Quản lý phát triển nhân lực KH&CN thông qua các chính sách đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, và tự đào tạo ở ĐHQGHN

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân lực khoa học công nghệ của Đại học Quốc gia Hà Nội thông qua đổi mới cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ (Trang 55 - 64)

- Đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) hầu hết chưa được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp, kinh nghiệm

2.2.3.2.1. Quản lý phát triển nhân lực KH&CN thông qua các chính sách đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, và tự đào tạo ở ĐHQGHN

sách đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, và tự đào tạo ở ĐHQGHN

Đào tạo là quá trình cung cấp các kiến thức, hoàn thiện các kỹ năng, rèn luyện các phẩm chất nghề nghiệp cho người lao động trong tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình thực hiện công việc của họ ở cả hiện tại và tương lai.

Đào tạo và phát triển nhân sự là một trong bốn nội dung cơ bản của quản trị nhân lực. Trong quá trình đào tạo, người lao động sẽ được bù đắp những thiếu hụt trong học vấn, được truyền đạt những khả năng và kinh nghiệm thiết thực trong lĩnh vực chuyên môn, được cập nhật hoá kiến thức và mở rộng tầm hiểu biết để hoàn thành tốt những công việc được giao.

Đào tạo và phát triển nhân sự từ lâu đã được xem là yếu tố cơ bản nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Nhu cầu đào tạo và phát triển nhân sự trong các tổ chức tăng nhanh cùng với sự phát triển của hợp tác và cạnh tranh quốc tế, của khoa học công nghệ tiên tiến, của sự bùng nổ thông tin toàn cầu, và những áp lực về kinh tế, xã hội.

Xuất phát từ quan điểm coi nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu, vì vậy công tác đào tạo-bồi dưỡng cán bộ, GV là một trong những nhiệm vụ cơ bản mà tất cả các cơ sở đào tạo đều quan tâm. Nhiều năm qua,

ĐHQGHN đã ưu tiên đầu tư cho công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

2.2.3.2.1.1. Về nội dung đào tạo, bồi dưỡng ở ĐHQGHN

Có thể phân loại nội dung đào tạo bồi dưỡng ở ĐHQGHN trong những năm qua thành 5 nội dung sau đây: 1) ĐT BD lý luận chính trị, an ninh quốc phòng; 2) ĐT BD theo ngạch, bậc; ĐT BD theo chuyên môn nghiệp vụ; ĐT BD nâng cao và chuẩn bằng cấp chuyên môn (ThS, TS…); ĐT BD ngoại ngữ, tin học.

 Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, an ninh quốc phòng: Hàng năm, ĐHQGHN đều cử cán bộ thuộc diện cán bộ nguồn tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị (sơ cấp, trung cấp, cao cấp) do Học viện Hành chính – Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức; ngoài ra, ĐHQGHN thường xuyên tổ chức các khoá nhận thức về Đảng, Đảng viên mới cho hàng trăm cán bộ, viên chức của ĐHQGHN. Bắt đầu từ năm 2009, nhằm thực hiện chỉ thị 12/CT của Bộ chính trị về tăng cường lãnh đạo của Đảng về quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; Nghị định 116/2007/ND-CP về giáo dục quốc phòng an ninh của Chính phủ ngày 10/7/2007; Thông tư 182/2007/TTLT-BQP-BCT ngày 4/12/2007, ĐHQGHN đã có chủ trương, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho toàn thể cán bộ, viên chức của ĐHQGHN và coi đó là nội dung đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc kể từ 2010.

 Đào tạo, bồi dưỡng theo ngạch, bậc: Đây là nội dung bắt buộc đối với viên chức sự nghiệp nhà nước. Hàng năm, ĐHQGHN đều phối hợp với Học viện Hành chính tổ chức các khoá bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, chuyên viên chính cho khoảng 70-80 cán bộ, viên chức thuộc ngạch chuyên viên và tương đương. Đặc biệt, trong những năm gần đây, cùng với số lượng viên chức tuyển mới ngày một tăng, hình thức đào tạo, bồi dưỡng này ngày càng được quan tâm và tổ chức định kỳ hàng năm.

 Đào tạo, bồi dưỡng theo chuyên môn, nghiệp vụ: đây là hình thức đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí công việc được giao, theo cách tiếp cận mới của

viên chức của ĐHQGHN được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng trong nghiệp vụ của mình. Đối với cán bộ khoa học, đó là kỹ năng giảng dạy, kỹ năng sư phạm, kỹ năng xây dựng chương trình, bài giảng, giáo trình, kỹ năng viết bài báo khoa học, kỹ năng quản lý dự án.... Đối với cán bộ quản lý, phục vụ, đó là kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng quản lý thời gian và các nội dung phù hợp với đặc thù từng công việc được giao.

 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nâng cao và chuẩn bằng cấp, trình độ chuyên môn: Sau khi ban hành Quyết định 1955/QĐ-TCCB, các đơn vị thuộc ĐHQGHN đều đã có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên để chuẩn trình độ tiến sĩ; mặt khác đối với cán bộ ngạch khác như chuyên viên, kế toán viên... ĐHQGHN cũng khuyến khích cán bộ tiếp tục học để nâng cao trình độ chuyên môn.

 Đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học:

Về ngoại ngữ:

Cán bộ tự học thêm ngoài giờ tại các trung tâm đào tạo ngoại ngữ và tự túc kinh phí. Đây là cách thức học ngoại ngữ phổ biến. Ngoài ra, có một số đơn vị hỗ trợ thêm kinh phí cho cán bộ tự thu xếp học ngoài giờ.

Đơn vị tổ chức học và hỗ trợ kinh phí hoàn toàn. Cách thức tổ chức này không phải thường xuyên và liên tục, tuỳ theo khả năng tài chính và chủ trương của lãnh đạo đơn vị về tầm quan trọng của đào tạo ngoại ngữ. Gần đây để tiến tới chuẩn hóa; hiện đại hoá công tác cán bộ, ĐHQGHN cũng đã thường xuyên tổ chức các lớp học ngoại ngữ ở nhiều trình độ cho các cán bộ của ĐHQGHN hay như các lớp học ngoại ngữ cho các cán bộ trên 40 tuổi của Trường ĐH KHXH&NV....

Các dự án nước ngoài giúp đào tạo ngoại ngữ, tuy số lượng không nhiều nhưng rất có hiệu quả và chất lượng vì được đào tạo tại nước ngoài là môi trường tốt để học ngoại ngữ như các lớp học ngoại ngữ của Ford Foundation...

- Phần lớn là tự học (tự thu xếp thời gian và kinh phí). Một vài đơn vị có mở lớp ngắn ngày ngay tại cơ quan nhưng cũng rất hạn chế như các lớp bồi dưỡng về kỹ năng sử dụng các phương tiện giảng dạy hiện đại ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn...Đối với chuyên môn đòi hỏi vi tính ở trình độ cao, một số đơn vị có cử một vài người đi đào tạo tại các trung tâm, trường. Số này về sau trở thành người hướng dẫn cho những đồng nghiệp khác trong cơ quan.

2.2.3.2.1.2. Về hình thức đào tạo, bồi dưỡng:

Có thể phân loại hình thức đào tạo, bồi dưỡng ở ĐHQGHN qua theo các dạng như sau: 1)Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài; 2) Đào tạo bồi dưỡng ở trong nước; 3) Đào tạo, bồi dưỡng thông qua công việc (training on job). Hình thức 1 và 2 có thể bao gồm cả nội dung đào tạo để nâng cao và chuẩn trình độ chuyên môn, đào tạo bồi dưỡng thông qua tham dự các hội thảo, hội nghị, khoá tập huấn ngắn hạn; Hình thức 3 là hình thức bắt buộc đối với mọi viên chức mới (mỗi viên chức mới đều được 1 viên chức cũ hướng dẫn, đào tạo bồi dưỡng trong thời gian thử việc).

2.2.3.2.1.3. Về công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng

Trong những năm gần đây, đào tạo, bồi dưỡng luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Ngân sách đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn trong nước của ĐHQGHN trung bình khoảng 700-800 triệu đồng/năm trong khoảng 4,5 năm trở lại đây. Ngoài ra, ĐHQGHN còn có rất nhiều nguồn đào tạo, bồi dưỡng khác từ các dự án TRIG, PUF, 16+23... và nhiều nguồn học bổng, tài trợ khác cho cán bộ được đi đào tạo bồi dưỡng dưới mọi hình thức như Fulbright, VEF, 322, Quỹ hỗ trợ nghiên cứu châu Á....

Hàng năm, các đơn vị tự thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng tại đơn vị mình hoặc trình đề án để ĐHQGHN phê duyệt, cấp kinh phí đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.

Bảng 6: Số lượng cán bộ được cử đi đào tạo giai đoạn 2004 - 2008 Nguồn: Ban TCCB, ĐHQGHN Năm/ Loại hình 2004 2005 2006 2007 2008 Tiến sỹ 33 10 23 37 42 Thạc sỹ 84 38 57 93 81 0 20 40 60 80 100 2004 2005 2006 2007 2008

Biểu đồ 3: Số cán bộ đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ

ĐT Tiến sỹ ĐT Thạc sỹ

Bảng 7. Thống kê công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ

Nguồn: Ban TCCB, ĐHQGHN

Năm 2004 2005 2006 2007 2008

ĐTBD trong nước 1.122 957 2.146 788 1.157

0 500 1000 1500 2000 2500 2004 2005 2006 2007 2008

Bi?u đ? 4: S? cán b? tham gia đào t?o, b?i dư?ng

ĐT trong nư?c ĐT nư?c ngoài

Kết quả điều tra Đề tài Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ trong các trường đại học- nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội” – Trịnh Ngọc Thạch, 2007 cho thấy: 56,2% số người được hỏi cho rằng trong năm vừa qua lượng cán bộ được cử đi đào tạo của đơn vị mình là khá nhiều; 42,4% cho rằng lượng cán bộ được cử đi học là trung bình và 1,4% cho rằng lượng cán bộ được cử đi học không đáng kể. Theo đánh giá của những người được hỏi thì lượng cán bộ được cử đi học trong những năm gần đây của Đại học Quốc gia HN tăng lên khá nhanh (72,2%); 14,3% số người được hỏi cho rằng tăng lên trung bình và 13,5% cho rằng tăng không đáng kể.

Sự tăng lên của các lượt cán bộ được cử đi học trong ĐHQGHN cũng phù hợp với xu thế phát triển và mức độ quan tâm đến việc đào tạo cán bộ của các cơ quan nghiên cứu. Tính theo số liệu điều tra của Dự án “ Nghiên cứu và đào tạo sau đại học”, số lượt lao động được cử đi học trong 74 Viện NC-TK tăng từ 1110 lượt người (năm 1996) lên 1244 lượt người (năm 1997) và 1526 lượt người (năm 1998).

2.2.3.2.1.5. Đánh giá chung về công tác đào tạo, bồi dưỡng tại ĐHQGHN

Cùng với chủ trương chung của Nhà nước, ĐHQGHN đang tiến hành chuyển từ nội dung đào tạo theo ngạch, bậc sang đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí công tác và đã thu được nhiều kết quả khả quan, cụ thể như sau:

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng được các cấp lãnh đạo ĐHQGHN quan tâm thể hiện qua số lượt cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng là khá cao trong những năm gần đây (cả trong và ngoài nước), ngân sách cho đào tạo, bồi dưỡng và nguồn kinh phí từ các đề tài, đề án tăng nhiều trong những năm gần đây;

- Nhu cầu đào tạo bồi dưỡng của cán bộ, viên chức là rất lớn; các khoá đào tạo, bồi dưỡng luôn thu hút được cán bộ, viên chức tham dự khá đầy đủ; “Nếu xét theo mức độ quan tâm đến công tác đào tạo nhân lực của các đơn vị thuộc ĐHQGHN thì có tới 67,4 % số người được hỏi cho rằng công tác này hiện đang rất được quan tâm tại ĐHQGHN; 23,7% cho rằng công tác này khá được coi trọng và chỉ có 8,9% cho là công tác này ít được chú trọng tại đơn vị của mình.” (Nguồn: Đề tài Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ trong các trường đại học- nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội” – Trịnh Ngọc Thạch, 2007)

- Quy trình và công nghệ đào tạo, bồi dưỡng được ĐHQGHN cải tiến theo hướng tiếp cận quản trị nguồn nhân lực bao gồm các bước: Xác định nhu cầu ĐT - BD (chủ yếu qua phỏng vấn sâu các CB VC trong ĐHQGHN) - Lên chương trình (Dựa trên nhu cầu ĐT BD của CB VC, làm việc với các đơn vị, chuyên gia trong hoặc ngoài ĐHQGHN để xây dựng chương trình) - Tổ chức khoá ĐT - BD - Đánh giá tổng kết, dẫn đến hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng có nhiều tiến bộ trong thời gian gần đây: độ hài lòng của học viên tham dự các khoá đào tạo bồi dưỡng gần đây do ĐHQGHN tổ chức là rất cao từ 3,32-3,5/4 điểm (theo điều tra của Ban Tổ chức Cán bộ).

Tuy nhiên, hiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn một số khó khăn sau đây:

- Chưa có văn bản hướng dẫn chính thức nào của ĐHQGHN quy định chi tiết nội dung, hình thức, quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở ĐHQGHN; - Ngoài quy định tại quyết định 4031/2008/QĐ-ĐHQGHN quy định tiêu chuẩn về trình độ, bằng cấp, kinh nghiệm, chuyên môn của 1 số vị trí lãnh đạo ở ĐHQGHN thì phần lớn các tiêu chuẩn cho các vị trí khác đều rất chung chung, tuân theo quy định về tiêu chuẩn ngạch của Nhà nước. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc quy hoạch, lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ ở ĐHQGHN theo hướng đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí.

- Tính chủ động của cán bộ, viên chức trong việc tìm kiếm các cơ hội, nguồn tài trợ để tự đào tạo, bồi dưỡng chính mình còn chưa cao. Theo điều tra của Ban Tổ chức Cán bộ, nhiều quỹ học bổng mặc dù được thông báo công khai nhưng không có cán bộ đăng ký, dự thi.

2.2.3.2.2. Chính sách Bố trí, Luân chuyển, Đánh giá và Đãi ngộ ở ĐHQGHN

2.2.3.2.2.1.Công tác bố trí cán bộ:

Cán bộ ở ĐHQGHN có 2 thể chia làm 2 loại: cán bộ hợp đồng làm việc (hay biên chế trước 1/7/2003) và cán bộ hợp đồng lao động, vụ việc, thời vụ:

- Cán bộ hợp đồng làm việc (hay biên chế trước 1/7/2003) là các cán bộ viên chức đã qua tuyển dụng. Đối với đội ngũ cán bộ KH&CN thuộc dạng cán bộ này, như đã phân tích ở trên, có trình độ chuyên môn là rất cao so với các trường đại học khác trong cả nước, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều cán bộ chưa đạt chuẩn trình độ tiến sỹ (đối với giảng viên). Đội ngũ này là đội ngũ cơ hữu thực hiện chính các nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học ở ĐHQGHN. Tuy nhiên, có thể thấy nhiều CBKH, đặc biệt là CBKH ở ngạch GV hiện đang kiêm nhiệm nhiều vị trí quản lý; trong khi chưa được đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ các kiến thức về quản lý. Dẫn đến ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng của cả công tác quản lý lẫn công tác chuyên môn của cán bộ đó.

- Cán bộ hợp đồng lao động, vụ việc, thời vụ, có thể chia đối tượng này thành các loại sau:

+ Là đội ngũ cán bộ nguồn cho cán bộ hợp đồng làm việc. Rất nhiều CBKH thuộc loại hợp đồng làm việc đã từng là cán bộ hợp đồng lao động trước khi thi đỗ tuyển dụng. Đây là hình thức bố trí cán bộ phù hợp với điều kiện hiện nay ở ĐHQGHN, qua đó tạo ra đội ngũ cán bộ nguồn, vẫn giữ chân họ ở lại với ĐHQGHN trong khi họ vẫn chưa đạt chuẩn trình độ chuyên môn.

+ Là đội ngũ CBKH thỉnh giảng đến từ các cơ sở giáo dục đại học ngoài ĐHQGHN (kể cả nước ngoài). Lượng cán bộ này trong những năm gần đây có xu hướng tăng cao cùng với xu hướng liên thông, liên kết hợp tác của các cơ sở giáo dục đại học. Thậm chí, ở một số đơn vị đặc thù như Trường Đại học Kinh tế, CB thuộc loại này nhiều khi còn là các doanh nhân, nhà quản lý ở các doanh nghiệp đến thỉnh giảng. Đây là hình thức bố trí cán bộ hiện đại theo hướng tiếp cận quản trị nguồn nhân lực trong đó tận dụng tối đa nguồn nhân lực bên ngoài ĐHQGHN với đầu tư kinh phí ít, mà vẫn đem lại hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu xã hội.

+ Là đội ngũ cán bộ làm các công việc đơn giản như lao công, bảo vệ: đối tượng này không thuộc phạm vị nghiên cứu của luận văn.

2.2.3.2.2.2. Công tác luân chuyển

Trong năm 2008, ĐHQGHN đã ban hành Quyết định 4031/2008/QĐ- ĐHQGHN trong đó có quy định về công tác luân chuyển cán bộ, cụ thể như sau:

- Thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, quy định của Nhà nước và Nghị quyết số 291/NQ-ĐU ngày 29/5/2008 của Đảng uỷ ĐHQGHN, điều động, luân chuyển CBLĐQL dựa trên yêu cầu công tác và nhiệm vụ của từng đơn vị và ĐHQGHN, căn cứ vào phẩm chất, năng lực và sở trường của CBCC nhằm xây dựng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ CBLĐQL, nâng cao chất lượng, hiệu quả mọi mặt công tác của ĐHQGHN và của từng đơn vị, đồng thời nhằm

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân lực khoa học công nghệ của Đại học Quốc gia Hà Nội thông qua đổi mới cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)