Về cách thức tổ chức phản biện

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội trên báo chí Thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 77)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Về cách thức tổ chức phản biện

Do có sự chủ động nên Tuổi Trẻ và Pháp Luật là hai tờ báo thực hiện khá bài bản hoạt động phản biện xã hội. Đó là thông tin vấn đề, tổ chức tranh luận, đi đến giải pháp, kiến nghị, thông tin dư luận đối với kết quả phản biện. Như phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khi tiếp xúc cử tri tại quận Ba Đình và Cầu Giấy để thông báo kết quả kỳ họp Quốc hội thứ 7 khóa XII: “Dư luận đồng tình dừng dự án đường sắt cao tốc” (Tuổi Trẻ, Pháp Luật ngày 24/6/2010).

75

Trong Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, Tuổi Trẻ đã thể hiện một sự tranh luận khách quan bằng việc thông tin ý kiến của Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường… bên cạnh ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu về kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục, v.v… trong đó có cả ý kiến của lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội gửi Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường Quốc hội đề nghị Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam cần gắn với quy hoạch Hà Nội.

Nhìn chung, Tuổi Trẻ đã bảo đảm được tính khách quan, khoa học trong hoạt động phản biện xã hội trên tờ báo mình. Một điểm khác cần quan tâm là khi tổ chức phản biện, bao giờ tờ báo cũng có thêm ý kiến tham gia tranh luận của các chuyên gia nước ngoài, hoặc Việt kiều. Sử dụng ý kiến của người đã mắt thấy, tai nghe cũng là một cách vừa thông tin, vừa phản biện xã hội khá hiệu quả. Trong phản biện, tờ báo còn phát huy vai trò các ấn phẩm, thông tin các tư liệu liên quan, mở rộng các chủ thể tham gia phản biện, nâng cao chất lượng phản biện xã hội của tờ báo.

Báo Pháp Luật tổ chức phản biện cũng rất chủ động và bài bản, nhất là những phản biện liên quan đến hoạt động tư pháp như loạt bài “Hàng trăm công dân vô danh ở quận 1” (2007), "Vedan chỉ chịu “hỗ trợ” chứ không “bồi thường”: Pháp luật bó tay?!" của luật sư – tiến sĩ Phan Đăng Thanh (2009)…

Khi thực hiện phản biện Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, Pháp Luật chủ động phản ánh các phát biểu cũng như trả lời phỏng vấn của các đại biểu Quốc hội; sử dụng chất vấn, tranh luận trên nghị trường thành tranh luận xã hội. Tuy nhiên, trong chừng mực nào đó tờ báo có khuynh hướng nghiêng về hướng thông tin nhiều ý kiến không đồng tình hoặc còn băn khoăn để làm “áp lực” với Quốc hội.

76

Báo Người Lao Động cũng có nhiều kinh nghiệm khi thực hiện phản biện xã hội. Như khi phản biện xã hội về cổ phần hóa bệnh viện Bình Dân, tờ báo đã chủ động thông tin tranh luận từ nhiều phía, từ các ý kiến phản biện tại hội thảo do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố tổ chức đến ý kiến phát biểu Giám đốc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thế Dũng và ý kiến của Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thành Tài. Không chỉ vấn đề lợi ích xã hội, lợi ích người lao động, tờ báo còn phản ánh những bất bình thường xung quan việc cổ phần hóa bệnh viện Bình Dân,… Khi phản biện về Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, tờ báo cũng chú trọng thông tin các ý kiến xã hội cả từ hai phía, đồng tình, không đồng tình, nhất là băn khoăn về độ an toàn và vấn đề tài chính khi thực hiện Dự án, phản ánh, thông tin trả lời phỏng vấn của những người có trách nhiệm đến độc giả tờ báo. Tuy chưa tạo được sự sôi nổi trong hoạt động phản biện và hướng đến kiến nghị cụ thể, nhưng cũng thể hiện rõ quan điểm của nhiều ý kiến xã hội về dự án này.

Đối với Sài Gòn Giải Phóng, mặc dù có nhiều vấn đề được tờ báo phát hiện và khai mào, nhưng việc tổ chức phản biện một cách bài bản, chuyên nghiệp chưa cao. Đa phần, các ý kiến được tờ báo phản ánh, thiếu tính đối thoại, thiếu sự tranh luận, chưa bộc lộ được tính chất và tầm quan trọng của vấn đề thời sự mà nhiều người quan tâm. Loạt bài “Học thuyết Mác – Lênin và chủ nghĩa xã hội - Trào lưu hay quy luật tất yếu?”, loạt bài “Đảng với dân: từ lý luận đến thực tiễn”, là những vấn đề hay cả về lý luận lẫn thực tiễn nhưng cách tổ chức phản biện, trình bày phản biện của tờ báo không mang tính tranh luận khách quan, khoa học, nên chưa thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tượng độc giả.

Trong Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, báo Sài Gòn Giải Phóng phản ánh nhiều ý kiến nhưng phần lớn là tường thuật phát biểu và đậm nét xu

77

hướng đồng tình. Những câu hỏi phỏng vấn cũng không đặt ra những vấn đề gai góc mà dư luận đang hướng tới.

Trong bài “Báo Sài Gòn Giải Phóng, hành trình 35 năm”, bà Phạm Phương Thảo, nguyên Phó Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố đã đề nghị: “…Báo cần chăm lo xây dựng đội ngũ, xây dựng những cây bút có tên tuổi cùng lực lượng cộng tác viên trên các lĩnh vực. Khuyến khích phóng viên viết các đề tài hóc búa, đi sâu vào các vấn đề nóng, cần thiết có thêm những phóng sự, điều tra, những bình luận sắc sảo, những bài đinh… Tất cả sự chăm chút làm cho tờ báo có hồn, có nét, thêm sức sống.” [6, 37].

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội trên báo chí Thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)