- Quản lý nhân lực KH&CN cấp vi mô
21 Trung tâm Hỗ trợ Đào tạo và
Phát triển Đô thị Đại học 12 5 0 0 5 7 0 0 7 22 Trung tâm Nghiên cứu Tài
nguyên và Môi trường 35 32 1 28 3 3 0 0 3 23 Trung tâm Nghiên cứu về
Phụ nữ 8 8 0 0 8 0 0 0 0 24 Trung tâm Hỗ trợ Nghiên
cứu châu Á 2 2 0 0 2 0 0 0 0 25 Trung tâm Công nghệ đào
tạo và Hệ thống việc làm 47 2 0 0 2 45 0 0 45 26 Trung tâm Truyền thông
và Quan hệ công chúng 4 4 1 0 3 0 0 0 0 27 Tạp chí Khoa học 4 4 0 0 4 0 0 0 0 28 Nhà Xuất bản ĐHQGHN 27 26 2 0 24 1 0 0 1 29 Nhà In ĐHQGHN 50 48 0 0 48 2 0 0 2
Bảng 2: Đội ngũ giảng viên cơ hữu một số đơn vị đào tạo (Tính đến 31/12/2008) (Nguồn: Ban TCCB)
STT Tên đơn vị đào tạo Tổng số
CBGD GS PGS TSKH TS ThS 1 Trường ĐHKHTN 423 18 103 9 215 162 2 Trường ĐHKHXHNV 371 6 55 2 130 198 3 Trường ĐHNN 565 2 18 1 59 272 4 Trường ĐHCN 116 2 13 2 49 41 5 Trường ĐHKT 72 0 9 0 34 18 6 Trường ĐHGD 37 1 5 0 17 19 7 Khoa Luật 32 1 5 1 17 11
Bảng 3: Đội ngũ cán bộ cơ hữu của ĐHQGHN giai đoạn 1996 – 2008
(Nguồn: Báo cáo hoạt động 15 năm ĐHQGHN)
Năm 1996 Năm 1998 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2005 Năm 2008 Tổng số CBVC 2.894 2.816 1.988 2.004 2.590 2.359 Tổng số CBKH 2.001 1.965 1.339 1.343 1.651 1.777 Tỷ lệ GS, PGS/CBKH 22,04% 21,93% 17,6% 15,93% 14,02% 14,91% Tỷ lệ TS, TSKH/CBKH 32,88% 34,91% 36,4% 35,22% 33,01% 33,93%
Theo chức năng, nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ, viên chức của ĐHQGHN (với tổng số 2.359 người) có thể được phân thành: 1) Đội ngũ cán bộ khoa học (bao gồm giảng viên và nghiên cứu viên); 2) Đội ngũ cán bộ quản lý; và 3) Đội ngũ cán bộ hành chính, phục vụ. Trong đó:
- Đội ngũ cán bộ khoa học (GV và NCV) - bao gồm 1.576 người, với 1.439 GV và 137 NCV. Trong đó, có 266 GS, PGS (chiếm 16,5%), và 555 TS, TSKH (chiếm 34, 45%). Đội ngũ này được tập trung phần lớn ở 13 đơn vị đào tạo và nghiên cứu chủ yếu là 5 trường đại học thành viên, 5 khoa trực thuộc và 3 viện nghiên cứu.
Có thể nói, phần lớn đội ngũ cán bộ khoa học được đào tạo cơ bản, có kiến thức chuyên môn sâu, có năng lực và kinh nghiệm trong công tác đào tạo và NCKH. Và nhìn chung, đội ngũ CBKH của ĐHQGHN được đánh giá là mạnh cả về số lượng và chất lượng so với các trường đại học trong nước. Trong số đó, có nhiều cán bộ khoa học đầu ngành có uy tín cao không chỉ trong nước mà cả trên thế giới. Tuy nhiên, vấn đề đang đặt ra hiện nay đối với đội ngũ này đó là:
- Thiếu và nguy cơ hẫng hụt đội ngũ cán bộ đầu ngành đang trở nên gay gắt, đặc biệt là đối với lĩnh vực ngoại ngữ và một số ngành công nghệ cao, kinh tế, xã hội mũi nhọn.
- Tốc độ phát triển chậm, có xu hướng giảm sút, có sự hẫng hụt về đội ngũ. Cán bộ khoa học (CBKH) trình độ cao ngày càng giảm dần do đến tuổi nghỉ hưu, đội ngũ kế cận chưa thể đáp ứng yêu cầu làm nòng cốt trong đào tạo và NCKH. Tuổi bình quân của đội ngũ CBKH ở mức cao (của TS là 50, của GS là 58,4), nhất là trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
- Thiếu đồng bộ về cơ cấu chuyên môn, trình độ, lứa tuổi và phân bố không đều giữa các đơn vị, lĩnh vực, ngành học,...
- Số lượng cán bộ khoa học đầu ngành là nữ ngày càng ít. (Hiện nay, ở ĐHQGHN, tất cả các nữ GS. đã hết tuổi công tác).
“Nghị quyết Đại hội Đảng bộ ĐHQGHN lần thứ III năm 2005 đã đặt ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2010, tỉ lệ cán bộ giảng dạy có trình độ tiến sĩ trở lên đạt 60%. Hiện nay, tỉ lệ đó ở một số đơn vị đã gần đạt chỉ tiêu này: Trường ĐHCN (57,8%), Trường ĐHKHTN (53%), Trường ĐHKT (52,3%). Ở các đơn vị nói trên, tỉ lệ giảng viên có trình độ đại học chỉ còn xấp xỉ 10%, nhưng đều đang được tạo nguồn để đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Ở ĐHQGHN, tỉ lệ cán bộ có trình độ tiến sĩ trở lên đạt 33,93% trên tổng số cán bộ khoa học, tỉ lệ GS, PGS trên cán bộ khoa học chiếm 14,9%, cao gấp gần 3 lần tỉ lệ trung bình của cả nước (lần lượt là 14,8% và 5,59%)”(1)
1) Đại học Quốc gia Hà Nội;
2) Trường đại học, viện nghiên cứu, khoa, trung tâm, đơn vị trực thuộc; 3) Khoa/phòng chuyên môn/phòng thí nghiệm/trung tâm nghiên cứu trực thuộc trường đại học, viện nghiên cứu, khoa trực thuộc.
Ở mỗi cấp quản lý này, đặc biệt là cấp ĐHQGHN và đơn vị trực thuộc cần phải có đội ngũ CBQL mang tính chuyên nghiệp cao hơn. Do đó, cán bộ được bổ nhiệm vào các chức vụ quản lý ở các cấp này cần được quy hoạch và đào tạo-bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý. Tuy vậy, trên thực tế, công tác này chưa được quan tâm đúng mức. Và trong thực tế, khi có nhu cầu bổ nhiệm cán bộ vào một chức danh lãnh đạo, quản lý, các đơn vị thường bị động, dẫn đến chất lượng cán bộ được bổ nhiệm chưa cao.
Cũng giống như các trường đại học trong cả nước, đội ngũ cán bộ quản lý của ĐHQGHN hầu hết là từ đội ngũ GV, chưa được quy hoạch, đào tạo-bồi dưỡng kiến thức về quản lý. Vì vậy, trước những thay đổi, biến động hoặc phát triển về cơ cấu tổ chức, đội ngũ CBQL chưa kịp thời đáp ứng được yêu cầu công tác. Đó là tình trạng chung của hầu hết các trường đại học ở nước ta hiện nay. Theo kết quả nghiên cứu của Đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ trong các trường đại học- nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội” – Trịnh Ngọc Thạch, 2007 thì:
- Đội ngũ CBQL ở ĐHQGHN hiện nay phần lớn xuất thân từ CBGD, hầu hết chưa được đào tạo-bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý. Vì vậy, năng lực, tư duy và kinh nghiệm quản lý còn nhiều hạn chế.
- Nói chung, đội ngũ CBQL thiếu đồng bộ, không mang tính chuyên nghiệp, thường xuyên biến động.
- Việc sử dụng, bố trí CBQL nhìn chung chưa hợp lý. Chính sách chế độ đãi ngộ chưa phù hợp; do vậy, phần đông CBQL chưa an tâm công tác.
Tuy nhiên, có một điều dễ nhận thấy và cần thiết phải quan tâm là trong sự biến đổi/thay đổi về cơ cấu cán bộ của ĐHQGHN:
- Số lượng PGS tăng lên nhưng số lượng GS thì lại giảm đi;
- Thêm vào đó là vẫn còn có những cán bộ vẫn ở trình độ cao đẳng hoặc đang theo học tại chức.
Sự giảm đi về số lượng các cán bộ có trình độ cao và thay vào đó là sự tăng lên của các cán bộ có trình độ thấp hơn có thể giải thích là do: thứ nhất, những cán bộ lão thành của các thế hệ trước đã về hưu; thứ hai, tiêu chí đánh giá và trao danh hiệu có thay đổi so với trước kia; và thứ ba, do mở rộng quy mô nên tạm thời ĐHQGHN cần phát triển về số lượng trước nhất, sau đó sẽ đào tạo bổ sung đáp ứng yêu cầu.
Như vậy có thể thấy rằng mặc dù số lượng cán bộ tăng lên nhưng chất lượng cũng là điều đáng phải bàn đến. Điều này càng khẳng định đầu tư nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với ĐHQGHN trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.
Bên cạnh đó, cũng giống như tình trạng chung của cả nước hiện nay, đội ngũ cán bộ của ĐHQGHN cũng đang đứng trước một số khó khăn và thách thức sau đây:
- Tỷ lệ sinh viên/giảng viên của ĐHQGHN còn tương đối cao đối với một số ngành, lĩnh vực.
- Số lượng và tỷ lệ giảng viên có học hàm GS, PGS ở ĐHQGHN còn thấp;
- Đội ngũ GS, PGS, TSKH, TS có tuổi bình quân cao (43,9% số TS, TSKH có tuổi từ 50 trở lên) và đang có nguy cơ hẫng hụt;
- Điều kiện làm việc của cán bộ giảng dạy còn khó khăn; trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ giảng dạy còn hạn chế; nhiều giảng viên chưa tiếp cận phương pháp dạy - học (giảng dạy, kiểm tra, đánh giá) tiên tiến, chưa đủ năng lực biên soạn giáo trình điện tử và giảng dạy điện tử; khả năng kết hợp NCKH - đào tạo - phục vụ xã hội còn thấp.
- Số lượng và chất lượng đội ngũ không tương xứng với quy mô và lĩnh vực đào tạo và NCKH của ĐHQGHN;