục tiêu với những quyết định về tính cạnh tranh bởi hai loại quyết định này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi quyết định lựa chọn một phân đoạn khách hàng nào đó, ít nhất công ty phải xác định được một cách rõ ràng tình hình cạnh tranh trong phân đoạn này bởi lẽ hoàn toàn có thể có những công ty cũng đã hoặc đang dự kiến chiếm lĩnh phân đoạn này. Không những thế, công ty cần phải xác định và nhận diện đối thủ cạnh tranh là những sản phẩm có khả năng thay thế khác. Khi chúng ta luôn để ý tới đối thủ cạnh tranh ngay cả những đối thủ mà chúng ta thường không chú ý tới. Càng nắm rõ những gì đang diễn ra bên ngoài thị trường, bạn sẽ càng dễ nhận ra những cơ hội để phát triển những sản
phẩm mới hay cách thức để làm mới hình ảnh thương hiệu của mình. Chúng ta có thể tìm thấy ở đó vị trí quảng cáo đắc địa, những đối tác xúc tiến thương mại và thậm chí chúng ta có thể thu được những thành công nhờ việc thường xuyên phân tích các bài tập về đối thủ cạnh tranh. Chính những điều này sẽ giúp cho chúng ta củng cố tư duy chiến lược của mình.
Khi chúng ta luôn để ý tới đối thủ cạnh tranh thì nó cũng giúp cho ta có được những cách nhận diện đối thủ cạnh tranh trước khi bị họ phá hoại mất thương hiệu của chúng ta và khiến cho chúng ta ở trong trạng thái bị động, không thể đối phó đựơc. Do vậy dù kinh doanh theo kiểu nào thì chúng ta cũng phải thường xuyên quan tâm tới bối cảnh kinh doanh, tới những đối thủ cạnh tranh hiện tại và tương lai và sẵn sang tiếp thu những thông tin mới về các đối thủ cạnh tranh.