0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Phản biện xã hội của báo Pháp Luật thành phố

Một phần của tài liệu PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRÊN BÁO CHÍ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THẬP KỶ ĐẦU THẾ KỶ XXI (Trang 70 -70 )

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.4. Phản biện xã hội của báo Pháp Luật thành phố

2.1.4.1. Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh - Tờ báo trẻ và hướng phát triển mới

So với 3 tờ báo trên thì Pháp Luật là tờ báo “trẻ” nhất. Ra đời ngày 17/9/1990, với số báo đầu tiên được in offset 2 màu, xuất bản hàng tuần, sau 12 năm, phát triển dần từng bước, tháng 3/2002, báo tăng từ 1 kỳ/ tuần lên 2 kỳ/tuần. Đến tháng 3/2004 tăng lên 3 kỳ/ tuần, tháng 8/2005 tăng lên 4 kỳ/ tuần. Tháng 9/2007 - kỷ niệm 17 năm thành lập, Pháp Luật chính thức trở thành tờ báo ngày. Sau báo ngày là sự ra đời của trang tin điện tử, là tờ báo ngày thứ 2 của thành phố có ePaper (sau Sài Gòn Giải Phóng) trên trang web của mình.

Với phương châm: “Chất pháp luật đậm và hay hơn. Đời sống nhiều hơn. Phản biện chính xác và sắc sảo hơn. Chống tiêu cực mạnh hơn”, cùng với 154 cán bộ, công nhân viên, phần lớn là trẻ, Pháp Luật đã vượt qua những va vấp ban đầu lúc mới ra báo ngày để trở thành một tờ báo khá ổn định và phát triển với số lượng báo phát hành trên 120.000 tờ/ ngày; và một ấn phẩm bán nguyệt san phát hành một tháng 2 kỳ.

Nắm bắt nhu cầu thông tin của người dân về luật pháp của Nhà nước và các quy định khác của thành phố, báo Pháp Luật đã xây dựng các chuyên mục pháp lý như Nhà nước với Công dân, Tòa án, thông tin nghiệp vụ, giải đáp, tư vấn pháp luật, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật (chuyên mục “À ra thế”),…

Tờ báo cũng quan tâm những vấn đề lý luận về cải cách hành chính, cải cách tư pháp, thực hành dân chủ, nêu nhiều tranh luận khoa học chung quanh các vấn đề này. Với thế mạnh là có kiến thức pháp luật, tờ báo đã chủ động thực hiện các cuộc tọa đàm về những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn của thành phố, của cả nước mà quy định pháp luật chưa điều chỉnh kịp hoặc còn có kẽ hở khi thực hiện.

68

Phóng sự - điều tra cũng là thế mạnh của Pháp Luật. Trước 2005, Pháp Luật nổi tiếng với phóng sự “Tận đáy xã hội” do phóng viên Đức Hiển – Thái Bình – Nguyễn Tập thực hiện sau nhiều ngày “thực tế” tại Trung tâm Bảo trợ thành phố. Năm 2007, phóng sự “Triệt phá hai đường dây ăn xin” của báo đã góp phần giải quyết được vấn nạn chăn dắt ăn xin trên địa bàn thành phố. Bằng phóng sự này, báo Pháp Luật, Công an quận 8 và Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em quận 8 đã được Ủy ban nhân dân thành phố khen thưởng đột xuất.

2.1.4.2. Phản biện xã hội của báo Pháp Luật

Với thế mạnh là kiến thức luật pháp, báo Pháp Luật phát hiện nhanh, sớm về những vấn đề chuyên ngành và tổ chức phản biện rất hiệu quả. Trong 20 năm hoạt động, nhiều vấn đề do tờ báo phản biện đã mang lại kết quả cao. Chẳng hạn các tranh luận xung quanh việc “Bị cáo ra tòa có phải mặc áo tù không?” đã mang đến đề xuất rất nhân văn, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận nghiêm túc tại kỳ họp thứ 22 hồi tháng 10 năm 2002 để rồi ban hành nghị quyết “bị cáo ra tòa được mặc thường phục”.

Phản biện cho “Những quyết sách đùng một cái”, Pháp Luật đã nêu lên nhiều ý kiến tranh luận về quy định luật pháp để cơ quan ban hành quyết định xem xét lại việc xóa sổ một cách đột ngột xe xích lô, ba gác trên địa bàn thành phố và cả nước từ ngày 01/01/2008.

Hoặc loạt bài phản biện về việc “Không thể đòi thu phí xe máy qua cầu Phú Mỹ” (năm 2010); vụ kiện Vedan xả thải gây nguy hại môi trường: “Vụ Vedan kiện tập thể được không?” (2010)…

Trong Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, Pháp Luật tham gia 17 tin, bài, trong đó 9 bài được đăng trong chuyên mục “Nhà nước và Công dân” và 1 bài trang bạn đọc, tờ báo đã thông tin khá đa dạng ý kiến xã hội về dự án này. Qua loạt bài, có 58 lượt ý kiến được thông tin, trong đó có 22 ý kiến

69

chuyên gia, 38 ý kiến đại biểu Quốc hội, 4 ý kiến của lãnh đạo Chính phủ, bộ, ngành.

Tiếp cận ở góc độ có nên hay không nên tiến hành dự án đường sắt cao tốc, các bài viết của Pháp Luật luôn xoay quanh chủ đề này kèm theo những nhắc nhở, cảnh báo về gánh nặng nợ nần. Nổi bật là ý kiến của các chuyên gia trong ngành đường sắt như ý kiến của nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vVận tải Đào Đình Bình, cũng là tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam về đường sắt cho rằng nhà nghèo thì không nên làm. Ông đề nghị: “Trước mắt nên đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc và giải bài toán giao thông ở hai đô thị lớn là TP.HCM và Hà Nội. Đặc biệt là phải lo xong vốn cho hai thành phố triển khai và thực hiện nhanh các tuyến đường sắt trên cao, đường sắt đô thị. Khi giao thông của hai thành phố cơ bản được giải quyết, lúc đó mới đầu tư làm đường sắt để kết nối hai vùng”.

Những băn khoăn về tính hiệu quả của dự án cũng được tờ báo thông tin qua ý kiến của TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng: “Đối với một dự án tầm cỡ như vậy, quốc tế thẩm định phải mất từ ba đến năm năm. Trong khi theo tìm hiểu của chúng tôi, việc ký hợp đồng tư vấn xây dựng dự án này mới được hơn một năm, đồng thời thẩm định dự án chỉ trong thời gian hai tháng đã xong. Nếu thẩm định như thế tôi cũng thẩm định được và đó là thẩm định… bừa”.

Cùng quan điểm với Tuổi Trẻ, ngày 08-6-2010, Pháp Luật TP.HCM có bài “Đường sắt cao tốc có đè bẹp các dự án khác?” nhằm mục đích “giới thiệu thêm ý kiến của các chuyên gia để các vị đại biểu Quốc hội có thêm thông tin trước khi bấm nút dự án đặc biệt quan trọng này.

Trong bài viết, Pháp luật đã nêu ý kiến của TS Phạm Sỹ Liêm về vốn đầu tư cho ngành đường sắt. Theo ông Liêm, ngành đường sắt có hàng loạt dự án chờ vốn, nếu làm đường sắt cao tốc thì các dự án kia sẽ như thế nào?

70

Chính phủ cần phải nói rõ để các đại biểu biết và cân nhắc nên ưu tiên thực hiện dự án nào trước, từ đó đưa ra quyết định bấm nút hay không, chứ không thể nói chung chung như báo cáo giải trình được. Mặt khác, để thu hút hành khách sử dụng đường sắt cao tốc thì phải hoàn thiện các tuyến đường bộ đến nhà ga. Nếu đường bộ không được cải thiện, nhiều người dân sẽ phải chọn phương án đi máy bay để tiết kiệm thời gian.

Riêng ông Vương Đình Khánh, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thì cảnh báo, hành khách thực tế sử dụng đường sắt cao tốc sẽ không như báo cáo đã đề cập.

Khi phản biện dự án đường sắt cao tốc, báo Pháp Luật đã tập hợp được nhiều ý kiến của các chuyên gia nhất là chuyên gia về ngành đường sắt. Đồng thời chủ động thông tin các tranh luận của các đại biểu. Tương tự Tuổi Trẻ, các ý kiến mang tính tranh luận được Pháp Luật trình bày thành hai vế: đồng tình và không đồng tình, rút những phát biểu thành tít nhỏ kèm hình ảnh các đại biểu, lột tả được không khí tranh luận sôi nổi của Quốc hội. Thông tin về dự án được tờ báo đăng tải thường xuyên, liên tục, chiếm nhiều trang báo, kịp thời cung cấp thông tin cho độc giả, tạo được sự quan tâm của công luận.

71

STT Tên bài Ngày

đăng

Thể loại

1 Đường sắt Bắc – Nam: Rút còn năm giờ? 18-4-2010 Tường thuật 2 Đường sắt cao tốc: Lo gánh nặng nợ nần 11-5-2010 Tường

thuật 3 Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam: lo về

vốn và hiệu quả

12-5-2010 Tường thuật 4 Bộ trưởng Bộ Tài chinh đề cao hiệu quả

của “siêu dự án”

22-5-2010 Bình luận 5 Đại biểu Quốc hội thảo luận về ĐSCT:

Bấm nút bây giờ lỗi nặng với đời sau

22-5-2010 Tường thuật 6 Xây dựng 4 chỉ phân tích một phương án 25-5-2010 Tin 7 Có cần làm đường sắt cao tốc Bắc –

Nam?

25-5-2010 Phỏng vấn 8 Đường sắt cao tốc phải sinh lợi không “xa

xỉ”

26-5-2010 Phỏng vấn 9 Bộ trưởng Bộ GTVT bắt đầu dè dặt 26-5-2010 Phỏng vấn 10 Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: có cần, có

nên làm?

27-5-2010 Phỏng vấn 11 Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: Được

vay ưu đãi thì phải tranh thủ

28-5-2010 Tin 12 Đường sắt cao tốc có đè bẹp các dự án

khác?

08-6-2010 Phỏng vấn 13 Làm đường sắt cao tốc vì chỉ số IQ cao? 09-6-2010 Tường

thuật 14 Gần 200 đại biểu Quốc hội không ủng hộ 17-6-2010 Tường

thuật 15 Quốc hội bác Dự án đường sắt cao tốc 19-6-2010 Tin 16 Kết quả thể hiện ý nguyện của nhân dân 19-6-2010 Phỏng vấn 17 Dư luận đồng tình dừng dự án đường sắt

cao tốc

24-6-2010 Tin

Bảng 2.1.4.3: Thống kê tin, bài viết về Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh của báo Pháp Luật

72

2.2. So sánh các hoạt động phản biện của bốn tờ báo

2.2.1. Về nội dung, phạm vi phản biện

Là 4 tờ báo xuất bản hàng ngày của thành phố, trừ báo Pháp Luật, ba tờ báo còn lại đều đã hoạt động báo chí trên 35 năm. Thực tiễn đời sống xã hội của thành phố và kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp đã giúp cho 4 tờ báo nắm bắt khá rõ nhu cầu của độc giả cũng như những vấn đề bức xúc xã hội, những điểm còn chồng chéo trong chính sách, pháp luật, những kẽ hở trong quản lý,…

Xuất phát từ thực tiễn thành phố và yêu cầu của lãnh đạo thành phố về việc thu thập các ý kiến đóng góp của nhân dân đối với các dự thảo Văn kiện Đại hội của Đảng, của Đảng bộ Thành phố, các quyết định chính trị, kinh tế, xã hội quan trọng ,… các tờ báo đã nắm bắt và phản ánh kịp thời các dư luận xã hội, qua đó tổ chức tranh luận, phản biện xã hội nhiều vấn đề với quy mô và phạm vi rộng hơn trách nhiệm của tờ báo địa phương.

Trong các tờ báo thì hoạt động phản biện xã hội của Tuổi Trẻ được thực hiện khá thường xuyên, gồm nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế - xã hội . Kế đến là báo Pháp Luật thành phố với nhiều nội dung phản biện mang tính chuyên ngành về tư pháp và một số vấn đề về chính trị - xã hội. Báo Người Lao Động tuy chưa thực hiện thường xuyên nhưng đã có nhiều phản biện xã hội gắn chặt quyền lợi của công nhân, viên chức, người lao động trên địa bàn thành phố và cả nước. Riêng Sài Gòn Giải Phóng tham gia phản biện còn rất ít và không thường xuyên.

2.2.2. Về tính chủ động phản biện

Để có hoạt động phản biện xã hội, tờ báo cần phải có tư duy phản biện. Một vấn đề tuy nhỏ nhưng mang lại ý nghĩa xã hội lớn chính là nhờ tư duy phản biện xã hội của báo chí. Không phải ngẫu nhiên mà tấm hình người dân

73

Kon Tum đu dây cáp vượt sông Pô Kô lại xuất hiện trong lúc Quốc hội đang tranh luận sôi nổi về dự án đường sắt cao tốc. Và với việc thể hiện chính kiến một cách gián tiếp, Tuổi Trẻ đã đánh động sự quan tâm của toàn xã hội, nhắc nhở các đại biểu đừng mãi lo nghĩ đến “siêu dự án” mà quên rằng chỉ cần một chút nhỏ, rất nhỏ của dự án đó là biết bao trẻ em, đồng bào vùng sâu bớt khó khăn, vất vả và rút ngắn được đáng kể khoảng cách với thành thị.

Nhờ có tư duy phản biện mà tòa soạn đã xây dựng được kế hoạch thực hiện phản biện xã hội thường xuyên trên mặt báo, tiến hành phản biện một cách chủ động, với sự tham gia của nhiều chuyên gia.

Đối với Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, báo Tuổi Trẻ và Pháp Luật thành phố ngay từ đầu đã chủ động các bước phản biện bằng những thông tin thích hợp.

Trong Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, Tuổi Trẻ xuất phát từ góc nhìn kinh tế, nêu các ý kiến phân tích, tranh luận về tính lợi ích của dự án, về khả năng tài chính của Việt Nam để đi đến vấn đề nhận thức và trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp. Ngoài việc nêu ý kiến của các chuyên gia kinh tế về quản lý tài chính công, nợ công, Tuổi Trẻ còn đăng tải một số thông tin mang tính bổ trợ, cung cấp thông tin cho độc giả như bài “Đường sắt, đường bộ, hàng không: Đi đường nào có lợi hơn” của tác giả Huỳnh Thế Du, giảng viên chương trình giảng dạy Fulbright, so sánh và đánh giá lợi ích của đường sắt cao tốc đối với một quốc gia; thông tin ý kiến của một độc giả Việt Nam từ Tokyo về kỹ thuật và hệ thống đường ray của tàu Shinkansen của Nhật - con tàu cùng hệ thống kỹ thuật sẽ được sử dụng nếu Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam được Quốc hội biểu quyết thông qua… để các đại biểu và độc giả có thêm thông tin về dự án này.

Tất cả những tranh luận về Dự án được Tuổi Trẻ đúc kết thành một kiến nghị khoa học nhằm giải quyết 3 vấn đề: Tính lợi ích, tính khoa học và

74

phương pháp biểu quyết thông qua dự án qua bài viết: “Ba câu hỏi trước khi bấm nút” của GS Phạm Phụ.

Với báo Pháp Luật, từ góc nhìn trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội, tờ báo đã tập trung phản biện xoay quanh chủ đề “nên bấm nút” hay “không nên bấm nút”, vì sao “bấm nút”, vì sao “không nên bấm nút” của các đại biểu Quốc hội. Ngoài ý kiến các chuyên gia còn có ý kiến của những kỹ sư, quản lý, lãnh đạo ngành đường sắt,… Cũng giống báo Tuổi Trẻ, ngay trước ngày các đại biểu “bấm nút” biểu quyết, báo Pháp Luật đăng bài “Đường sắt cao tốc có đè bẹp các dự án khác?” nêu ý kiến của ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam để các đại biểu cân nhắc trước khi biểu quyết.

Báo Người Lao Động thực hiện phản biện xã hội trong góc nhìn lợi ích của người lao động nên có phần hạn hẹp thông tin hơn Tuổi Trẻ và Pháp Luật. Do đó các thông tin, phỏng vấn tuy có sự chuẩn bị nhưng chưa đủ để bật lên chủ đề mà tờ báo hướng tới.

Báo Sài Gòn Giải Phóng trong loạt bài này, nghiêng nhiều về ý kiến lãnh đạo và ý kiến đồng tình nên thiếu chủ động thông tin các ý kiến xã hội khác, dẫn đến nặng thông tin mang tính phản ánh, tường thuật.

2.2.3. Về cách thức tổ chức phản biện

Do có sự chủ động nên Tuổi Trẻ và Pháp Luật là hai tờ báo thực hiện khá bài bản hoạt động phản biện xã hội. Đó là thông tin vấn đề, tổ chức tranh luận, đi đến giải pháp, kiến nghị, thông tin dư luận đối với kết quả phản biện. Như phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khi tiếp xúc cử tri tại quận Ba Đình và Cầu Giấy để thông báo kết quả kỳ họp Quốc hội thứ 7 khóa XII: “Dư luận đồng tình dừng dự án đường sắt cao tốc” (Tuổi Trẻ, Pháp Luật ngày 24/6/2010).

75

Trong Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, Tuổi Trẻ đã thể hiện một sự tranh luận khách quan bằng việc thông tin ý kiến của Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường… bên

Một phần của tài liệu PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRÊN BÁO CHÍ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THẬP KỶ ĐẦU THẾ KỶ XXI (Trang 70 -70 )

×