Những thách thức về công tác cán bộ của ĐHQGHN hiện nay:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân lực khoa học công nghệ của Đại học Quốc gia Hà Nội thông qua đổi mới cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ (Trang 69)

- Phạm vi điều động, luân chuyển

3.1 Những thách thức về công tác cán bộ của ĐHQGHN hiện nay:

ĐHQGHN là đơn vị có đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo và mạnh nhất trong hệ thống các trường đại học của cả nước, có nhiều nhà khoa học đầu ngành, đầu đàn có uy tín lớn ở trong và ngoài nước; Tuy nhiên công tác cán bộ còn rất nhiều những thách thức như:

- Cơ cấu đội ngũ bất hợp lý: tỷ lệ CBKH (GV và NCV)/ CB hành chính, phục vụ chưa cân đối theo hệ thống tổ chức; chất lượng đội ngũ CBKH giữa các lĩnh vực khoa học; lứa tuổi và giới tính … (Bảng 3)

- Do chưa làm tốt công tác quy hoạch nên có sự hẫng hụt về đội ngũ. CBKH trình độ cao ngày càng giảm dần do đến tuổi nghỉ hưu, đội ngũ kế cận chưa thể đáp ứng yêu cầu làm nòng cốt trong đào tạo và NCKH. Tuổi bình quân của đội ngũ CBKH ở mức cao, nhất là trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

- Việc tuyển dụng và thu hút CBKH có trình độ cao còn rất hạn chế, tỷ lệ tăng hàng năm thấp. Đội ngũ CBKH đầu ngành giảm dần, trong khi đội ngũ kế cận chưa thể đảm đương công việc để có thể thay thế. Đây là một nguy cơ đang đe doạ đối với hầu hết các ngành, chuyên ngành hiện nay.

- Đội ngũ CBKH tuy giỏi về giảng dạy và nghiên cứu cơ bản nhưng lại chưa mạnh về giảng dạy và nghiên cứu ứng dụng, nhất là ở những ngành, chuyên ngành xã hội đang cần.

- Nhiều GV do quá tải với việc giảng dạy mà ít tham gia nghiên cứu, ít có cơ hội tự học tập, bồi dưỡng cập nhật tri thức khoa học và phương pháp giảng dạy hiện đại, đặc biệt ít có điều kiện và cơ hội làm việc trong môi trường quốc tế, nên khả năng đáp ứng yêu cầu đổi mới còn nhiều hạn chế, bất cập.

- Đội ngũ CBQL được bổ nhiệm, phần lớn chưa được quy hoạch, chưa được ĐT-BD kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ quản lý. Do đó, công tác bổ nhiệm CBQL vẫn còn bị động, lúng túng, dẫn đến chất lượng cán bộ được bổ nhiệm chưa cao.

- Một bộ phận không nhỏ CBQL chuyên môn còn yếu cả về năng lực, kiến thức và kinh nghiệm quản lý; số ít cán bộ còn thiếu tự tin, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên.

- Một bộ phận chuyên viên làm việc trong các bộ phận quản lý hành chính (phòng, ban chức năng) chưa được chuyên nghiệp hoá, năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác tham mưu giúp việc, chưa đủ khả năng độc lập xử lý công việc.

- Công tác tuyển dụng, sử dụng, chính sách đãi ngộ còn khá nhiều bất cập so với yêu cầu mới của sự tồn tại và phát triển ĐHQGHN, trong điều thách thức về NNL chất lượng cao ở hầu hết các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội đều trở nên gay gắt;

- Chưa năng động, sáng tạo trong việc huy động các nguồn lực để thực hiện công tác quy hoạch ĐT-BD cán bộ. Nguồn kinh phí rất hạn hẹp từ

trình, nội dung hiện đại;

- Công tác quy hoạch CBQL còn khá mới mẻ, nên việc giới thiệu nguồn còn dè dặt, nhiều đơn vị chưa thực hiện đầy đủ các khâu của quy hoạch, có đơn vị thực hiện còn mang tính hình thức; vẫn có tình trạng “quy hoạch treo” ở một số đơn vị;

- Công tác tạo nguồn chưa gắn với công tác quy hoạch, do đó nguồn quy hoạch hạn chế, nhất là nguồn cán bộ trẻ (dưới 40 tuổi) còn rất ít; tỷ lệ cán bộ nữ được quy hoạch rất thấp (hầu hết chỉ khoảng 10-15%);

- Công tác quy hoạch còn khép kín, chủ yếu nguồn quy hoạch tại chỗ, do đó, nguồn cán bộ hạn chế, việc thu hút cán bộ chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả;

- Công tác quy hoạch chưa gắn với ĐT-BD cán bộ; việc luân chuyển cán bộ còn nhiều bất cập, chưa tạo được môi trường để CBQL rèn luyện, thử thách, chất lượng cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân lực khoa học công nghệ của Đại học Quốc gia Hà Nội thông qua đổi mới cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)