0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Tình hình chung

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CHUẨN HÓA DỮ LIỆU PHỤC VỤ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI (LẤY VÍ DỤ TẠI XÃ TRUNG LƯƠNG, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 37 -37 )

4. Cấu trúc luận văn

2.4.1 Tình hình chung

Từ khi Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành Quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính đến nay, các dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đã và đang đƣợc triển khai một cách đồng bộ ở một số địa phƣơng. Tuy nhiên, nội dung chủ yếu của việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai hiện nay vẫn đang tập chung vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính vì đây “là thành phần cơ bản của cơ sở dữ liệu đất đai, làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành phần khác”[8].

Do vậy, việc chuẩn hóa này bao gồm dữ liệu không gian địa chính và dữ liệu thuộc tính địa chính. Công tác chuẩn hóa dữ liệu địa chính cũng do nhiều đơn vị trong và ngoài ngành Tài nguyên và Môi trƣờng thực hiện. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng cũng đã ban hành công văn số 106/BTNMT-CNTT ngày 12/01/2012 thông báo kết quả thẩm định các phần mềm xây dựng khai thác cơ sở dữ liệu đất đai, các phần mềm này bao gồm: Hệ thống thông tin đất đai – môi trƣờng ELIS, Hệ thống thông tin đất đai ViLIS và Hệ thống thông tin đất đai TMV.LIS [7]. Việc sử dụng một trong các hệ thống phần mềm trên để xây dựng CSDL đất đai ở mỗi địa phƣơng là khác nhau. Tuy nhiên, khâu chuẩn hóa dữ liệu địa chính để nhập vào các hệ thống phần mềm trên vẫn phải tuân thủ các quy định trong Chuẩn dữ liệu địa chính, bao gồm: sự chính xác, đầy đủ, đồng bộ của các nhóm thông tin.

Thủ tƣớng Chính phủ vừa có Quyết định số 1975/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 phê duyệt Dự án "Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai". Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng là cơ quan chủ quản Dự án. Cụ thể, xây dựng, triển khai cơ sở dữ liệu đất đai trung tâm và hệ thống quản lý, cập nhật, khai thác tại Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng. Đồng thời, xây dựng, triển khai cơ sở dữ liệu đất đai thành phần và hệ thống quản lý, cập nhật, khai thác tại các địa phƣơng.

28

Bên cạnh đó, sẽ kết nối cơ sở dữ liệu đất đai với các ngành có nhu cầu; xây dựng các quy chế cập nhật, khai thác, vận hành hệ thống lâu dài đảm bảo tính đồng bộ, trách nhiệm đúng thẩm quyền của tổ chức, cá nhân tham gia hệ thống từ cấp Trung ƣơng đến các cấp địa phƣơng. Đồng thời, Dự án cũng sẽ tổ chức các lớp tập huấn về tích hợp dữ liệu, an ninh bảo mật, an toàn dữ liệu, hệ thống phần mềm gốc, công cụ phát triển, hệ thống thông tin địa lý (GIS) và vận hành bảo trì hệ thống.

Dự án đƣợc thực hiện từ năm 2012-2018 theo quy định tại Quyết định 1892/QĐ-TTg ngày 14/12/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc ngành quản lý đất đai giai đoạn 2011-2020.

Trong đó, giai đoạn 1 dự kiến từ tháng 9/2013-12/2015 sẽ xây dựng hệ thống phần mềm phục vụ quản lý, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai; xây dựng và tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai cho 3 huyện của 3 tỉnh đại diện ba miền Bắc, Trung, Nam có đủ điều kiện cơ bản đã hoàn thành việc đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, xây dựng hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bên cạnh đó, tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai của 41 huyện điểm thuộc Dự án tổng thể xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai.

Đồng thời, kết nối cơ sở dữ liệu đất đai với các ngành có nhu cầu, trƣớc mắt ƣu tiên các ngành: Ngành thuế để phục vụ tính thuế liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai; ngành Ngân hàng phục vụ mục đích cho vay và đăng ký thế chấp; ngành Xây dựng; ngành Giao thông vận tải phục vụ mục đích điều tra cơ bản và quy hoạch tổng thể ngành.

Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, giai đoạn 2 triển khai các nội dung còn lại. Kết thúc từng giai đoạn, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng có đánh giá kết quả, sơ kết, tổng kết Dự án để hoàn thiện hệ thống, triển khai hiệu quả vào năm 2020.

29

2.4.2 Thực trạng quy trình chuẩn hóa đã được áp dụng tại một số địa phương

Theo thông tƣ 09/2007/TT-BTNMT về việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Trong đó có qui định về việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính với hai khối dữ liệu cơ bản là khối dữ liệu không gian và khối dữ liệu thuộc tính. Sau khi xây dựng xong cơ sở dữ liệu thì từ cơ sở dữ liệu phải in ra đƣợc sổ địa chính, sổ mục kê. Một số địa phƣơng đã tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và in ra đƣợc các loại sổ sách địa chính đáp ứng đƣợc các qui định hiện hành. Đây cũng đƣợc coi là một hình thức chuẩn hóa lại hồ sơ địa chính.

Dƣới đây là các bƣớc của công việc chuẩn hóa dữ liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đƣợc thực hiện tại một số địa phƣơng nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Vĩnh Long, Cao Bằng với việc sử dụng phần mềm ViLIS làm công cụ hỗ trợ.

Thu thập hồ sơ địa chính, hồ sơ xin cấp giấy CNQSDĐ, hồ sơ đăng lý biến động tại các quận, huyện và bản đồ địa chính số, hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Khảo sát, thu thập tài liệu dữ liệu:

Tài liệu, dữ liệu để phục vụ phƣơng án sẽ đƣợc thu thập tại Sở Tài nguyên và Môi trƣờng thành phố, Trung tâm thông tin và Đăng ký nhà đất, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng hoặc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất các quận huyện. Các tài liệu, dữ liệu đƣợc khảo sát và thu thập bao gồm:

Hệ thống bản đồ địa chính chính quy và các hệ thống bản đồ khác đang đƣợc sử dụng để cấp giấy chứng nhận và quản lý đất đai: bản đồ bằng khoán, bản đồ giải thửa 299, bản đồ địa chính 02, sơ đồ nền… khuôn dạng lƣu trữ là file số hay trên giấy;

Thu thập các bản đồ chỉnh lý biến động trên giấy, dạng số, các file cấp số hiệu thửa, gộp thửa phục vụ chỉnh lý biến động đất đai;

30

Hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp phƣờng xã;

Hồ sơ đất đai: hồ sơ cấp GCNQSDĐ và GCNQSHNƠ&SDĐƠ, bộ sổ hồ sơ đất đai, các cơ sở dữ liệu của các phần mềm PXD, GM_LandReg, GCN38 và các phần mềm khác.

Các file dữ liệu lƣu trữ các thông tin liên quan quản lý đất đai dƣới các khuôn dạng khác nhau nhƣ excel, word.

Phân tích, đánh giá nguồn tài liệu, dữ liệu của từng quận, huyện. Các tài liệu, dữ liệu sau khi thu thập sẽ đƣợc đánh giá nhƣ sau:

Về tính thống nhất, đầy đủ của các nguồn dữ liệu, về số lƣợng, mức độ đồng bộ, độ tin cậy cũng nhƣ mức độ sử dụng của các loại tài liệu, dữ liệu này;

Về tính đồng bộ giữa các nguồn tài liệu, số liệu với nhau qua đó xây dựng các phƣơng án cụ thể về thu nhận dữ liệu và khai thác sử dụng các tài liệu này để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

Đồng nhất thông tin bản đồ và hồ sơ của quận, huyện với hồ sơ lưu tại các trung tâm lưu trữ dữ liệu đất đai, kiểm tra và lựa chọn tài liệu để nhập thông tin

Dữ liệu bản đồ địa chính chính quy là tài liệu cơ bản để thực hiện cấp Giấy chứng nhận cũng nhƣ quản lý Nhà nƣớc về đất đai. Dữ liệu bản đồ địa chính sau khi đã cập nhật đầy đủ thông tin sẽ đƣợc chuẩn hóa và biên tập lại theo đúng các quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng.

Các nội dung của biên tập, chuẩn hóa bản đồ địa chính bao gồm:

Chuẩn hóa các lớp thông tin bản đồ địa chính theo từng đơn vị hành chính phƣờng, xã:

Đóng vùng bổ sung hệ thống giao thông thủy văn, các đối tƣợng hình tuyến trên từng tờ bản đồ địa chính số.

31

Bản đồ địa chính pháp lý hiện đang quản lý và lƣu trữ tại Trung tâm thông tin tài nguyên môi trƣờng và Đăng ký nhà đất đƣợc biên tập theo qui phạm 1999 và các qui định trƣớc khi Thông tƣ số 09/2007/TT-BTNMT về Việc hƣớng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính ra đời do vậy các đối tƣợng hình tuyến nhƣ giao thông, thủy văn phải đƣợc đóng vùng bổ sung để chuyển vào quản lý trong CSDL đất đai;

Quy chuẩn về mã hóa đối với các đối tƣợng hình tuyến để quản lý trong CSDL đất đai .

Chuẩn hóa các thông tin thửa đất theo từng tờ bản đồ.

Cập nhật bổ sung các thông tin thay đổi về hiển thị loại đất từ qui phạm 1999 sang các qui định về hiển mục đích sử dụng đất của qui phạm 2008;

Cập nhật các thay đổi về chủ sử dụng do quá trình biến động thửa đất; Biên tập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã.

Bản đồ quản lý trong CSDL đất đai sẽ đƣợc quản lý theo từng tờ và cả đơn vị hành chính xã, phƣờng đảm bảo việc quản lý tiếp biên đƣợc chính xác tránh việc chỉnh lý biến động trùng hở giữa các thửa đất;

Bản đồ từng mảnh sẽ đƣợc kiểm tra tiếp biên, kiểm tra trùng hở giữa các thửa đất trong một tờ bản đồ và giữa các thửa đất trên các tờ bản đồ tứ cận;

Các thửa đất là đối tƣợng hình tuyến đƣợc kiểm tra tiếp biên và phân chia theo đúng ranh giới phân mảnh của tờ bản đồ địa chính.

Chồng xếp bản đồ quy hoạch cấp xã phƣờng có cơ sở toán học trùng khớp với từng tờ bản đồ địa chính:

Chồng xếp các bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp phƣờng xã với dữ liệu bản đồ địa chính chính quy để đƣa yếu tố quy hoạch đến từng thửa đất phục vụ cấp Giấy chứng nhận cũng nhƣ quản lý đất đai.

32

Đồng bộ hệ thống hồ sơ sổ sách ở quận huyện với sổ sách lƣu trữ tại các trung tâm lƣu trữ dữ liệu đất đai của các huyện.

Cơ sở dữ liệu đất đai liên kết các thông tin về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy đỏ), sở hữu nhà (giấy hồng) từ trƣớc đến nay với dữ liệu bản đồ địa chính chính quy. Cơ sở dữ liệu đất đai đƣợc xây dựng từ:

Các thông tin về hồ sơ đất đai đƣợc cập nhật từ đơn đăng ký, bộ hồ sơ địa chính.

Các thông tin về công trình, nhà cửa và tài sản khác phục vụ cấp GCNQSHNƠ&QSDĐƠ theo Nghị định 90/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

Thực tế, thông tin hồ sơ đất đai đƣợc lƣu trữ trên nhiều dạng tài liệu khác nhau vì vậy bƣớc đầu tiên đồng bộ thông tin tại các tài liệu khác nhau để đảm bảo tính pháp lý và thống nhất của cơ sở dữ liệu đất đai.

Quét, nắn chồng xếp bản đồ bằng khoán, bản đồ giải thửa 299, bản đồ địa chính 02, sơ đồ nền trên nền bản đồ địa chính chính qui làm tài liệu gốc tra cứu trong quá trình xử lý các hồ sơ đã cấp giấy trên nền bản đồ cũ nay phải chuyển sang nền bản đồ địa chính mới;

Xác định số tờ, số thửa trên bản đồ giải thửa 299, sơ đồ nền với bản đồ địa chính chính qui lập thành danh sách để nhập khối hồ sơ đã cấp các loại giấy chứng nhận trên nền cũ vào CSDL đất đai. Đối với các thửa đất đo bao hoặc trùng qua nhiều thửa lập danh sách để theo dõi trong CSDL đất đai.

Cập nhật các thửa đất biến động, bản đồ các khu qui hoạch phân lô.

Cập nhật các tài liệu thửa đất đủ điều kiện chỉnh lý ở các bản đồ khác nhau thể hiện hình thể thửa đất nhƣ sơ đồ nền, bản đồ địa chính 02 lên hệ thống bản đồ địa chính chính quy;

Xác định số tờ, số thửa trên các bản đồ cũ với bản đồ địa chính chính qui lập thành danh sách để nhập khối hồ sơ đã cấp các loại giấy chứng nhận trên nền cũ

33

vào CSDL đất đai. Đối với các thửa đất đo bao hoặc trùng qua nhiều thửa lập danh sách để theo dõi trong CSDL đất đai.

Thống kê danh sách các thửa đất đã cập nhật chỉnh lý biến động, các thửa chƣa có đủ thông tin theo từng tờ bản đồ để lập danh sách chuyển cho bộ phận phụ trách dự án chỉnh lý biến động của quận, huyện.

Thống kê các thửa đất đã biến động và có đủ các thông tin để cập nhật lên bản đồ địa chính;

Thống kê các thửa đất đã biến động nhƣng chƣa có đủ các thông tin để cập nhật lên bản đồ địa chính;

Thống kê danh sách các thửa đất đã cấp giấy ở dạng „Một phần thửa” chƣa đƣợc tách trên bản đồ;

Tổng hợp tất các biến động thửa đất trên địa bàn phƣờng, quận để chuyển cho bộ phận phụ trách dự án chỉnh lý biến động kiểm tra thực địa chỉnh lý và nhận lại kết quả để cập nhật vào CSDL.

Nhập thông tin thửa đất theo tài liệu lựa chọn và thông tin bổ sung vào CSDL đất đai theo từng quận huyện.

Nhập thông tin hồ sơ đất đai và chuẩn hóa các nhóm lớp thông tin của CSDL đất đai theo TT 09/2007/TT-BTNMT

Kiểm tra thông tin đã nhập với tài liệu gốc theo từng quận, huyện.

Cơ sở dữ liệu đất đai đƣợc xây dựng bằng cách nhập các thông tin từ tài liệu đã pháp lý hóa trên giấy để chuyển vào CSDL đã đƣợc thiết kế sẵn, khối lƣợng các trƣờng thông tin cần cập nhật là rất lớn, để đảm bảo tính pháp lý của dữ liệu công tác kiểm tra phải đƣợc hết sức chú trọng cả kiểm tra bằng các biện pháp thủ công và các biện pháp hỗ trợ từ các tiện ích của công cụ xây dựng CSDL đất đai.

34

Hiện nay hầu hết các hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính đều thực hiện trên nền công nghệ GIS và cơ sở dữ liệu đƣợc thiết kế, cài đặt và xây dựng thông qua các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. Chính vì vậy, các hệ thống cung cấp cho chúng ta các khả năng truy cập, khai thác, thống kê rất hiệu quả và nhanh chóng.

Để quản lý hồ sơ theo qui đinh tại mục “2.4” của Thông tƣ Số: 09/2007/TT- BTNMT và hỗ trợ tính pháp lý của dữ liệu trong quá trình xử lý, đòi hỏi chúng ta cần xây dựng một hệ thống kho cơ sở dữ liệu lƣu trữ các giấy tờ gốc của một hồ sơ cấp giấy chứng nhận hay hồ sơ biến động sẽ đƣợc quét trực tiếp và lƣu trữ một cách có hệ thống sau khi hoàn tất giao dịch (có tính pháp lý). Các bản quét sẽ đƣợc hệ thống liên kết với nhau theo mã thửa, số giấy chứng nhận và mã số hồ sơ [14].

2.4.3 Đánh giá chung

Nhìn chung, các bƣớc chuẩn hóa dữ liệu phục vụ xây dựng CSDL tại một số địa phƣơng đã bƣớc đầu đáp ứng đƣợc một số yêu cầu của các quy định hiện hành. Tuy nhiên, các bƣớc trên vẫn chƣa thể hiện cụ thể các loại thông tin cần thu thập, phƣơng pháp xử lý dữ liệu. Chƣa phân tích đƣợc các thông tin về thuộc tính và không gian của dữ liệu địa chính cần đƣợc chuẩn hóa nhƣ thế nào để tuân thủ các quy định về chuẩn dữ liệu địa chính.

35

2.5. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

2.5.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội

36

2.5.1.1 Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội

* Vị trí địa lý:

Định Hóa là huyện miền núi, nằm ở phía Tây – Tây Bắc của tỉnh Thái

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CHUẨN HÓA DỮ LIỆU PHỤC VỤ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI (LẤY VÍ DỤ TẠI XÃ TRUNG LƯƠNG, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 37 -37 )

×